meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bí ẩn sa mạc khô hạn nhất thế giới đến xương rồng cũng không sống nổi: Một triệu người nơi đây sinh sống kiểu gì?

Thứ ba, 02/08/2022-18:08
Không khí quá khô hạn đến cây xương rồng và những loài vi khuẩn cũng không thể sống nổi ở nơi đây. Thế nhưng, sa mạc này vẫn là nơi sinh sống của hơn 1 triệu người. Vậy, làm thế nào mà người dân có thể tồn tại ở sa mạc khắc nghiệt này?

Trái đất nơi mà chúng ta đang sống vốn tồn tại vô vàn điều kỳ bí. Một trong số đó phải kể đến sa mạc khô cằn nhất thế giới - sa mạc Atacama. Khu vực tưởng chừng như không gì có thể tồn tại được lại là nơi sinh sống của hơn 1 triệu người. Tại sao nơi đây lại có sự thú vị trái ngược như thế?

Một trong những khu vực khắc nghiệt nhất Trái đất

Sa mạc Atacama là một sa mạc không cực tọa lạc ở khu vực Nam Mỹ. Sa mạc này nằm ở phía bắc Chile và một phần nhỏ tại phía nam của đất nước Peru, giữa dãy núi Andes và Thái Bình Dương, cách 960km chí tuyến Nam. Nhờ địa hình độc đáo, sa mạc Atacama khác biệt hẳn so với những sa mạc thông thường. Địa hình nơi đây toàn là những ngọn đồi đá cùng với đá núi lửa và nhiều cồn cát trải dài đến vô tận. Với diện tích lên tới 181.300km2, sa mạc Atacama nằm ở độ cao 3.200m so với mặt nước biển.


Các nhà khoa học khẳng định, trong khoảng thời gian từ năm 1570 đến năm 1971, hầu như nơi này không có mưa
Các nhà khoa học khẳng định, trong khoảng thời gian từ năm 1570 đến năm 1971, hầu như nơi này không có mưa

Hoang mạc này là một trong những khu vực khắc nghiệt nhất trên Trái đất. Các nhà khoa học khẳng định, trong khoảng thời gian từ năm 1570 đến năm 1971, hầu như nơi này không có mưa. Một số khu vực ở đây còn không hề có được một giọt mưa nào. Điều này khiến cho sa mạc Atacama trở thành nơi khô cằn bậc nhất trên thế giới. Bù lại, một số khu vực khác của sa mạc lại nhận được rất nhiều mưa, tạo nên một hệ sinh thái vô cùng đa dạng. 

Điều đáng nói, lượng mưa trung bình của sa mạc Atacama chỉ được tính bằng milimet. Đáng chú ý, những phần của sa mạc Atacama như Iquique và Arica chỉ có lượng mưa là 3mm mỗi năm. Tình trạng hiếm mưa tại Atacama được các nhà khoa học lý giải là do 3 nguyên nhân. Thứ nhất, sa mạc này bị dãy núi Andes "che chắn", gây ra hiệu ứng Foehn. Hiện tượng khí hậu này khiến cho các đám mây thải ra lượng mưa lớn trên các sườn núi, khi vượt qua sườn núi này thì lượng nước lại không còn nữa. Thứ hai, do ảnh hưởng của dòng chảy Humboldt đã mang nước lạnh từ Nam Cực tới bờ biển Chile và Peru khiến cho gió biển nơi này bị hạ nhiệt. Không những thế, dòng chảy này còn giảm sự bốc hơi của nước, khiến cho những đám mây mang mưa khó có thể hình thành. Thứ ba, ở sa mạc Atacama có một đồng bằng núi lửa cao và rộng được gọi là Altiplano. Ở phía Nam, Altiplano lấy đi hơi ẩm từ Thái Bình Dương trong khi ở phía Bắc lại ngăn cản các cơn bão ở Amazon xâm nhập vào khu vực Chile.


Cách đây khoảng 12.000 năm, nơi này từng xảy ra một vụ va chạm với sao chổi, tạo nên những phiến thủy tinh silicat khổng lồ vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay
Cách đây khoảng 12.000 năm, nơi này từng xảy ra một vụ va chạm với sao chổi, tạo nên những phiến thủy tinh silicat khổng lồ vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay

Điều đáng nói, các nhà khoa học còn phát hiện ra một điều vô cùng thú vị đó là, địa hình của hoang mạc Atacama rất giống trên sao Hỏa. Do đó, nơi này trở thành địa điểm thử nghiệm những thiết bị cũng như robot gửi đến sao hỏa của NASA. Cách đây khoảng 12.000 năm, nơi này từng xảy ra một vụ va chạm với sao chổi, tạo nên những phiến thủy tinh silicat khổng lồ vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay. Trong thủy tinh trên sa mạc Atacama có chứa nhiều mảnh khoáng chất được tìm thấy trong những thiên thạch đã rơi xuống Trái đất, đó là cubanite và troilite. 

Những loại thủy tinh này có chứa các khoáng chất giống như các loại hạt được thu thập bởi sứ mệnh lấy mẫu từ sao chổi Wild 2 và NASA. Các nhà khoa học khẳng định, những khoáng chất ở khu vực này là những gì còn sót lại của một ngôi sao chổi giống như Wild 2 sau khi nó phát nổ trên sa mạc và khiến cho cát bị nơi đây bị nung chảy.

Tác giả của nghiên cứu - giáo sư Pete Schultz cho biết, đây là lần đầu tiên họ có bằng chứng về các loại thủy tinh trên Trái đất được tạo ra từ bức xạ nhiệt cùng với gió từ một quả cầu lửa phát nổ ngay trên bề mặt. Họ tin rằng, thủy tinh tại Atacama không được hình thành do hoạt động của núi lửa.


Tác giả của nghiên cứu - giáo sư Pete Schultz cho biết, đây là lần đầu tiên họ có bằng chứng về các loại thủy tinh trên Trái đất được tạo ra từ bức xạ nhiệt cùng với gió từ một quả cầu lửa phát nổ ngay trên bề mặt
Tác giả của nghiên cứu - giáo sư Pete Schultz cho biết, đây là lần đầu tiên họ có bằng chứng về các loại thủy tinh trên Trái đất được tạo ra từ bức xạ nhiệt cùng với gió từ một quả cầu lửa phát nổ ngay trên bề mặt

THAM KHẢO THÊM:

Xương rồng cũng không mọc nổi, 1 triệu người dân nơi đây sinh sống kiểu gì?

Sa mạc Atacama còn khắc nghiệt hơn nhiều so với những sa mạc khác trên Trái đất. Sa mạc này thường xuyên không có mưa cùng với tình trạng thiếu nước kéo dài khiến hệ sinh thái nơi đây vô cùng ít ỏi. 

Điều đáng nói, loại thực vật quen thuộc ở các vùng sa mạc - xương rồng cũng không thể mọc lên ở sa mạc Atacama. Không khí quá khô hạn nên quá trình oxy hóa cũng không thể diễn ra với những vật liệu bằng kim loại. Nếu như bạn đặt một miếng thịt ở đây thì sẽ chẳng cần phương pháp ướp xác nào, miếng thịt cũng dễ dàng giữ nguyên tình trạng như vậy mãi mãi.

Những vùng đất ở đây quá cằn cỗi, không có hơi nước nên cả những vi khuẩn cực nhỏ cũng khó mà sống được. Đặc biệt, dù có những ngọn núi cao tới 6.885m nhưng sa mạc Atacama không hề có băng tuyết, thậm chí trong suốt kỳ băng hà cũng vậy. Mùa hè nơi đây vô cùng khắc nghiệt, ban đêm nhiệt độ xuống âm 25 độ trong khi ban ngày lại lên đến 50 độ C. Nếu như tới sa mạc này vào mùa hè, mọi người sẽ gặp phải những hậu quả đáng sợ như móng tay, móng chân nứt nẻ, tóc gãy vụn...


Những vùng đất ở đây quá cằn cỗi, không có hơi nước nên cả những vi khuẩn cực nhỏ cũng khó mà sống được
Những vùng đất ở đây quá cằn cỗi, không có hơi nước nên cả những vi khuẩn cực nhỏ cũng khó mà sống được

Chưa dừng lại ở đó, sa mạc Atacama còn thiếu nước trầm trọng. Đặc biệt, một nơi không có nước như thế vẫn là nơi sinh sống của 1 triệu cư dân. Những cư dân này sinh sống ở các thành phố ven biển, các làng chài cùng với thành phố trên ốc đảo. Các ghi chép lịch sử của địa phương cho biết, con người đã sinh sống ở đây từ cả nghìn năm trước. Vậy làm thế nào mà những người dân có thể tồn tại trên sa mạc khắc nghiệt này?

Thực tế, những người dân sau một thời gian dài sinh sống tại sa mạc Atacama đã tìm ra được phương pháp trữ nước vô cùng độc đáo. Cụ thể, những người dân đã dùng những tấm lưới dày đặc để thu lại nước từ những tầng ngầm nước do tuyết tan chảy trên dãy núi Andes. Sau đó, nước sẽ theo đường ống được dẫn đến từng hộ gia đình. Vì thế, dẫu thời tiết nơi đây có nắng nóng và khắc nghiệt thế nào đi chăng nữa, người dân vẫn có nước dùng sinh hoạt theo cách vô cùng độc đáo nay.

Bên cạnh đó, sa mạc Atacama còn là một nơi lý tưởng để mọi người có thể quan sát bầu trời đêm. Nguyên nhân bởi, nơi đây có độ cao cùng diện tích rất rộng, thuận lợi cho việc ngắm sao. Mỗi năm nơi đây có tới hơn 300 đêm bầu trời vô cùng quang đãng. Nơi đây còn là nơi đặt một trong những kính viễn vọng lớn nhất thế giới bởi không khí hầu như không có ô nhiễm ánh sáng; không những thế mây mù ở sa mạc này còn che phủ thấp cùng độ cao trên mực nước biển đã giúp cho những hình ảnh được nhìn qua ống quang học của kính thiên văn vô cùng sắc nét. 


Nơi đây còn là nơi đặt một trong những kính viễn vọng lớn nhất thế giới bởi không khí hầu như không có ô nhiễm ánh sáng; không những thế mây mù ở sa mạc này còn che phủ thấp cùng độ cao trên mực nước biển đã giúp cho những hình ảnh được nhìn qua ống quang học của kính thiên văn vô cùng sắc nét
Nơi đây còn là nơi đặt một trong những kính viễn vọng lớn nhất thế giới bởi không khí hầu như không có ô nhiễm ánh sáng; không những thế mây mù ở sa mạc này còn che phủ thấp cùng độ cao trên mực nước biển đã giúp cho những hình ảnh được nhìn qua ống quang học của kính thiên văn vô cùng sắc nét

Tại khu vực hoang mạc Atacama còn có tới 8 hồ nước nóng với nhiệt độ trung bình là 33°C. Những hồ nước nóng này mang một màu nước xanh vô cùng đặc biệt, đồng thời nó còn có mùi vị rất thích hợp cho mọi người thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc áp lực, mệt mỏi. Thời điểm hiện tại, cả 8 hồ nước nóng đều mở cửa để đón du khách đến thăm. Thời điểm thuận lợi nhất để du khách đến thăm và trải nghiệm những hồ nước nóng này là từ tháng mười năm trước cho đến tháng 6 năm sau. 


 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước