Bất động sản công nghiệp xây sẵn lên ngôi khi nhiều "ông lớn" để mắt đến
BÀI LIÊN QUAN
Nhà đầu tư BĐS có kinh nghiệm vẫn tự tin vào thị trường sắp tới là cơ hội tốt để "gom hàng"Chuyên gia nói gì về hiện tượng nhà đầu tư mạnh tay giảm giá BĐS nhưng vẫn chật vật tìm khách mua?CEO BĐS chỉ ra 3 khó khăn lớn mà doanh nghiệp địa ốc đang phải đối mặtVĩnh Phúc thu hút các ông lớn đầu tư
Theo Nhịp sống thị trường, cùng với những chính sách trải thảm đỏ thu hút FDI theo chiều sâu thì tỉnh Vĩnh Phúc cũng đang trở thành điểm sáng của bất động sản công nghiệp ở trong vùng kinh tế trọng điểm
Cùng với chính sách trải thảm đỏ hút FDI theo chiều sâu thì tỉnh Vĩnh Phúc cũng đang trở thành điểm sáng của bất động sản khu công nghiệp ở trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Cũng theo đó, tỉnh đã quy tụ nhiều nhà đầu tư với những thương hiệu sản xuất nổi tiếng trên toàn cầu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và châu u. Điều này cũng đã thể hiện ở việc Vĩnh Phúc đã không ngừng tiến hành tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất cũng như nâng cao kết nối giữa các doanh nghiệp.
Thị trường BĐS thanh lọc mạnh mẽ, cơ hội chỉ dành cho những chủ đầu tư "nói thật, làm thật"
Giữa lúc thị trường bất động sản khó khăn, chủ đầu tư nào chứng minh được thực lực, uy tín của mình chính là những chủ đầu tư "vượt bão" thị trường.Thấy gì từ việc gần 4,2 tỷ USD vốn ngoại chảy vào thị trường BĐS Việt Nam?
Trong 11 tháng đầu năm 2022, có đến gần 4,2 tỷ USD vốn ngoại được đầu từ vào thị trường bất động sản Việt Nam. Con số này tăng gần 1,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Nhiều chuyên gia đánh giá, đây là dòng tiền vô cùng quan trọng đối với thị trường trong giai đoạn BĐS Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn.Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh cũng đã thu hút được 41 dự án mới và 39 lượt dự án tăng vốn. Trong đó thì cấp mới 16 dự án, điều chỉnh vốn cho 7 dự án DDI với tổng vốn đăng ký đạt mức 9.937 tỷ đồng đồng thời cấp mới 25 dự án và điều chỉnh tăng vốn cho vốn cho 32 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt mức 312,5 triệu USD.
Bên cạnh đó, toàn tỉnh cũng có 1.123 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký ghi nhận là 20.513 tỷ đồng, tăng 18,7% về số doanh nghiệp và tăng gấp đôi về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021. Hiện nay tỉnh cũng đã có 7 khu công nghiệp đang hoạt động và có thêm 13 khu công nghiệp đã được quyết định chủ trương đầu tư và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2023 trở đi.
Phó Giám đốc, Trưởng Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp, Savills Việt Nam - ông John Campbell cho biết, thời gian qua Vĩnh Phúc cũng đã tập trung thu hút cũng như khuyến khích các dự án đầu tư đa dạng ở trên nhiều lĩnh vực. Trong đó thì công nghiệp công nghệ cao, sản xuất linh kiện điện tử, ô tô xe máy cùng với kim loại chế tạo chính là những lĩnh vực được ưu tiên thu hút được đầu tư vào tỉnh có thể kế đến như Daewoo, Haesung Vina (Hàn Quốc), Toyota, Honda, Sumitomo (Nhật Bản), Compal (Đài Loan), Piaggio (Ý), De Heus (Hà Lan), NorthStar Polaris và Weldex (Mỹ)”.
Cú hích lớn từ nhu cầu
Có thể thấy, khi bất động sản công nghiệp phát triển, hình thái thị trường cao hơn và nhà xưởng xây sẵn cũng đang trở thành xu hướng để có thể phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tư nhỏ và vừa, nhất là với các công ty vệ tinh của các tập đoàn đa quốc gia khi tiến hành dịch chuyển sản xuất.
Không những thế, theo ông John Campbell, các vấn đề về gián đoạn chuỗi cung ứng ở trên toàn cầu kèm theo các biến động về địa chính trị, đặc biệt là sự dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc cũng chính là chất xúc tác cho sự đa dạng hóa về lĩnh vực sản xuất ở thị trường Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng.
Còn ở giai đoạn thăm dò thị trường, các nhà đầu tư thường sẽ có nhu cầu thuê nhà xưởng để có thể bắt đầu hoạt động với quy mô nhỏ. Sau đó thì họ cũng có thể xem xét để đưa ra quyết định đầu tư lâu dài, mở rộng việc sản xuất bằng cách mua đất và xây nhà xưởng. Cũng từ đó sẽ kéo theo sự tăng trưởng ở trong nhu cầu đối với các nhà xưởng cũng như nhà kho xây sẵn.
Các chủ đầu tư quốc tế cũng đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội để có thể đáp ứng được nhu cầu đang dần lên cao này. Tờ Industrial Insider của Savills cũng cho thấy, năm 2022, có một số nhà xưởng xây sẵn đã được khởi công để có thể tiếp thêm nguồn cung cho thị trường trong đó bao gồm SLP Long Hậu (Long An), KCN Hố Nai (Đồng Nai) Core5 Hải Phòng (Hải Phòng) và VLI (Hưng Yên).
Khi nhìn vào thực tế ở Vĩnh Phúc thì các công ty đầu tư sản xuất sẽ phải cam kết cá hoạt động đầu tư lên đến 50 năm. Trong khi đó thì nhà xưởng xây sẵn cũng có thể giúp cho doanh nghiệp có thẻ rút ngắn được thời gian và tiếp cận đến thị trường một cách nhanh chóng hơn, tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu cũng như hỗ trợ thời gian thuê ngày càng linh hoạt bắt đầu tư 3 năm.
Và khi mà Vĩnh Phúc thu hút được các đơn vị sản xuất điện tử, ô tô trong khu vực thì việc có các nhà xưởng xây sẵn cũng có thể tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ cũng như nhà cung cấp tiến hành mở rộng được hoạt động của họ đến tỉnh.
Mặc dù số liệu cho thấy, sở hữu nguồn cung đất công nghiệp lớn nhưng số lượng dự án nhà xưởng xây sẵn vẫn còn rất hạn chế ở Vĩnh Phúc. Nguồn cung cũng chưa thực sự có thể đáp ứng được nhu cầu đang lên cao đối với loại hình này.
Điển hình như ông John Campbell cũng đã gặp và tiếp xúc với một số khách hàng có nhu cầu thuê nhà xưởng xây sẵn ở Vĩnh Phúc với diện tích khoảng 5.000 – 10.000m2 nhưng cũng không có nguồn cung nào phù hợp với nhu cầu. Cũng theo đó, nguồn cung đất công nghiệp ở đây là sẵn có, dù vậy thì số lượng nhà xưởng xây sẵn ở Vĩnh Phúc lại không có nhiều và thậm chí còn không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Trên thực tế, thị trường Việt Nam nói chung và miền Bắc cũng có những nhà đầu tư phát triển nhà xưởng xây sẵn và rất thành công như ở Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Phòng. Cũng có thể nói rằng, các chủ đầu tư chưa thực sự khai phá hết được tiềm năng này của bất động sản công nghiệp Vĩnh Phúc, tuy nhiên đây cũng chính là cơ hội cho các chủ đầu tư có thể tiếp cận và đầu tư thêm loại hình này ở tỉnh.