meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Biến động trái ngược của hai thị trường bất động sản Bình Định và Quãng Ngãi

Thứ ba, 08/03/2022-08:03
Chỉ trong năm 2021, Bình Định đã phê duyệt lựa chọn nhà đầu tư cho 26 dự án trên địa bàn tỉnh. Còn tại Quảng Ngãi không ghi nhận dự án nào được phê duyệt mới trong vòng hai năm liên tiếp (2020 - 2021). Có thể thấy hai thị trường này đang có sự đối lập khá lớn. 

UBND tỉnh Bình Định mới đây đã phát Công văn số 974/UBND-VX gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo tình hình thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2021. Theo đó, tỉnh cho biết trong năm 2021, các hoạt động xúc tiến đầu tư đã được chuyển từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Năm qua, Bình Định đã tiến hành tổ chức và tham gia một số Hội nghị, tọa đàm như: Hội thảo trực tuyến Xúc tiến đầu tư Hoa Kỳ vào tỉnh Bình Định; Hội thảo trực tuyến Việt Nam - Trung Đông; làm việc trực tuyến với Đại sứ Phạm Sanh Châu, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ về thu hút đầu tư các doanh nghiệp Ấn Độ vào các Cụm Công nghiệp tại tỉnh; Hội thảo xúc tiến đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản; ...

Theo báo cáo, trong năm 2021, toàn tỉnh đã thu hút 93 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn trên 104.340 tỷ đồng. Trong đó, 66 dự án ngoài KKT, KCN (bao gồm 22 dự án trong Cụm Công nghiệp được đầu tư 266,74 tỷ đồng) với tổng số vốn đầu tư là 95.461 tỷ đồng; 27 dự án KKT, KCN được đầu tư 8.878 tỷ đồng. Ngoài ra, 11 dự án đăng ký tăng vốn thêm 27.121,9 tỷ đồng.

Xét riêng nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trong năm 2021, toàn tỉnh có 4 dự án thu hút nguồn vốn FDI với tổng mức đăng ký là 80,34 triệu USD. Trong năm thực hiện 7 lần điều chỉnh tăng vốn lên 32,23 triệu USD; 8 lượt nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần với tổng số vốn là 17,8 triệu USD. 

Theo lũy kế cả tỉnh, hiện tại có 86 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1,088 tỷ USD. Cụ thể, 38 dự án trong KKT và KCN có tổng mức vốn đăng ký 843,35 triệu USD; 48 dự án ngoài KKT và KCN có tổng mức vốn đăng ký 245,56 triệu USD. Đặc biệt, năm qua tỉnh đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho 26 dự án. Cụ thể là: 

  • Khu đô thị NĐT 1 tây đường Quốc lộ 19 (mới); Khu đô thị NĐT 2 tây đường Quốc lộ 19 (mới); Điểm du lịch số 2A; Khu du lịch Bãi Bàng Bé; Khu dân cư Phúc Gia Tân; Khu đô thị xanh Đông Bắc Diêu Trì, huyện Tuy Phước; Khu đô thị Long Vân 2; Khu đô thị Long Vân 3; Khu đô thị Long Vân 4; Khu dân cư số 2 phía Đông đường Nguyễn Văn Linh (dự án 1); Khu dân cư Ánh Việt; Khu đô thị và du lịch sinh thái Diêm Vân.
  • Dự án Khu đô thị Nam đường Hùng Vương, phường Nhơn Phú, thành phố Quy Nhơn; Khu đô thị mới Cẩm Văn, phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn; Khu đô thị phía Nam Quốc lộ 19 tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn; Khu vui chơi Phú Hậu - Cát Tiến; Dự án Chuyển đổi sang đất ở đô thị trên một phần diện tích của Dự án trung tâm thương mại - Dịch vụ Du lịch Nhơn Hội; Khu đô thị phía Nam cây xăng dầu Việt Hưng; Khu đô thị mới Nhơn Bình; Khu đô thị Trà Quang Nam.
  • Khu đô thị Trà Quang Nam, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ; Dự án Khu đô thị Bắc Bằng Châu, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn; Khu đô thị mới phía Bắc KDC Phú Mỹ Lộc dọc Quốc lộ 1A cũ và Quốc lộ 1A mới; Khu dân cư - Thương mại - Dịch vụ Đông Bắc Bằng Châu, phường Đập Đá, thị xã An Nhơn; Khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và dân cư khu vực suối nước nóng Hội Vân; Khu đô thị Khang Mỹ Lộc, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn.

Cùng với đó, có 2 dự án đã được tỉnh phê duyệt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm gồm: Khu phố thương mại - dịch vụ thuộc khu đô thị Phú Mỹ Tân; Khu du lịch Eo Vượt 1, Khu kinh tế Nhơn Hội. Đồng thời, có thêm 2 dự án cũng đang tiến hành lựa chọn nhà đầu tư là: Chợ truyền thống và khu thương mại dịch vụ Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn; Khu đô thị Bình Chương Nam, phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn.

Tháng 11/2021, UBND tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư Nhà máy sản xuất nhũ và màng mỏng công nghệ cao, Dự án FDI đầu tiên tại KCN Becamex Bình Định cho Tập đoàn Kurz (CHLB Đức). Dự án có quy mô 12ha, được xây dựng trên số vốn 905 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào tháng 3/2022 và đi vào hoạt động trong năm 2023.

Tiếp đó, Bình Định đang có 4 dự án quy mô lớn được 4 nhà đầu đặc biệt quan tâm. Bao gồm: Công ty CP Lâm nghiệp Kim Thành Lập với dự án Nhà máy sản xuất ván MDF, HDF và OKAL Bình Định có số vốn 4.371 tỷ đồng; Tập đoàn Kurz với dự án Nhà máy sản xuất decal trang trí lá dập mỏng có số vốn 905 tỷ đồng; Công ty cổ phần Gang thép Long Sơn Phù Mỹ với dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn có số vốn 53.500 tỷ đồng; Tập đoàn PNE AG (CHLB Đức) với dự án điện gió có số vốn 36.644 tỷ đồng.

Trái ngược với Bình Định, tại tỉnh Quảng Ngãi, từ đầu năm 2020 đến hết năm 2021 không ghi nhận thêm dự án khu dân cư, khu đô thị mới. Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi đã công bố thông tin nhà ở và thị trường bất động sản năm 2021 vào ngày 7/1/2022 vừa qua, tỉnh vẫn nhận định giá bất động sản trên địa bàn sẽ có sự tăng trưởng trong năm 2022.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Theo Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi, do ảnh hưởng xấu từ dịch bệnh Covid - 19 nên nguồn cung về sản phẩm nhà ở, đất nền mới trong các dự án bị giảm mạnh. Tuy nhiên, nhu cầu về nhà ở của người dân vẫn ở mức cao, đây chính là động lực thúc đẩy giá đất trong năm 2022 sẽ tăng trưởng.

Cũng theo đơn vị này, suốt năm qua, thị trường bất động sản Quảng Ngãi rơi vào trạng thái "đóng băng" do ảnh hưởng từ dịch bệnh. Nguồn cung mới khan hiếm, nhất là các sản phẩm nhà ở phân khúc giá rẻ. Theo thống kê, hiện có 114 dự án phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh sẽ cung cấp được 45.730 sản phẩm, đang được triển khai xây dựng. Thực tế, toàn tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2021 có 18.658 sản phẩm đã giao dịch thành công, cao hơn nhiều lượng giao dịch năm 2020 khi chỉ có 34 căn nhà và 1.105 lô đất nền. 

Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn tới ngành xây dựng của tỉnh và thị trường nhà ở. Gây nên tình trạng đình trệ và chậm tiến độ ở các dự án, chủ đầu tư đã gặp nhiều khó khăn suốt giai đoạn qua. Tiếp đó, các dự án bất động sản trong khu vực vẫn ở giai đoạn đăng ký thực hiện thủ tục đầu tư, vẫn chưa dự án nào lựa chọn được nhà đầu tư nên không thể bắt đầu triển khai.

Khó khăn tồn tại là, các thủ tục về lựa chọn nhà đầu tư dự án, giao đất cho nhà đầu tư sau khi trúng thầu vẫn còn nhiều bất cập. Việc này đã gây lúng túng cho các cơ quan nhà nước và nhà đầu tư trong quá trình triển khai, thực hiện. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước