Bất động sản Việt Nam 2024: Dễ dàng mua nhà ở xã hội hơn?
BÀI LIÊN QUAN
Chính sách mới về hỗ trợ nhà ở xã hội bạn nên biếtChú trọng phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấpTheo Vnbusiness, Quốc hội vừa qua đã thông qua Luật Nhà ở 2023. Theo đó, nội dung quy định đã bãi bỏ điều kiện cư trú và nới một số điều kiện thu nhập cho đối tượng thuê mua, mua nhà ở xã hội. Theo đó, nhiều người mua nhà ở hội mong rằng sẽ thoát khỏi ma trận thủ tục pháp lý như đã từng xảy ra.
Gỡ nút thắt cư trú
Chị M là một trong số 1.500 người có mặt ở Nhà thi đấu quận Cầu Giấy vào cuối tháng 5.2023 để chờ đợi bốc thăm mua nhà ở xã hội tại khu nhà ở xã hội NHS Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Do tỷ lệ chọi khốc liệt hơn cả kỳ thi đại học, 1 chọi 13, nên chị M trượt.
Chị M cho biết dù nhận lá phiếu trắng nhưng việc được bước vào vòng bốc thăm đã là một thành công lớn sau giai đoạn đổ mồ hôi và nước mắt chuẩn bị giấy tờ và hồ sơ có liên quan. Sau lần bốc thăm đầy may rủi, chị M liên tục bị loại tại các dự án khác trong hơn nửa qua vì hồ sơ không đạt.
Chị M chia sẻ người dân phải trải qua nhiều thủ tục từ xác minh cư trú, thu nhập, tình trạng nhà ở quá khó để đăng ký mua một căn hộ nhà ở xã hội.
Trong hồ sơ mua nhà ở xã hội, một trong những điều kiện khó vượt qua nhất thời gian qua là điều kiện cư trú. Chỉ những người có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trước đây, nơi có dự án mới được hưởng chính sách về nhà ở xã hội, trong khi những người có hộ khẩu tạm trú thì sẽ phải tạm trú ít nhất 12 tháng và đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh thành đó 12 tháng.
Theo quy định về điều kiện cư trú này, nhiều hộ gia đình và người dân có nhu cầu mua nhà ở xã hội đã bị hạn chế trong việc tiếp cận nhà ở xã hội. Điều kiện này không chỉ gây khó cho người mua mà còn khiến nhiều doanh nghiệp khó bán nhà vì khách hàng không tiếp cận được.
Đứng trước diễn biến từ thực tế bất động sản Việt Nam, Luật nhà ở 2023 bỏ điều kiện cư trú khi mua nhà ở xã hội. Điều này có nghĩa là, người dân muốn sở hữu loại hình nhà ở này thì không cần phải có đăng ký thường trú hay tạm trú ít nhất 12 tháng trở lên nữa.
Một quy định khác cũng góp phần tháo gỡ khó khăn cho người tiếp cận chính sách mua nhà ở xã hội la thay cụm từ “sở hữu của hộ gia đình” bằng từ “sở hữu của mình”. Cụ thể, theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 78 Luật Nhà ở 2023, người mua nhà chỉ cần chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh thành trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng.
Khó tăng tốc trong ngắn hạn
Các quy định mới rõ ràng mang đến nhiều hy vọng hơn cho những ai muốn mua nhà ở xã hội và cả doanh nghiệp phát triển dự án. Theo kỳ vọng của giới chuyên, Chính phủ và cơ quan quản lý kỳ vọng rằng sẽ có hướng dẫn thi hành Luật phù hợp trong thời gian tới để cơ quan địa phương và người dân dễ dàng áp dụng.
Thế nhưng, ngoài những tín hiệu tích cực, vẫn còn nhiều nút thắt khiến khả năng tiếp cận nhà ở xã hội của người dân được xem là khó tăng tốc trong ngắn hạn, tối thiểu là trong năm 2024.
Chẳng hạn như, thăm dò bất động sản Việt Nam cho thấy điều kiện cư trú chỉ là một trong 3 bất cập lớn cản trợ người mua sở hữu nhà ở xã hội. Còn lại, hai nút thắt lớn cần tháo gỡ khác là xác nhận về nhà ở và mức thu nhập (nghĩa là người lao động được phép mua nhà ở xã hội khi thuộc diện không đóng thuế thu nhập cá nhân).
Điều này có nghĩa là quy trình theo luật bất động sản Việt Nam cũ vẫn gây khó cho người dân ngay cả khi luật mới có hiệu lực vào đầu năm 2025. Do đó, cần tiếp tục thúc đẩy tháo gỡ các nút thắt hiện hữu đang còn đó.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA đề xuất cần nhanh chóng nâng cả mức đóng thuế thu nhập cá nhân và mức giảm trừ gia cảnh tối thiểu 25%, nghĩa là tăng thu nhập tối thiểu không phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ 11 lên 13 triệu đồng, và tăng mức giảm trừ gia cảnh từ 4,4 triệu đồng lên 5,5 triệu đồng mỗi tháng.
Ngoài việc tháo gỡ khó khăn về thủ tục thì cần thúc đẩy tăng nguồn cung. Theo một thống kê của VARS, cả nước đến nay mới hoàn thành 46 dự án nhà ở xã hội với quy mô 20.010 căn, nghĩa là chỉ bằng 4,7% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Vars cho rằng cần có thêm trợ lực từ chính sách và cơ chế để có thể tăng tốc.
Theo nhận định của một chuyên gia phân tích bất động sản Việt Nam, Chính phủ cần nghiên cứu xây dựng nhà ở xã hội có bao cấp một phần qua miễn giảm các loại thuế phí, cho vay ưu đãi nhằm đảm bảo công nhân, cán bộ công nhân viên chức, quân nhân lực lượng vũ trang và người lao động có nhà ở, để đạt mục đích tăng nhà ở xã hội.
Nếu nhà ở xã hội có giá quá cao, công nhân có thu nhập trên dưới 10 triệu đồng thì rất khó để với đến. Theo đó, nhà ở xã hội nên nhắm tới cho thuê với giá hợp túi tiền sẽ khả quan hơn. Bên cạnh đó, cần có giải pháp và tính toán phù hợp để tăng quỹ đất làm nhà ở xã hội.
Có thể thấy, thị trường bất động sản Việt Nam vốn đang chìm trong khủng hoảng nhưng lại đón một luồng sinh khí mới qua đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được tháo gỡ để giải cơn khát nhà cho người dân, trong đó nút thắt về pháp lý và khơi thông nguồn cung là yếu tố quan trọng cần giải quyết.
Theo dõi thêm các bài viết trên trang Meeyland để cập nhật tin tức mới nhất về thị trường bất động sản!