meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bán nhiên liệu cho Trung Quốc, Ấn Độ trong 3 tháng, Nga “bỏ túi” 24 tỷ USD

Thứ bảy, 09/07/2022-18:07
Kể từ khi Mỹ và phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt, Nga đã đẩy mạnh xuất khẩu dầu sang châu Á với hai khách hàng lớn là Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo dữ liệu hải quan mới nhất, chỉ trong 3 tháng (từ tháng 3-5), Trung Quốc đã chi ra 18,9 tỷ USD để mua nhiên liệu từ Nga, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, 1 khách hàng lớn khác là Ấn Độ cũng chi 5,1 tỷ USD trong cùng kỳ, gấp  5 lần so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, tổng lượng nhập khẩu năng lượng của Nga ở cả  Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng thêm hơn 13 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.

Nhập khẩu nhiên liệu từ Trung Quốc và Ấn Độ tăng mạnh giúp Nga bù đắp doanh thu giảm do bị Mỹ và các nước phương Tây áp lệnh trừng phạt nhằm phản ứng cuộc xung đột Nga-Ukraine. Các lệnh trừng phạt này đã đẩy giá nhiên liệu tăng vọ và khiến lạm phát tăng cao, đe doạ đẩy các nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái.


Sản lượng nhập khẩu dầu Nga của Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái
Sản lượng nhập khẩu dầu Nga của Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái

Vào tháng 5 vừa qua, Trung Quốc và Ấn Độ đã mua thêm một triệu thùng dầu có xuất xứ từ Nga mỗi ngày. Con số này tương đương với 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga  và giúp Moscow có khả năng thoát khỏi các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây.

"Trung Quốc về cơ bản đang mua mọi thứ mà Nga có thể xuất khẩu qua đường ống và các cảng ở Thái Bình Dương. Còn Ấn Độ là khách mua chính của các mặt hàng Nga mà châu Âu xa lánh", Lauri Myllyvirta, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch ở Phần Lan, nhận xét.

Ông Myllyvirta cũng đưa ra dự báo xu hướng nhập khẩu dầu của Nga sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới khi Trung Quốc và Ấn Độ đang đẩy mạnh gom hàng trong bối cảnh giá năng lượng toàn cầu tăng cao còn giá dầu của Nga lại giảm mạnh so với các giá chuẩn thế giới.

Trên cơ sở khối lượng, nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng chậm trong tháng 6, trong khi đó đất nước đông dân thứ 2 thế giới lại có thể có thêm động lực để tăng cường mua thêm dầu từ Nga trong những tháng tới khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) với dầu Nga có hiệu lực.

Tính riêng dầu thô, nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 là khoảng 2 triệu thùng mỗi ngày, chiếm 15% nhu cầu dầu thô của quốc gia này và tương đương với khối lượng kỷ lục trong tháng 5.

Nền kinh tế thứ 2 thế giới dự kiến sẽ nhập khoảng 880.000 thùng dầu từ Nga mỗi ngày thông qua 2 đường ống Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO) và đường ống Kazakhstan - Trung Quốc theo các thỏa thuận của chính phủ. Cả ba dự án đều bơm dầu với tốc độ tối đa.


Ấn Độ tranh thủ mua dầu giá rẻ của Nga
Ấn Độ tranh thủ mua dầu giá rẻ của Nga

Nga từ lâu đã có mối quan hệ thương mại và chiến lược với Trung Quốc và Ấn Độ. Bên cạnh việc giảm sâu giá dầu, Nga cũng chấp nhận thanh toán bằng đồng nội tệ để giữ cho dòng chảy thương mại sang các nước này tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong năm nay.
Nhìn lại về lịch sử, Ấn Độ rất ít nhập dầu thô từ Nga. Tuy nhiên, khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra, các lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga của phương Tây đã làm cân bằng lại dòng chảy dầu của thế giới. Còn Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới và sở hữu các đường ống chuyên dụng dẫn dầu và khí đốt ở Siberia. Kể cả khi mức tiêu thụ năng lượng bị hạn chế trong nửa đầu năm 2022, một phần do các biện pháp phong tỏa và hạn chế phòng dịch Covid-19, nước này vẫn chi mạnh tay để nhập khẩu năng lượng của Nga. 

Bên cạnh đó, mức nhập khẩu năng lượng từ Nga của Ấn Độ kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra đã tăng đáng kể. Phần lớn nguyên nhân bởi quốc gia này không có đường biên giới đường bộ với Nga và các cảng của Ấn Độ thường nằm ở những vị trí quá xa để có thể vận chuyển tiết kiệm nhiên liệu. Bởi vậy, New Delhi đã quyết định chi hơn 8,8 tỷ USD nhập khẩu xăng dầu và than đá từ Nga trong khoảng thời gian từ 24/2, thời điểm Nga tấn công Ukraine, tới 30/6. Theo một quan chức giấu tên của Bộ Thương mại Ấn Độ.
con số này nhiều hơn mức chi tiêu của Ấn Độ cho tất cả các mặt hàng của Nga trong cả năm 2021, 

Ngoài dầu và than đá, Ấn Độ còn nhập ba chuyến hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ nhập một chuyến, theo dữ liệu theo dõi tàu biển của Bloomberg.

Dù Trung Quốc và Ấn Độ vẫn xếp sau châu Âu về doanh số bán hàng tổng thể của Nga năm nay, lượng mua hàng của châu  u được dự báo sẽ tiếp tục giảm khi lệnh cấm nhập khẩu than và dầu có hiệu lực, và khi Moscow ngừng cung cấp khí đốt cho một số khách hàng châu Âu.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

8 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

8 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

8 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

8 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

8 giờ trước