Bình Dương như “hổ mọc thêm cánh” khi sắp có thêm 2 khu công nghiệp mới rộng 2.000 ha
BÀI LIÊN QUAN
Đến năm 2040, Hải Dương sẽ có thêm hàng loạt sân golf, khu công nghiệp tại TP Chí Linh Gần 2.400 tỷ đồng đầu tư vào dự án khu công nghiệp mới tại Hòa BìnhVingroup chuẩn bị xây khu công nghiệp hiện đại, rộng hơn 1200ha tại Hà TĩnhHai khu công nghiệp mới
Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 2 và nhiệm vụ tháng tháng 3 của UBND tỉnh Bình Dương cho thấy những tín hiệu khởi sắc của thị trường khu công nghiệp. Dự kiến từ giữa tháng 3/2022, tỉnh Bình Dương sẽ khởi công dự án Khu công nghiệp Việt Nam Singapore 3 (VSIP III) tại xã Hội Nghĩa (thị xã Tân Uyên) và xã Tân Lập (huyện Bắc Tân Uyên) với tổng diện tích khoảng 1.000 ha.
Về dự án Khu công nghiệp VSIP III, dự án này đã được Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư. Tổng số vốn đầu tư cho dự án lên tới 6.407 tỷ đồng. Gần đây dự án được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Khi hoàn thành, đây sẽ là dự án thứ 10 của VSIP đầu tư tại Việt Nam.
UBND tỉnh Bình Dương cho biết sẽ xem xét điều chỉnh quy mô triển khai từng giai đoạn cho phù hợp với tiến độ thu hút đầu tư đầu tư, kết nối hạ tầng… Trong giai đoạn 1, nếu đạt tỷ lệ lấp đầy trên 60%, dự án Khu công nghiệp VSIP III có thể cho thuê và giao UBND tỉnh xem xét giao đất, cho thuê với giai đoạn 2. Khi khu công nghiệp VSIP III đi vào hoạt động, tỉnh dự kiến ưu tiên thu hút ngành nghề công nghệ cao.
Về dự án Khu công nghiệp Cây Trường, dự án này cũng sẽ được khởi công dự kiến trong quý II. Tổng diện tích của dự án là 1.000 ha. Bên cạnh đó, trong năm 2022, tỉnh Bình Dương sẽ cập nhật quy hoạch một số khu công nghiệp khác để Khu công nghiệp Nam Tân Uyên; Khu công nghiệp Rạch Bắp và một số khu công nghiệp khác trên cơ sở quỹ đất sạch, có sẵn.
Bình Dương trở thành “miền đất hứa”
Theo báo cáo tổng kết bất động sản công nghiệp của CBRE Việt Nam, trong năm 2021 vừa qua, các nhóm ngành như kho vận, điện tử và sản xuất đồ chơi ghi nhận các giao dịch đất công nghiệp quy mô lớn. Mặc dù, thị trường bất động sản công nghiệp trải qua hai lần bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 3 và thứ 4, với tâm dịch tại các tỉnh, thành phố có nhiều trung tâm công nghiệp trọng điểm của phía Bắc và phía Nam.
Đặc biệt tại “thủ phủ khu công nghiệp” Bình Dương, từ cuối năm 2021, các khu công nghiệp tại tỉnh này đều bước vào giai đoạn tỷ lệ lấp đầy cao. Cùng với đó là dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em, từ tập đoàn LEGO (Đan Mạch) có giá trị 1 tỷ USD. Đã cho thấy sức hấp dẫn của bất động sản khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương.
Điều này khiến nguồn cung hiện có của tỉnh không kịp đáp ứng nhu cầu thuê đất, nhà xưởng ngày càng lớn. Vì vậy, với việc phê duyệt thêm các dự án khu công nghiệp mới tại thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên sẽ đáp ứng kịp thời làn sóng dịch chuyển sản xuất về với tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, sau 2 tháng đầu tiên của năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Dương đã tăng 6,1%, kim ngạch xuất khẩu tăng 18,7%, kim ngạch nhập khẩu tăng 8,1% so với cùng kỳ, xuất siêu 2 tháng đầu năm đạt 2 tỷ USD. Tính đến ngày 15/2, tỉnh Bình Dương đã thu hút được hơn 7.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, 47 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài.
Có thể thấy, với những tín hiệu lạc quan ngay từ đầu năm 2022, “thủ phủ khu công nghiệp lớn nhất cả nước Bình Dương hứa hiện là điểm nóng trong năm 2022. Khi có nhiều dự án đầu tư vào bất động sản công nghiệp đến từ các doanh nghiệp lớn như Vingroup, FLC, Becamex, HUD.
Đặc biệt tại khu vực thị xã Tân Uyên có thể được coi là “trái tim” của thủ phủ khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương. Bởi thị xã Tân Uyên có vị trí địa lý có nhiều lợi thế để phát triển khu công nghiệp như có vị trí liền kề Thủ Dầu Một, Thuận An, Biên Hòa (Đồng Nai).
Diện tích tự nhiên của thị xã Tân Uyên chỉ hơn 19.000 ha nhưng đang sở hữu các khu và cụm công nghiệp đã lấp đầy như VSIP II (diện tích 2.045 ha), Tân Lập (diện tích 400 ha), Đất Cuốc (diện tích 348 ha), Uyên Hưng (diện tích 120 ha), Phú Chánh (diện tích 128 ha), Nam Tân Uyên (diện tích 333 ha),...
Tân Uyên còn đang sở hữu các khu công nghiệp trống có thể phục vụ nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp. Vì vậy, với việc có thêm 2 khu công nghiệp mới, mỗi khu công nghiệp có diện tích 1.000 ha sẽ giúp Tân Uyên nói riêng và tỉnh Bình Dương “như hổ mọc thêm cánh”.
Tính đến cuối năm 2021, tổng vốn FDI đầu tư vào Tân Uyên khoảng hơn 4 tỷ USD so với con số 37 tỷ USD của toàn tỉnh Bình Dương. Trong năm 2021, giá đất tại Tân Uyên đã tăng bình quân 20 - 30%, trong đó giá đất tại các khu vực trung tâm thị xã hoặc khu vực liền kề các khu công nghiệp giao động từ 17 - 20 triệu đồng/m3. Trong khi đó, giá đất tại các khu vực khác của tỉnh Bình Dương như Thuận An, trung tâm Thành phố mới Bình Dương giá đất từ 40 triệu đồng/m2. Điều này cho thấy, với tốc độ phát triển như hiện tại, các nhà đầu tư bất động sản đánh giá đất tại khu vực Tân Uyên sẽ còn nhiều dư địa tăng giá trong tương lai.
Bên cạnh đó, về hạ tầng giao thông Tân Uyên đang sở hữu rất nhiều lợi thế khi một loạt các dự án đang được xúc tiến đầu tư như dự án Vành đai 4, đại lộ Nam Tân Uyên, đại lộ Uyên Hưng – Thủ Dầu Một, cao tốc TPHCM - Tân Uyên - Lộc Ninh hay metro Thủ Dầu Một - Uyên Hưng - Tân Thành, metro Dĩ An - Tân Uyên… Với những dự án mới này, hứa hẹn sẽ đưa thị trường bất động sản công nghiệp nói riêng và các phân khúc bất động sản khác của tỉnh Bình Dương nói chung sẽ có điều kiện phát triển.