BĐS công nghiệp Việt Nam khởi sắc: Phân khúc căn hộ dịch vụ được dịp hưởng lợi
Thị trường BĐS công nghiệp tăng trưởng bền vững
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, ngành sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2022 được ước tính tăng 9,63% so với cùng kỳ năm trước và tăng đến 12,12% trong quý III năm nay. Trong đó, ngành công nghiệp chế tạo tăng 10.69% trong 9 tháng đầu năm 2022 (riêng Quý 3/2022 tăng 13,02%), đóng góp 2,74 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Dòng vốn ngoại chảy vào Việt Nam cũng đạt được những con số đáng chú ý. Thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), 10 tháng đầu năm nay, BĐS tiếp tục được rót vốn FDI tăng mạnh, đứng thứ 2 trong danh sách các ngành thu hút vốn FDI đạt hơn 3,87 tỷ USD (tăng 1,75 tỷ USD so với con số 2,12 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái).
Đáng chú ý, vốn đăng ký cấp mới là 1,43 tỷ USD và vốn tăng thêm là 1 tỷ USD; vốn M&A đạt 507 triệu USD từ 295 dự án. Vốn FDI đăng ký mới chủ yếu đến từ Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tính riêng tại thị trường Hà Nội, 9 tháng đầu năm đã có 8.400 giấy phép làm việc được cấp cho người nước ngoài, trong đó 7.110 giấy phép đăng ký mới.
Theo số liệu của Hiệp hội BĐS Việt Nam (VARS), với mức tăng trưởng cao từ 15 – 18% nhờ vào sự ổn định về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), BĐS công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục là kênh đầu tư bền vững trong năm 2023 tới đây.
Chào đón sự trở lại của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt
Đầu tháng 12, Việt Nam đã được vinh dự đứng trong nhóm hàng đầu về yếu tố Cơ sở và Chi phí trong bảng xếp hạng Chỉ số rủi ro sản xuất năm 2022 (Manufacturing Risk Index 2022) của Cushman & Wakefield. Báo cáo của công ty này cũng ghi nhận Việt Nam nằm trong số các thị trường được hưởng lợi từ cách tiếp cận các thị trường ngoài Trung Quốc từ nhà đầu tư nước ngoài.
Những năm trở lại đây, Việt Nam đã chứng kiến sự mở rộng thị trường nhanh chóng của lĩnh vực công nghiệp cùng với đó sở hữu ưu thế kết nối địa lý cả trong khu vực và các thị trường bên ngoài khu vực. Chính vì vậy, hội tụ đầy đủ yếu tố thuận lợi trong cơ sở sản xuất, trang thiết bị kỹ thuật, chi phí thuê nhân lực thấp cùng với những chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, Việt Nam đã thành công kích hoạt tiềm năng đầu tư từ các nhà đầu tư nội địa lẫn quốc tế trong các lĩnh vực sản xuất và quy trình tạo ra sản phẩm.
Nhờ chào đón các nhà đầu tư ngoại quốc đến với thị trường BĐS công nghiệp Việt, sự xuất hiện của nguồn cung sản phẩm mới ngày càng phát triển mạnh mẽ và phong phú. Ngay sau khi mở cửa biên giới trở lại vào tháng 3 năm nay, những nhà đầu tư và khách hàng quốc tế đã nhanh chóng sắp xếp các cuộc khảo sát vị trí, ký kết hợp đồng thuê và các thỏa thuận mua bán.
Dự báo thị trường căn hộ dịch vụ ở TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới
Giới chuyên gia bất động sản cho rằng, sự quay trở lại của các lượt khách quốc tế sẽ giúp thị trường căn hộ dịch vụ ở TP Hồ Chí Minh sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.Chuyên gia John Campbell (Savills Việt Nam): Đâu sẽ là "ngôi sao"của BĐS công nghiệp Việt năm 2023?
Thị trường căn hộ dịch vụ TP. Hà Nội: Sẽ “rực sáng” trong năm 2023
Thị trường căn hộ dịch vụ TP. Hà Nội đang phục hồi rất tốt nhờ sự trở lại từ nguồn khách thuê đến từ các chuyên gia nước ngoài, du học sinh và một lực lượng người lao động đông đảo khi Việt Nam chính thức mở của trở lại sau giai đoạn dịch bệnh Covid -29. Vậy nên phân khúc căn hộ dịch hứa hẹn sẽ có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Nhờ vào nguồn khách thuê đến từ nước ngoài.Nếu như trước đây, các doanh nghiệp đến từ Đức và Châu Âu có xu hướng tiến hành nghiên cứu lâu dài và thẩm định kỹ lưỡng thì thời điểm năm 2022 nhiều công ty Đức và Châu Âu đã đẩy nhanh tiến trình hơn trong việc xác định BĐS quan tâm cũng như ký kết hợp đồng. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam cũng được các hãng tàu lớn như MSC, Maersk và CMA CGM đang đầu tư với tiềm năng gia tăng công suất, mở rộng hoạt động.
Về phía các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, với tổng nguồn cung đất công nghiệp là 13.600 ha, khu vực phía Bắc nước ta đóng vai trò kết nối với hành lang kinh tế phía Nam của Trung Quốc, bao gồm một số vùng nổi bật như Thượng Hải, Hồng Kông, Thâm Quyến, Phúc Kiến và Quảng Đông. Đây là vùng kinh tế được chọn làm đại bản doanh của các ông lớn trong ngành sản xuất, hóa sinh, thương mại và công nghệ điện tử với hàng loạt khu công nghiệp (KCN) trọng điểm.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Mạnh Linh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Phong, đơn vị phát triển KCN Đại Phong và Phú Mỹ, cho biết: “Số lượng các đoàn nhà đầu tư Đài Loan và Trung Quốc đến thăm KCN của chúng tôi ngày càng tăng nhờ quyết định của Chính phủ Trung Quốc về việc nới lỏng một số quy tắc nghiêm ngặt chống đại dịch.”
Thị trường căn hộ dịch vụ ven BĐS công nghiệp được hưởng lợi
Nếu giai đoạn dịch bệnh trước đây đã đưa phân khúc căn hộ dịch vụ tại Việt Nam lâm vào trạng thái “đóng băng” bởi mất đi một bộ phận khách nước ngoài do những biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ, nhiều chuyến bay thương mại tạm dừng,... thì đến thời điểm hiện tại, tình thế đã chuyển biến khả quan khi thị trường căn hộ dịch vụ được “rã băng” nhờ sự quay trở lại mạnh mẽ của một bộ phận khách ngoại quốc công tác và làm việc tại Việt Nam.
Theo ông Morgan Ulaganathan, Trưởng phòng Dịch vụ Tài sản và Tư vấn Du lịch, Colliers Việt Nam cho biết: “Xét theo số lượng người nước ngoài và các chuyên gia đến Việt Nam với các nhu cầu lưu trú khác nhau (vị trí, chất lượng, thời hạn thuê...), triển vọng tăng trưởng dài hạn của thị trường căn hộ dịch vụ tại Việt Nam còn rất lớn”.
Nhận định từ giới chuyên gia, sự khởi sắc của thị trường BĐS công nghiệp thu hút vốn FDI sẽ là động lực phát triển các yếu tố hạ tầng, logistic, dịch vụ,.. được đầu tư đổi mới, đồng nghĩa với đó là làn sóng chuyển dịch đổ bộ về các khu vực lân cận KCN. Thị trường căn hộ dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú ngắn hạn của các chuyên gia, doanh nhân ngoại quốc làm việc tại dự án KCN sẽ được coi là “điểm sáng”.
Tiềm năng của loại hình căn hộ dịch vụ ven KCN còn nằm ở các trải nghiệm đa tiện ích đóng vai trò như kỳ nghỉ dài ngày và ngắn hạn cho các chuyên gia, bởi với họ các địa điểm di chuyển cần phải ở gần KCN nơi họ làm việc thay vì phải đi du lịch xa, khoảng cách lớn khiến việc nghỉ ngơi bị gián đoạn.
Kỳ vọng về nguồn cung BĐS công nghiệp tiếp tục tăng trưởng bền vững trong năm tới, tỷ lệ hấp thụ phân khúc căn hộ dịch vụ cũng hứa hẹn gia tăng. Bên cạnh đó, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng bộ hoá các tuyến đường giao thông sẽ cải thiện kết nối và giúp việc lưu trú thuận lợi hơn cho người nước ngoài làm việc tại các KCN, dự án FDI ngoài phạm vi trung tâm.