meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bệnh nhân F0 ho thế nào mới cần đi khám?

Thứ tư, 16/03/2022-09:03
Không ít bệnh nhân F0 vì ho quá nhiều nên lo sợ virus sẽ lan nhanh xuống phổi, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, bác sĩ nhấn mạnh, việc nhiều F0 lo ngại ho là triệu chứng ảnh hưởng tới phổi là chưa đúng.

Sau khi có triệu chứng đau rát họng, chị Lê Nga (32 tuổi, Thanh Oai, Hà Nội) đã tiến hành test nhanh, kết quả dương tính với 2 vạch vô cùng rõ nét. Tuy không bị sốt nhưng chị Nga lại ho rất nhiều, đặc biệt chị ho liên tục sau mỗi bữa cơm.

Để giảm triệu chứng ho, chị quyết định áp dụng các biện pháp dân gian như ngậm gừng hay mật ong. Tuy nhiên, triệu chứng ho vẫn không hề thuyên giảm. Điều này khiến chị Nga lo sợ, việc ho nhiều có thể khiến virus chạy xuống phổi, dẫn đến viêm phổi. Một số bạn bè còn khuyên chị Nga nên dùng kháng sinh sớm để giảm nguy cơ viêm phổi. 

Cùng chung nỗi lo như chị Nga, anh Trung (40 tuổi, Long Biên, Hà Nội) cũng có triệu chứng ho và đau rát họng khi mắc Covid-19. Dù dùng thuốc ho vài ngày nhưng tình trạng của anh vẫn không hề thuyên giảm. Điều này khiến anh Trung lo sợ, anh cho rằng việc ho quá nhiều sau khi mắc Covid-19 có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến phổi. 


Thực tế, bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng ho là do nhiều nguyên nhân như viêm họng, trào ngược dịch dạ dày, tổn thương phổi hoặc tim… Ảnh: minh họa
Thực tế, bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng ho là do nhiều nguyên nhân như viêm họng, trào ngược dịch dạ dày, tổn thương phổi hoặc tim… Ảnh: minh họa

Giải đáp thắc mắc này, BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, hiện biến thể Omicron đang chiếm đa số các ca bệnh F0 tại Hà Nội. Biến chủng này thường gây ra các triệu chứng về đường hô hấp như ho, sổ mũi, đau rát họng… Đặc biệt, ho là triệu chứng phổ biến nhất có thể thấy ở những bệnh nhân mắc Covid-19. 

Bác sĩ Hường khẳng định, việc nhiều F0 lo ngại việc ho là triệu chứng ảnh hưởng tới phổi là chưa đúng. Thực tế, bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng ho là do nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến những nguyên nhân gồm: Viêm họng, trào ngược dịch dạ dày, tổn thương phổi hoặc tim…

Trong trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 ho nhiều thì cần uống nhiều nước, đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần súc miệng thường xuyên bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Để giảm ho, có thể dùng các biện pháp dân gian như uống (ăn) gừng, mật ong, tỏi, đường phèn… Nếu triệu chứng ho vẫn không thuyên giảm, bệnh nhân F0 có thể uống thuốc ho theo chỉ dẫn của bác sĩ.  

Bệnh nhân F0 ho như thế nào thì cần đi khám? 

Bác sĩ Hường cũng khẳng định, các trường hợp F0 có ho nhiều, ho húng hắng vài tiếng thì không sao cả. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho khiến bệnh nhân khó chịu, thức giấc giữa đêm hoặc cảm thấy khó thở thì bắt buộc bệnh nhân phải vào viện thăm khám. 

Về vấn đề này, bác sĩ Hường cũng cảnh báo, hiện nay cũng không ít người sợ sau khi bị Covid-19 sẽ ảnh hưởng tới phổi. Vì thế, họ vội vàng dùng thuốc kháng sinh khi bị ho mà không hề biết, việc lạm dụng thuốc kháng sinh là hoàn toàn không đúng. Thực tế, việc bệnh nhân mắc Covid-19 ho là do hội chứng trào ngược hoặc tổn thương xơ phổi (gặp ở bệnh nhân Covid-19 nặng). Do đó, việc dùng kháng sinh sẽ không có hiệu quả với những bệnh nhân này.


Thông thường, những người mắc Covid-19 sẽ tự khỏi sau khoảng 5 đến 7 ngày mà không cần dùng thuốc.  Ảnh: minh họa
Thông thường, những người mắc Covid-19 sẽ tự khỏi sau khoảng 5 đến 7 ngày mà không cần dùng thuốc.  Ảnh: minh họa

Đối với những trường hợp này, BS Hường khuyến cáo: “Bệnh nhân Covid-19 chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu F0 ho nhiều, bất kỳ triệu chứng gì cũng cần gặp bác sĩ, thăm khám và chỉ định, không nên tự ý mua kháng sinh.

Thuốc kháng sinh là con dao hai lưỡi, nếu không nhiễm trùng mà dùng sẽ không mang lại hiệu quả, thậm chí gây dị ứng, tổn thương men gan, chức năng thận”.

Thông thường, những người mắc Covid-19 sẽ tự khỏi sau khoảng 5 đến 7 ngày mà không cần dùng thuốc. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc dựa theo triệu chứng. Trong đó, bệnh nhân F0 cần chuẩn bị nhóm thuốc điều trị cảm cúm thông thường, bao gồm: Paracetamol (thuốc hạ sốt giảm đau điều trị triệu chứng); nhóm thuốc histamin (giảm các triệu chứng chảy nước mũi và các triệu chứng của cúm). Còn các loại thuốc khác, bệnh nhân phải uống theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

3 nhóm F0 khỏi bệnh nên đi khám hậu Covid-19

BS Đinh Thế Tiến - khoa Nội tổng hợp thuộc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, một trong 12 nhân viên y tế tham gia phòng khám hậu Covid-19 của viện, cho biết, lượng F0 khỏi bệnh đến khám sau đợt Tết khá nhiều. Bệnh nhân đến khám có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Người đến chỉ đơn giản là kiểm tra tổng quát, nhưng cũng có những người có nhiều triệu chứng, trong đó bao gồm cả trẻ em. 

BS Tiến cho biết: “Chủ yếu bệnh nhân đến khám vì những triệu chứng hô hấp, cảm thấy tâm lý như lo lắng, mất ngủ, mệt mỏi”. Đáng chú ý, trong số những bệnh nhân đến khám có 2 ca phát hiện tổn thương phổi rầm rộ dù đã khỏi Covid-19 hơn 3 tuần.


Nếu không có triệu chứng quá đặc biệt, sau 1 tháng kết thúc cách ly người bệnh nên đi tái khám. Ảnh: minh họa
Nếu không có triệu chứng quá đặc biệt, sau 1 tháng kết thúc cách ly người bệnh nên đi tái khám. Ảnh: minh họa

Theo BS Tiến, một số nhóm F0 sau khi khỏi bệnh cần lưu ý vấn đề khám hậu Covid-19 bao gồm:

- Nhóm người có bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá...

- Nhóm người từ 60 tuổi trở lên. Đây là những người có nguy cơ mắc nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát, tuy nhiên sau khi mắc Covid-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn;

- Nhóm người phải nhập viện khi mắc Covid-19, những người bị suy hô hấp, phải can thiệp thở oxy trở lên, sốt cao phải nhập viện...

Vậy, bệnh nhân sau khi âm tính với Covid-19 khoảng bao lâu thì nên đi khám? Theo BS Tiến, nếu không có triệu chứng quá đặc biệt, sau 1 tháng kết thúc cách ly người bệnh nên đi tái khám. Với những trường hợp có triệu chứng hậu Covid-19 thì nên đi khám sớm hơn để phát hiện kịp thời, có cách điều trị phù hợp.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước