meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tiềm năng thị trường thịt mát của Việt Nam và thế giới có giúp Masan MEATLife được hưởng lợi?

Thứ ba, 01/11/2022-21:11
Tại Việt Nam, vào năm 2018 Masan MEATLife (MML) chính thức ra mắt sản phẩm thịt mát có thương hiệu là MEATDeli với nhà máy tại Hà Nam. Chỉ 2 năm sau đó, công ty tiếp tục mở rộng thêm tổ hợp MEATDeli Sài Gòn với số vốn đầu tư lên đến 1.800 tỷ đồng.

Theo như dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam trong giai đoạn 2022-2030 sẽ tăng trưởng trong khoảng 3,1%/năm và ước đạt khoảng 3,4 triệu tấn.

Xu hướng tiêu thụ thịt mát trên thế giới ra sao?

Báo cáo từ công ty chứng khoán DBS Vickers Hong Kong, tỷ lệ tiêu thụ thịt mát tại Trung Quốc trong giai đoạn từ 2008 đến 2015 đã tăng thêm gấp 4 lần, từ mức 8% lên 34$. Mức tăng trưởng khá nhanh chóng này đã phản ánh phần nào sự thay đổi trong xu hướng tiêu thụ thịt lợn của người dân, đó là chuyển từ thịt nóng (loại thịt được giết mổ ở trong điều kiện nhiệt độ thường sau đó đưa ra tiêu thụ ngay ngoài thị trường sau khi giết mổ) sang thịt mát. Cuối năm 2015 dù tỷ lệ tiêu thụ thịt nóng tại Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn là 55%, nhưng con số này đã giảm đáng kể so với 82% của năm 2008.  


Theo như dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam trong giai đoạn 2022-2030 sẽ tăng trưởng trong khoảng 3,1%/năm
Theo như dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam trong giai đoạn 2022-2030 sẽ tăng trưởng trong khoảng 3,1%/năm

Động lực của xu hướng tiêu dùng này đến từ thu nhập bình quân đầu người gia tăng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của những kênh bán lẻ hiện đại tại Trung Quốc. Một khi thu nhập và mức sống người dân được cải thiện, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những thực phẩm chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng, tiện lợi trong cả cách thức mua sắm và chế biến. 

Tại thị trường Trung Quốc, thịt mát ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2010-2015 trên 20%, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng hai chữ số. Nhất là khi kênh thương mại hiện đại tiếp tục được mở rộng dự kiến nhu cầu thịt mát sẽ tăng cao hơn nữa. 

Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Pháp, Anh… thịt mát được sử dụng thay cho thịt nóng. Có nhiều câu chuyện về những người bán thịt trên thế giới cùng với các tiêu chuẩn khắt khe trong quá trình bảo quản cũng như làm mát thịt trước khi đến tận tay người tiêu dùng. Nếu thịt chưa được làm mát đúng theo kỹ thuật hoặc hệ thống làm mát bị hỏng, những người chủ tiệm sẽ sẵn sàng từ chối bán hàng cho khách. Chất lượng thịt cùng với sự an toàn của khách luôn được ưu tiên hàng đầu. 

Có thể thấy được rằng, thịt nóng ngay sau khi giết mổ sẽ dần bị giảm chất lượng vì không kìm hãm được hoạt động của những vi sinh vật cùng với enzyme. Vì thế, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ khó kiểm soát, thịt rất dễ bị hư hỏng, không an toàn cho người dùng. Các chuyên gia cho biết, quy trình sản xuất thịt mát rất phổ biến trên thế giới thời điểm hiện tại là thịt phải được làm mát ngay sau khi giết mổ, đồng thời thịt phải được hạ nhiệt độ tâm thịt đến ngưỡng từ 0 cho đến 4 độ C để có thể kìm hãm sự phát triển của hầu hết các loại vi khuẩn có hại và duy trì đủ thời gian giúp thịt chuyển trạng thái sang giai đoạn chín sinh hóa. 


