meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản thương mại cho thuê được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của ngành mỹ phẩm

Thứ sáu, 20/05/2022-08:05
Phân khúc bất động sản thương mại cho thuê cũng được hưởng từ ngành mỹ phẩm Việt Nam đang trở nên sôi động nhờ vào sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Sự gia nhập của Sephora, một trong những đơn vị bán lẻ mỹ phẩm nổi tiếng thế giới, vào Việt Nam đã thể hiện sức hút của thị trường. Với những lợi thế đặc trưng khác nhau, các thương hiệu sẽ lựa chọn các mô hình kinh doanh trực tiếp và trực tuyến tương ứng.

Người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới thẩm mỹ và chăm sóc sức khỏe. Điều này là do nhu cầu sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da đang tăng cao. Đây cũng là lĩnh vực không bị ảnh hưởng bởi đại dịch hay thăng trầm của thị trường. Theo Mintel, công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang có giá trị khoảng 2,3 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm chăm sóc da được ưa chuộng nhất, với hơn 60% người tiêu dùng sử dụng mỗi ngày.

Đồng quan điểm, nghiên cứu của Statista cho biết, tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng mỹ phẩm toàn quốc tăng 40%, từ 87 trong năm 2021 lên đến 124 trong năm nay. Phần lớn cửa hàng tập trung tại hai trung tâm kinh tế lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Việt Nam, chia sẻ: “Năm 2019, chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đạt 6,6% GDP. Chỉ số này dự kiến sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép là 10,7% vào năm 2022. Trong đó, dẫn đầu về doanh thu là các sản phẩm chăm sóc da. Điều này là do người Việt Nam đang có xu hướng chăm sóc da nhiều hơn, đặc biệt từ đối tượng nam giới. Bên cạnh đó, với bản chất tiêu dùng hàng ngày, khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ gia tăng tương xứng với nhu cầu của khách hàng.”

Các thương hiệu mỹ phẩm quốc tế lớn đang dành nhiều sự quan tâm cho thị trường nội địa. Nhiều doanh nghiệp hàng đầu châu Âu và châu Á, như Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, đang tích cực tìm kiếm cơ hội gia nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Với các chiến lược kinh doanh khác nhau, các thương hiệu sẽ đưa ra những mô hình kinh doanh phù hợp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng từ nguồn khách hàng Việt.




Người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới thẩm mỹ và chăm sóc sức khỏe
Người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới thẩm mỹ và chăm sóc sức khỏe

Thương mại điện tử là kênh bán hàng phổ biến

Đầu năm 2022, thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự gia nhập của Sephora, một hệ thống bán lẻ mỹ phẩm hàng đầu thế giới đến từ Pháp. Sau 5 tháng vận hành thử nghiệm, đơn vị này đã chính thức mở bán thông qua kênh thương mại điện tử.

“Các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến sẽ dành phần lớn chi phí hoạt động để chạy chiến dịch marketing trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử. Xét riêng về mặt hàng mỹ phẩm và chăm sóc da, một khi được khách hàng tin tưởng sử dụng, thương mại điện tử sẽ là kênh mua sắm thuận tiện nhất. Đây là một lợi thế đặc trưng của mô hình kinh doanh online.” – bà Minh chia sẻ thêm.

Tuy nhiên, việc kinh doanh trực tuyến không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không vận hành các cửa hàng mặt phố. Thực chất, phần lớn thương hiệu mỹ phẩm đang tích hợp song song cả hai mô hình, trực tuyến và trực tiếp. Họ coi các cửa hàng flagship như một kênh để thu hút khách hàng và thương mại điện tử như một nền tảng để bổ sung doanh thu.

Sociolla là một ví dụ điển hình. Thương hiệu này hiện đang mở một cửa hàng flagship ngay tại quận trung tâm Hoàn Kiếm. Họ sẽ giới thiệu, quảng cáo và hỗ trợ khách hàng dùng thử sản phẩm ngay tại điểm bán. Từ đó, với phần mềm thương mại điện tử độc quyền, Sociolla sẽ đưa ra những chương trình ưu đãi, tích điểm để khuyến khích người tiêu dùng thực hiện giao dịch qua ứng dụng.

Bà Minh nhận định: “Việc kinh doanh trực tuyến các sản phẩm thuộc lĩnh vực mỹ phẩm đang ghi nhận nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy nhiều thương hiệu mỹ phẩm thuộc phân khúc cao cấp vẫn sở hữu nhu cầu cao trong việc tìm kiếm mặt bằng. Họ mở cửa hàng vật lý với mục đích cung cấp trải nghiệm cũng như giúp khách hàng thử nghiệm sản phẩm mới. Điều này có thể là do người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn sản phẩm dựa trên trải nghiệm thực tế, thay vì đơn thuần thông qua các kênh quảng cáo. Bởi vậy, với từng chiến lược khác nhau, các đơn vị bán lẻ sẽ triển khai những mô hình kinh doanh phù hợp, có thể chỉ bán hàng trực tiếp hay trực tuyến, hoặc kết hợp cả hai.”




Hiện có nhiều thương hiệu mỹ phẩm đang mở rông hoạt động kinh doanh
Hiện có nhiều thương hiệu mỹ phẩm đang mở rông hoạt động kinh doanh

Nhiều thương hiệu mỹ phẩm mong muốn mở rộng kinh doanh trực tiếp

Nghiên cứu của Savills chỉ ra, nguồn cung nhà phố tại trục phố lớn vẫn còn hạn chế. Những địa điểm này sẽ giúp các thương hiệu mỹ phẩm tiếp cận khách hàng và thuận tiện hỗ trợ việc trải nghiệm và tham quan cửa hàng. Thông qua tương tác trực tiếp, các thương hiệu có thể dễ dàng nắm được mọi vấn đề cũng như tập hợp phản hồi từ người tiêu dùng. Từ đó, các nhãn hàng sẽ đưa ra cải thiện tương ứng với mong muốn và “điểm đau” của đối tượng mục tiêu.

Khi đặt cửa hàng tại trục phố lớn, các chương trình quảng cáo của thương hiệu cũng dễ dàng thu hút khách hàng hơn. So sánh với các kênh mua sắm thông thường, các cửa hàng flagship vẫn là một kênh hiệu quả để thương hiệu gia tăng tính kết nối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, lợi thế này sẽ dẫn đến việc cạnh tranh mặt bằng thuê giữa các ngành hàng kinh doanh khác nhau, như ẩm thực, thời trang, hay showroom. Điều này đã vô hình trung đẩy giá thuê tầng trệt lên hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.




Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Việt Nam
Bà Hoàng Nguyệt Minh, Giám đốc Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Việt Nam

Theo bà Minh, các hãng mỹ phẩm từ châu Á đang chiếm thị phần chính tại thị trường Việt Nam. Họ đã và đang lập kế hoạch đầu tư vào Hà Nội với kỳ vọng lớn. Khi gia nhập, các thương hiệu này thường dành một khoản đầu tư lớn vào cửa hàng đầu tiên. Họ có xu hướng tìm kiếm mặt bằng nhà phố, với vị trí “vàng” và độ nhận diện cao. Bên cạnh đó, ý tưởng thiết kế hấp dẫn, sáng tạo cũng là yếu tố để thu hút khách hàng. Trái lại, đối với các cửa hàng tiếp theo, các thương hiệu mỹ phẩm sẽ tìm đến mặt bằng tại trung tâm thương mại (TTTM) lớn với chi phí đầu tư mặt bằng thấp hơn.

Bản thân khách hàng, khi tìm kiếm các sản phẩm chăm sóc da và làm đẹp, sẽ muốn trải nghiệm nhiều mặt hàng thuộc các thương hiệu khác nhau. Bởi vậy, các TTTM thường thiết kế một tổng khu dành riêng cho các thương hiệu mỹ phẩm tại tầng trệt, nơi sở hữu lưu lượng khách lớn. Mỗi quầy hàng sở hữu diện tích rất nhỏ, rơi vào khoảng 20-30 m2. Điều này sẽ khiến việc mua sắm của người tiêu dùng trở nên thuận tiện hơn.

Theo báo cáo thị trường Q1.2022 của Savills, nguồn cung TTTM tăng ổn định 1% hàng năm kể từ năm 2019. Trong năm 2022, 151,817 m2 nguồn cung mới đến từ 11 dự án sẽ gia nhập thị trường. Trong đó, TTTM và khối đế bán lẻ, mỗi loại hình sẽ chiếm 50% tổng nguồn cung tương lai. Bởi vậy, đây vẫn được coi là mảnh đất màu mỡ dành cho các doanh nghiệp mỹ phẩm cao cấp đang có mong muốn mở rộng mặt bằng.

Chia sẻ về xu hướng phát triển trong tương lai, bà Hoàng Nguyệt Minh nhận định: “Sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu trẻ quan tâm tới vấn đề sức khỏe đang là yếu tố thu hút các doanh nghiệp mỹ phẩm, đặc biệt là Châu Âu và Châu Á, gia nhập Việt Nam. Những xu hướng mới khi mua mỹ phẩm của các tín đồ vô hình trung giúp mô hình cửa hàng đa sản phẩm trở nên thịnh hành hơn. Mô hình này sẽ giải quyết được yêu cầu của khách hàng về việc trải nghiệm sản phẩm từ nhiều thương hiệu khác nhau. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước