meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất chấp lệnh trừng phạt, đồng RUB Nga ngày càng tăng mạnh

Thứ sáu, 24/06/2022-23:06
Giá trị của đồng RUB Nga vừa tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua. Đà tăng bất chấp những bất ổn bên trong nền kinh tế Nga.

Theo CNBC, ngày 22/6, đồng tiền Nga đã chạm mức 52,3 RUB đổi 1 USD, tăng khoảng 1,3% so với một ngày trước đó và đánh dấu ngưỡng cao nhất kể từ tháng 5 năm 2015.

Vào tháng 3 năm nay, đồng RUB đã lao dốc xuống 139 RUB đổi 1 USD, sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt những lệnh trừng phạt chưa từng có nhắm vào Moscow.

Vào cuối tháng 2, bốn ngày sau khi phát động cuộc chiến ở Ukraine, Điện Kremlin đã tăng hơn gấp đôi lãi suất cơ bản từ 9,5% lên 20%. Giá trị của đồng tiền RUB đã được cải thiện kể từ đó. Đến tháng 5, Nga hạ lãi suất xuống còn 11%.


Đồng RUB Nga vẫn tăng mạnh, bất chấp đòn trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu
Đồng RUB Nga vẫn tăng mạnh, bất chấp đòn trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu

Đồng RUB đã tăng mạnh đến mức ngân hàng trung ương Nga phải tìm cách hạ giá đồng tiền. Bởi sức mạnh của đồng RUB gia tăng sẽ triệt tiêu mất tính cạnh tranh của các hàng hóa xuất khẩu nước này.

Trong khi các biểu đồ cho thấy đồng RUB đang tăng thì Ngân hàng trung ương Nga lại cho biết, các biện pháp trừng phạt của châu  u đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong nhập khẩu, nhiều hơn sự sụt giảm của xuất khẩu. Nói một cách đơn giản hơn, hàng hóa Nga đang rời khỏi đất nước với số lượng cao hơn so với hàng hóa nước ngoài đổ vào. Các nhà lãnh đạo của ngân hàng cho hay, trong khi "các nhà cung cấp và thị trường bán hàng mới" đang nổi lên thì "các doanh nghiệp đang gặp khó khăn đáng kể trong sản xuất và hậu cần".

Ngân hàng trung ương Nga đưa ra các dự báo định kỳ cho toàn nền kinh tế, dự báo rằng GDP sẽ giảm 8% trong khi lạm phát tăng từ 18-23% trong năm nay. Đến năm 2024, ngân hàng dự báo tỷ lệ lạm phát sẽ giảm xuống còn khoảng 4%, trong khi tăng trưởng GDP dự kiến sẽ giảm vào năm 2022-2023 và tăng vào năm 2024.

Tuy vậy, giới quan sát đặt câu hỏi về động lực thực sự khiến cho đồng RUB tăng giá trị là gì?


Bất chấp các đòn trừng phạt nhắm vào Moscow, giá trị của đồng RUB tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua. Ảnh: Reuters
Bất chấp các đòn trừng phạt nhắm vào Moscow, giá trị của đồng RUB tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua. Ảnh: Reuters

Doanh thu dầu tăng kỷ lục

Giới quan sát cho rằng nguyên nhân là do giá năng lượng quá cao, các biện pháp kiểm soát vốn và những đòn trừng phạt.

Nga là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 về xuất khẩu dầu. EU vẫn đang mua hàng tỷ USD hàng hóa năng lượng của Nga mỗi tuần, dù đã tìm cách giảm đi phụ thuộc vào nguồn cung từ nước này.

EU rơi vào một tình thế khó xử. Khối này đã trả tiền cho khí đốt, dầu và than của Nga. Đáng nói đến, số tiền thậm chí còn lớn hơn khoản viện trợ mà EU gửi cho Ukraine.

Ngân sách của Điện Kremlin đang tăng lên nhờ giá nhiên liệu tăng mạnh. Giá thô dầu Brent chuẩn quốc tế đã tăng 60% so với cùng kỳ năm 2021. Ngay cả khi các nước phương Tây hạn chế mua dầu Nga, Moscow vẫn thu về lợi nhuận kỷ lục.


Cuộc chiến ở Ukraine và các đòn trừng phạt nhắm vào Moscow khiến cho giá dầu và khí đốt toàn cầu tăng phi mã. Ảnh: Reuters
Cuộc chiến ở Ukraine và các đòn trừng phạt nhắm vào Moscow khiến cho giá dầu và khí đốt toàn cầu tăng phi mã. Ảnh: Reuters

Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch, trong 100 ngày đầu tiên của cuộc xung đột chính trị Nga - Ukraine, Nga đã thu về 98 tỷ USD doanh thu từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch. Hơn một nửa doanh thu đến từ EU, khoảng 60 tỷ USD.

EU đang lên kế hoạch cấm cục bộ nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay. Nhưng giới quan sát cho rằng quá trình đó sẽ phải mất nhiều năm. Theo dữ liệu của Eurostat, trong năm 2020, Nga chiếm phần lớn lượng khí đốt (41%) và dầu (36%) nhập khẩu của EU.

"Ngay cả khi bán ít năng lượng hơn cho phương Tây, doanh thu dầu và khí đốt của Nga vẫn lập đỉnh. Nhờ đó, thặng dư tài khoản vãng lai của Moscow đã đạt kỷ lục", ông Max Hess, thành viên tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại đưa ra nhận định.

Theo ngân hàng trung ương Nga, trong 5 tháng đầu năm 2022, thặng dư tài khoản vãng lai của Nga đạt hơn 110 tỷ USD, gấp hơn 3,5 lần cùng kỳ năm 2021.

Các biện pháp kiểm soát vốn và đòn trừng phạt

Các biện pháp kiểm soát vốn cũng đóng vai trò lớn khiến cho đồng RUB tăng giá trị. Thêm vào đó, những đòn trừng phạt khiến Nga giảm nhập khẩu.

"Giới chức Moscow đã thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn tương đối nghiêm ngặt ngay sau khi phương Tây giáng đòn trừng phạt vào Nga", Giám đốc chiến lược các thị trường mới nổi tại Medley Global Advisors (có trụ sở ở New York) - ông Nick Stadtmiller bình luận.

"Điều này khiến tiền vào ồ ạt nhờ xuất khẩu nhưng tiền ra tương đối nhỏ giọt. Hiệu ứng ròng khiến đồng RUB mạnh hơn", ông nói thêm.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng sức mạnh của đồng RUB gia tăng không đồng nghĩa với nền kinh tế Nga miễn nhiễm với tác động từ những đòn trừng phạt.

"Đồng RUB đã không còn là thước đo sức khỏe của nền kinh tế", ông Max Hess, thành viên tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại.

"Sức mạnh của đồng RUB liên quan đến thặng dư trong cán cân thanh toán tổng thể, vốn được thúc đẩy bởi những yếu tố ngoại sinh liên quan tới các lệnh trừng phạt, giá hàng hóa và chính sách, thay vì các xu hướng và nền tảng vĩ mô cơ bản", Trưởng bộ phận Ngoại hối tại Barclays - ông Themos Fiotakis giải thích.

Vào giữa tháng 5, Bộ Kinh tế Nga dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ đạt gần 7% trong năm nay. Cơ quan này cho rằng tỷ lệ này khó trở về mức năm 2021 trước năm 2025.

Kể từ khi Nga đổ quân vào Ukraine, hàng nghìn công ty quốc tế đã rời khỏi Nga, khiến cho số lượng lớn người Nga rơi vào cảnh thất nghiệp.

Theo cơ quan thống kế liên bang Rosstat của Nga, đầu tư nước ngoài đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tỷ lệ nghèo đói đã tăng gần gấp đôi chỉ trong vỏn vẹn 5 tuần đầu tiên của cuộc xung đột.

Theo dữ liệu quý I năm 2022, 21 triệu người Nga đang sống trong cảnh nghèo đói, tăng từ mức 12 triệu người trước đó. "Đồng RUB đã không còn là thước đo sức khỏe của nền kinh tế", ông Hess nhận định.

Theo ông Fiotakis, sức mạnh của đồng RUB có tăng hay không còn phụ thuộc vào tình hình địa chính trị, cũng như các điều chỉnh chính sách từ phía Moscow. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

1 ngày trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

2 ngày trước