Các chuyên gia cho biết, quy trình sản xuất thịt mát rất phổ biến trên thế giới thời điểm hiện tại là thịt phải được làm mát ngay sau khi giết mổ, đồng thời thịt phải được hạ nhiệt độ tâm thịt đến ngưỡng từ 0 cho đến 4 độ C
Các chuyên gia cho biết, quy trình sản xuất thịt mát rất phổ biến trên thế giới thời điểm hiện tại là thịt phải được làm mát ngay sau khi giết mổ, đồng thời thịt phải được hạ nhiệt độ tâm thịt đến ngưỡng từ 0 cho đến 4 độ C

Bên cạnh đó, quy trình làm mát giúp cho thịt mềm và tăng thêm hương vị, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu nhanh hơn, đảm bảo được giá trị dinh dưỡng khi đến tay người tiêu dùng. Những người sử dụng thịt mát trên thế giới đều cảm thấy yên tâm bởi loại thịt này không chỉ tươi ngon mà chất lượng còn được kiểm soát vô cùng chặt chẽ. 

Tiềm năng của thịt mát ở Việt Nam ra sao?

Bức tranh tiêu dùng thịt lợn mát tại Trung Quốc được kỳ vọng sẽ lặp lại tương tự ở thị trường Việt Nam. Thời điểm hiện tại, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam là 3.700 USD và xấp xỉ với mức GDP bình quân trên đầu người của Trung Quốc vào năm 2008. Dự báo, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2027 sẽ bằng mức GDP đầu người năm 2012 của Trung Quốc và ước tính vào khoảng 6.000 USD. 

Với mức thu nhập khả dụng cao hơn giúp mức sống của người dân Việt Nam càng được cải thiện, người dân cũng có xu hướng tiêu dùng những loại thực phẩm có thương hiệu và chất lượng đảm bảo. Chính vì thế, thịt mát được dự báo sẽ trở thành xu hướng được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng.

Tại Việt Nam, vào năm 2018 Masan MEATLife (MML) chính thức ra mắt sản phẩm thịt mát có thương hiệu là MEATDeli với nhà máy tại Hà Nam. Chỉ 2 năm sau đó, công ty tiếp tục mở rộng thêm tổ hợp MEATDeli Sài Gòn với số vốn đầu tư lên đến 1.800 tỷ đồng.


Tại Việt Nam, vào năm 2018 Masan MEATLife (MML) chính thức ra mắt sản phẩm thịt mát có thương hiệu là MEATDeli với nhà máy tại Hà Nam
Tại Việt Nam, vào năm 2018 Masan MEATLife (MML) chính thức ra mắt sản phẩm thịt mát có thương hiệu là MEATDeli với nhà máy tại Hà Nam

Theo như kế hoạch phát triển của MML, quy mô doanh thu vào năm 2027 ước đạt 17.500 tỷ đồng, trong đó gần 10.000 tỷ đồng doanh thu đến từ thịt tươi, tương đương với 20% thị phần thịt mát tại Việt Nam vào cùng năm. Đáng chú ý, số liệu này được dự phóng dựa trên tỷ lệ thâm nhập của thịt mát năm 2012 ở thị trường Trung Quốc là 14%. Theo đó vào năm 2027, tỷ lệ thâm nhập của thịt mát ở Việt Nam được ước tính sẽ rơi vào khoảng 12%, tương đương với giá trị thị trường thịt mát sẽ đạt xấp xỉ 51.000 nghìn tỷ đồng.

Điều đáng nói, mục tiêu này không phải là không có cơ sở, đặc biệt là đối với trường hợp của WH Group - nhà cung cấp thịt mát cũng như thịt mát chế biến từ Trung Quốc, ngoài ra còn có các thương hiệu số 1 tại thị trường Mỹ (Smithfield) và Trung Quốc (Shuanghui). Trong vòng một thập kỷ gần đây, mức đóng góp của thịt mát vào tổng sản lượng thịt của Shuanghui ở thị trường Trung Quốc đã tăng từ mức 10% lên 25%, còn mức đóng góp của thịt chế biến cũng tăng từ 7% lên 14%.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước