meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bị đào thải, môi giới BĐS làm shipper, xếp bóng bida... để "lấy ngắn nuôi dài"

Thứ ba, 04/04/2023-10:04
Môi giới bất động sản không phải là công việc dễ dàng và không phải ai cũng liên tục “chốt đơn” và thu về hàng trăm triệu tiền hoa hồng mỗi tháng. Ngay cả trong lúc thị trường thuận lợi thì để bán được hàng cũng không dễ dàng gì, thì khi thị trường ảm đạm như hiện nay thì khó khăn đối với môi giới tăng lên gấp bội. Vì lẽ đó, nhiều môi giới đã phải nghỉ việc, đi làm shiper, xếp bóng bida...

Bỏ áo vest, mặc áo shiper

Môi giới bất động sản là công việc có sự đào thải lớn, đặc biệt trong giai đoạn thị trường bất động sản gần như đóng băng. Gần một năm nay, nhiều công ty phải đóng cửa, lượng môi giới phải nghỉ việc lên tới hàng trăm nghìn người.

Lê Văn Tuấn, một môi giới bất động sản khá trẻ tại Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết anh đã chuyển nghề từ trước Tết Nguyên đán vì công ty đóng cửa. Lý do là từ nửa sau năm 2022, thị trường bất động sản bắt đầu chững lại, thanh khoản giảm mạnh, nhiều nơi thị trường đóng băng. 

Bước chân vào nghề môi giới khoảng năm 2021, lúc thị trường bất động sản còn sốt nóng, có những tháng Tuấn có thu nhập khoảng 50 triệu đồng. Tuy nhiên, từ năm 2022, thị trường bất động sản trầm lắng, thu nhập từ bất động sản ít dần đi, thậm chí vài tháng không có một giao dịch, Tuấn phải tìm việc khác để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán. 

“Thực ra môi giới bất động sản không phải là công việc dễ dàng và không phải ai cũng liên tục “chốt đơn” và thu về hàng trăm triệu tiền hoa hồng mỗi tháng. Lúc sốt đất, giao dịch nhiều thì lượng môi giới đông, cạnh tranh lớn. Ngay cả trong lúc thị trường thuận lợi thì để bán được hàng cũng không dễ dàng gì, thì khi thị trường ảm đạm như hiện nay thì khó khăn đối với môi giới tăng lên gấp bội”, Tuấn nói.


Lê Văn Tuấn chuyển sang làm shiper vì khó khăn trong việc môi giới bất động sản
Lê Văn Tuấn chuyển sang làm shiper vì khó khăn trong việc môi giới bất động sản

Chia sẻ thêm về khó khăn của mình, Tuấn nhớ lại thời điểm khoảng một tháng trước Tết, không có giao dịch, không có “hoa hồng”, đồng nghĩa với không có thu nhập, trong khi đó, Tết Nguyên đán đang đến gần, Tuấn phải “nhảy” sang việc khác để có tiền trang trải và chuẩn cho Tết. 

"Tôi chọn công việc giao hàng và gắn bó với nó từ trước Tết đến nay. Với mức lương khoảng 10 triệu đồng/ tháng từ việc giao hàng, dù không cao nhưng ổn định đã giúp tôi khá nhiều trong việc trang trải cuộc sống", Tuấn nói.

Tuấn cũng tâm sự, việc cởi bỏ áo sơ mi chỉn chu để mặc đồng phục nhân viên giao hàng với mức thu nhập khiêm tốn hơn rất nhiều cũng có chút “tiếc nuối”, nhưng cũng phải chấp nhận. Ngoài ra, công việc shiper cũng có những đặc thù như "dầm mưa dãi nắng", di chuyển liên tục ngoài đường cũng vất vả hơn nhiều so với công việc môi giới.

"Mỗi ngày chúng tôi làm việc 10-12 tiếng, tối về rất mệt mỏi, không có nhiều thời gian để thể thao hay học hỏi thêm kiến thức. Hơn nữa, đây cũng là công việc không có sự thăng tiến, không phát triển được nhiều kỹ năng cho bản thân mình, nhưng vì đang cần tiền trang trải cuộc sống nên không còn cách nào khác", Tuấn nói.

Tương tự như tuấn, Nguyễn Hoàng Phong (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng chuyển từ công việc môi giới bất động sản toàn thời gian sang công việc khác để "lấy ngắn nuôi dài", bởi một công việc để duy trì cuộc sống là rất cần thiết hiện nay, dù không liên quan đến bất động sản.

Phong chia sẻ, khi nghỉ việc môi giới, từng đắn đo nhiều công việc như shiper, chạy xe ôm nhưng cuối cùng xin về làm nhân viên xếp bi ở một quán bida.

"Tôi vốn dĩ cũng là người có đam mê với bộ môn này và cũng muốn mình tiến bộ thêm, hơn nữa, đây là quán bida quen biết và trước kia nhóm môi giới bất động sản chúng tôi cũng thường chơi mỗi buổi chiều. Với mức lương khoảng 6 triệu mỗi tháng, cũng tạm đủ để tôi xoay sở để chờ tìm việc mới”, Phong nói và cho biết hiện vẫn giấu gia đình về việc này. 

Với mức thu nhập eo hẹp, những thói quen tụ tập ở quán cà phê mỗi ngày hoặc đi nhậu buổi tối của Phong gần như chấm dứt. Tuy nhiên, Phong cũng cho biết vẫn thường xuyên theo dõi các thông tin về thị trường và vẫn tiếp tục công việc môi giới nếu có cơ hội.

Môi giới nghỉ việc chủ yếu là tay ngang

Nhiều môi giới bất động sản chia sẻ, thời kỳ sốt đất, đa phần các khách hàng là nhà đầu cơ, lướt sóng nên họ chỉ quan tâm đến đất đai ở khu vực có quy hoạch hạ tầng tốt, khả năng sinh lời cao trong thời gian ngắn nên bán cho đối tượng khách hàng này dễ hơn. Còn hiện nay, khách hàng đi mua nhà chủ yếu là khách hàng có nhu cầu ở thực, để bán được hàng cho đối tượng này, môi giới không chỉ phải giải thích cho họ rõ về pháp lý, dòng tiền, tiềm năng sinh lời, phong thủy… nên để có được một giao dịch không đơn giản. Do vậy, lượng môi giới rời thị trường thường rất nhiều trong bối cảnh thị trường ảm đạm.

Theo số liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 300.000 môi giới bất động sản đang hoạt động. Tuy nhiên, số lượng môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề rất khiêm tốn, chỉ khoảng 35.000 người. Đại bộ phận các nhà môi giới hiện chỉ được đào tạo ngắn hạn, thiếu chuyên nghiệp và chưa mang tính dài lâu. Nhiều môi giới thừa nhận họ bỏ ngang công việc tìm đến nghề môi giới bởi sự hấp dẫn của “hoa hồng” cao sau mỗi giao dịch.


Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6
Ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6 cho biết trước nay luôn có 2 lực lượng môi giới bất động sản. Lực lượng thứ nhất là những người thực sự xem đây là nghề nghiệp chính và họ học hỏi, đầu tư, đam mê với nó. Còn lực lượng thứ hai thì chỉ xem đây là công việc làm thêm, chủ yếu để kiếm thêm thu nhập trong thời kỳ đất đai sôi động. Do đó, việc xáo trộn nhân sự trong lúc thị trường ảm đạm là điều khó tránh khỏi và lượng môi giới nghỉ việc chủ yếu xuất phát từ lực lượng thứ hai. Khi thị trường ấm lên chắc chắn lại thêm một lực lượng môi giới đông đảo gia nhập thị trường.

Ông Lê Việt Hưng, Phó tổng giám đốc Phố Xanh Group cho hay thị trường nào cũng có sự thanh lọc, ngành môi giới bất động sản cũng vậy. Trong bối cảnh thị trường khó khăn thì việc bán được hàng cũng khó khăn hơn, cần nhiều kĩ năng hơn. Để tồn tại được với nghề, môi giới cần học hỏi, tích lũy cho mình nhiều kĩ năng, kinh nghiệm và cả tài chính.

“Thậm chí, trong giai đoạn khó khăn của thị trường hiện nay, nhiều môi giới vẫn bán được hàng, nhiều sàn giao dịch vẫn bán được hàng trăm giao dịch mỗi tháng. Do đó, thị trường bất động sản nói chung và ngành môi giới nói riêng sẽ có sự thanh lọc khi thị trường ảm đạm”, ông Hưng nói.

Thanh Long
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Tin mới cập nhật

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

1 ngày trước

Chuyên gia: Bảng giá đất có thể khiến giá nhà tăng tới 50%

1 ngày trước

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

2 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

2 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

3 ngày trước