Bên trong cửa hàng WIN của “ông lớn” Masan có gì đặc biệt?
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường thịt heo với cuộc chiến đầy cam go: Masan MEATLife và Dabaco bị ảnh hưởng nặng, Heo ăn chay – Heo ăn chuối “cân sức cân tài”Tập đoàn Masan thu về hơn 55.000 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm, mảng bán lẻ tiêu dùng vẫn là "trụ cột"Tiềm năng thị trường thịt mát của Việt Nam và thế giới có giúp Masan MEATLife được hưởng lợi?Mang đến trải nghiệm mua sắm mới
Theo như chia sẻ từ Tập đoàn Masan, những cửa hàng WIN được lấy cảm hứng từ phong cách kiến trúc Tây Âu và được thiết kế bởi các kiến trúc sư người Pháp, thuộc công ty Malherbe tư vấn. Công ty Malherbe có trụ sở tại thủ đô Paris mơ mộng, từng thiết kế nhiều showroom cho các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Dior, Louis Vuitton, Huawei.
Được biết, sứ mệnh của các cửa hàng WIN là trở thành những điểm chạm, có thể phục vụ mọi nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, bao gồm nhu yếu phẩm (WinMart+), dịch vụ tài chính (Techcombank), chuỗi F&B (Phúc Long) dược phẩm (Dr.Win) cùng với dịch vụ viễn thông (Reddi).
Đáng chú ý, mỗi cửa hàng WIN được tích hợp khá nhiều tiện ích nhưng các dịch vụ cùng với thương hiệu bên trong lại rất “gọn gàng” vì được sắp xếp một cách hợp lý, từ đó giúp cho các khách hàng có được trải nghiệm mua sắm mới lạ, không gian thoải mái, dễ dàng mà các dịch vụ vẫn không bị tách rời nhau.
Đặc biệt, trong một cửa hàng WIN ở trên đường Nguyễn Khuyến (Hà Nội), ngay khi bước vào bên trong các khách hàng có thể dễ dàng nhận ra được khu vực màu xanh đặc trưng của quầy thuốc Dr.Win. Tại đây, khách hàng có thể mua các loại dược phẩm, thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, các khu vực dịch vụ khác nhau cũng được thiết kế theo từng dải màu riêng bắt mắt, phân biệt rõ ràng khu nhà thuốc với khu mua sắm siêu thị, đồng thời yếu tố thống nhất cho cả tổng thể vẫn được đảm bảo.
Bên trong cửa hàng WIN, điểm nhấn ấn tượng nhất chính là quầy đảo cùng với khu vực thanh toán trung tâm được thiết kế 360 độ, giúp việc thanh toán các đơn hàng được thuận tiện và nhanh chóng nhất. Ngoài phương thức thanh toán truyền thống bằng tiền mặt, các khách hàng có thể đặt cũng như thanh toán các mặt hàng của thương hiệu Phúc Long tại khu O-Zone.
Đây được biết đến là khu vực thanh toán không dùng tiền mặt; thay vào đó khách hàng có thể dùng thẻ ATM, Mastercard, Visa, Scan & Pay,… đã được tích hợp offline và online. Khu vực O-Zone trong các cửa hàng WIN cũng đã tích hợp dịch vụ của Techcombank. Vì vậy, khách hàng có thể đặt mua đồ tự động trên máy bán hàng, hoặc order trà sữa Phúc Long mà không cần tương tác với nhân viên bán hàng.
Phía Masan cho biết, trong tương lai gần những người tiêu dùng sẽ có cơ hội được trải nghiệm một chiếc máy thông minh và hoạt động giống như một điểm thanh toán không dùng tiền mặt, một điểm rút và nạp tiền mặt có thể đáp ứng nhu cầu tài chính cá nhân của khách hàng. Đồng thời, chiếc máy này còn có thể phân phối sim điện thoại cũng như giới thiệu các sản phẩm, chương trình khuyến mãi lớn nhất tại cửa hàng.
Chỉ gần 2 tháng sau khi ra mắt 27 cửa hàng đầu tiên vào tháng 9 năm nay, quy mô của WIN đã được nhân đôi lên con số 60 tại Hà Nội và TP.HCM. Đặc biệt, “ông lớn” này còn giới thiệu chương trình Hội viên WIN với các ưu đãi đặc quyền cùng các giải pháp tài chính ưu Việt từ Techcombank. Thời điểm hiện tại, chương trình Hội viên WIN đã được triển khai tại chuỗi WinMart/WinMart+ Cần Thơ, Hải Dương, sắp tới sẽ là hơn 3.000 siêu thị và cửa hàng thuộc WinCommerce trên phạm vi toàn quốc.
Xu hướng tất yếu trong tương lai
Hiện nay, Tập đoàn Masan đang sở hữu WinCommere - hệ thống bán lẻ với quy mô doanh thu và độ phủ dẫn đầu toàn quốc. Sau khi tái cấu trúc, mô hình WinMart+ đã khá thành công và đạt được lợi nhuận dương. Vậy động lực để Masan thử nghiệm chuỗi cửa hàng WIN mới là gì?
Dễ dàng thấy được rằng, những cửa hàng WIN mới có diện tích lớn hơn WinMart+ nhưng lại nhỏ hơn siêu thị WinMart, tức là thuộc diện tầm trung. Tại Việt Nam, phân khúc này vẫn chưa được chú trọng cho lắm trong khi phân khúc đại siêu thị cùng với cửa hàng tiện lợi đang ngày một đông đúc. Trong những năm gần đây, nhu cầu của khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng, xu hướng này khiến những đại gia bán lẻ như Masan không thể nào bỏ qua.
Đáng chú ý, WIN vẫn đang đi theo xu hướng đã được Masan lựa chọn từ đầu cho WinMart+, đó là với một điểm nhưng có thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng với trải nghiệm tiện lợi, xuyên suốt từ offline cho đến online, nhưng trải nghiệm mua hàng tại đây đã được được nâng cấp hơn hẳn. Chưa kể, cùng với việc đi theo mô hình đa tiện ích có các kiosk khác nhau, các cửa hàng WinMart+ cũ với diện tích chật hẹp cũng không thể nào tích hợp thêm nhiều thương hiệu, dịch vụ nữa.
Khi chia sẻ về mô hình mới, đại diện Tập Masan cho biết: “Trong suốt gần 3 năm qua, bên cạnh việc tái cấu trúc đưa WinMart và WinMart+ trở thành mô hình bán lẻ có lợi nhuận, Masan đã tiên phong phát triển các mô hình bán lẻ đa tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng không ngừng nâng cao. Với thông điệp 'Trọn Vẹn Điều Bạn Cần', chúng tôi tự hào ra mắt hệ sinh thái WINLife, nơi tập hợp các thương hiệu mạnh có chất lượng vượt trội do người Việt Nam xây dựng nhằm phục vụ cho người tiêu dùng Việt”.
Thời điểm hiện tại, Masan đang sở hữu 3 mô hình bán lẻ là cửa hàng WIN, cửa hàng WinMart+ cùng với siêu thị WinMart. Theo báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm nay, Masan đang nắm giữ 50% thị phần cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Đồng thời, tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quan cũng cho biết sẽ tiếp tục ra mắt mô hình cửa hàng mới phục vụ người tiêu dùng tại khu vực nông thôn.