meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bán lẻ trực tuyến là "cứu tinh" của thương mại điện tử

Thứ ba, 27/09/2022-10:09
Có thể thấy, trong bối cảnh hàng loạt cửa hàng hiện hữu của nhiều thương hiệu lớn đã buộc phải đóng cửa bởi chi phí thuê mặt bằng tăng cao và thương mại điện tử trở thành cứu tinh của ngành bán lẻ. Thị trường thương mại điện tử bán lẻ dự báo năm 2022 sẽ đạt 16,4 tỷ USD.

Hàng loạt thương hiệu quyết định đóng cửa

Theo Nhà đầu tư, tính đến sáng ngày 25/9, theo thông tin ở trên website bán hàng Bách Hóa Xanh thì chuỗi bán lẻ bách hóa này chỉ còn 1.738 cửa hàng hoạt động trên toàn quốc, chỉ trong thời gian 4 tháng qua đã giảm đi 402 cửa hàng. Khảo sát cho thấy, bên cạnh các cửa hàng đã đóng thì vẫn còn nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh ở TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh hoạt động giảm giá 50% và thanh lý hàng hóa để đóng cửa. 

Đại diện của Bách Hóa Xanh cho biết, ở trong cuộc khảo sát hồi tháng 5 thì chỉ có hơn 50% trong tổng số 2.140 cửa hàng trên toàn quốc hoạt động hiệu quả. Vị đại diện này cũng cho biết, sau thời gian đóng hàng loạt các cửa hàng không chất lượng thì Bách Hóa Xanh vẫn sẽ hoạt động bình thường và hoạt động mua bán sẽ không có nhiều thay đổi. Đơn vị này cũng kỳ vọng sẽ đạt doanh thu bình quân là 1,3 tỷ đồng/cửa hàng từ đó cũng phát triển mạnh mẽ kênh online từ đó có thể cải thiện hiệu quả hoạt động. 


Trong bối cảnh hàng loạt cửa hàng hiện hữu của nhiều thương hiệu lớn đã buộc phải đóng cửa bởi chi phí thuê mặt bằng tăng cao và thương mại điện tử trở thành cứu tinh của ngành bán lẻ
Trong bối cảnh hàng loạt cửa hàng hiện hữu của nhiều thương hiệu lớn đã buộc phải đóng cửa bởi chi phí thuê mặt bằng tăng cao và thương mại điện tử trở thành cứu tinh của ngành bán lẻ

Cũng tương tự như Bách Hóa Xanh, có hàng loạt thương hiệu bán lẻ nổi tiếng cũng đã phải đóng cửa hàng loạt cửa hàng và tái cơ cấu, đẩy mạnh bán hàng online để có thể bù lỗ và tăng trưởng hơn. 

Điển hình có Pharmacity, mặc dù đặt mục tiêu doanh thu là 1,5 tỷ USD vào năm 2025 với con số là 5.000 cửa hàng hiện hữu nhưng trong thời gian gần đây hãng dược phẩm này đã liên tục báo lỗ. 

Vào năm 2019, Pharmacity đã báo lỗ sau thuế là 265,7 tỉ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2020, mức lỗ sau thuế của đơn vị này ghi nhận là 194,2 tỉ đồng. Còn trong năm 2021, doanh thu của chuỗi nhà thuốc này ghi nhận đạt 3.567 tỉ đồng, so với năm 2020 tăng gấp đôi. Phía Pharmacity tiết lộ bắt đầu có lãi từ tháng 7/2021 theo chỉ số EBITDA. 

Có thể thấy, ông lớn trên thị trường thuốc đã phình to chỉ trong thời gian ngắn với khoảng 2.000 cửa hàng trên cả nước. Mặc dù vậy thì thời gian gần đây thương hiệu này đã liên tục đóng cửa hàng trăm nhà thuốc hoạt động không hiệu quả để tiến hành tái cơ cấu cũng như đẩy mạnh việc bán hàng trực tuyến. 



JLL và CBRE Việt Nam cho biết, giá thuê mặt bằng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu tăng trở lại
JLL và CBRE Việt Nam cho biết, giá thuê mặt bằng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu tăng trở lại

Cứu tinh của thương mại điện tử là bán lẻ trực tuyến

Các chuyên gia cho biết, trong bối cảnh chi phí thuê mặt bằng khu vực trung tâm các thành phố lớn tăng cao cũng như căng thẳng địa chính trị cũng như lạm phát gây ảnh hưởng hay việc hàng loạt thương hiệu lớn đóng cửa hàng hiện hữu cũng là điều dễ hiểu. Và hơn lúc nào hết, thị trường bán lẻ Việt Nam cũng cần được định hình lại với vị cứu tinh mang tên là thương mại điện tử. 

Mặc dù vẫn còn những hạn chế so với kênh bán hàng trực tiếp như chất lượng kém hơn so với quảng cáo hay lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ, chi phí vận chuyển cao cũng như giao nhận hàng, chăm sóc khách hàng kém,... nhưng dự báo của các đơn vị uy tín đều cho thấy ngành bán lẻ trực tuyến của Việt Nam sẽ bùng nổ. 

JLL và CBRE Việt Nam cho biết, giá thuê mặt bằng bán lẻ ở TP. Hồ Chí Minh đang có dấu hiệu tăng trở lại. Đại diện của CBRE Việt Nam cho hay: “Giá chào thuê trung bình đối với tầng trệt và tầng 1 của các Trung tâm thương mại ở khu vực trung tâm đạt mức đỉnh mới ghi nhận là 206 USD/m2/tháng, tăng khoảng 50% theo năm, so với khu vực ngoài trung tâm (37 USD/m2/tháng) gấp hơn 5,5 lần. Đặc biệt, tỷ giá ở một số vị trí đắc địa ở khu vực trung tâm thậm chí cũng được ghi nhận lên tới 250-350 USD/m2/tháng”. 



Và cũng trong thời gian 5 năm qua, số người mua sắm trực tuyến của Việt Nam đã ghi nhận tăng từ 33,6 triệu người vào năm 2017 lên mức 4,6 triệu người trong năm 2021
Và cũng trong thời gian 5 năm qua, số người mua sắm trực tuyến của Việt Nam đã ghi nhận tăng từ 33,6 triệu người vào năm 2017 lên mức 4,6 triệu người trong năm 2021

Trong khi đó thì theo JLL Việt Nam, không có gì ngạc nhiên khi giá thuê thuần ở thị trường này gia tăng và khi quý 1/2022 đã chứng kiến giá thuê giảm đáng kể bởi chính sách giảm giá ở sau dịch bệnh. 

Đại diện JLL Việt Nam cho biết: “Giá thuê mặt bằng trung bình hồi phục về mức, đạt 41,7 USD/m2/tháng tăng 12,2% theo so với cùng k”. 

Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 (Bộ Công Thương) cho biết, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ ở Việt Nam năm 2021 ghi nhận 13,7 tỷ USD, so với năm 2020 tăng 1,9 tỷ USD. Con số này ghi nhận cao gấp 2 lần năm 2017 và thời điểm bắt đầu bùng nổ của thương mại điện tử Việt Nam khi đó thị trường chỉ ghi nhận đạt  6,2 tỷ USD.

Và cũng trong thời gian 5 năm qua, số người mua sắm trực tuyến của Việt Nam đã ghi nhận tăng từ 33,6 triệu người vào năm 2017 lên mức 4,6 triệu người trong năm 2021. Giá trị mua sắm trực tuyến của một số người cũng ghi nhận tăng từ 186 lên 251 USD sau thời gian 5 năm. Trong năm 2021, Việt Nam ghi nhận hơn 58,2% người dùng internet mua sắm qua mạng hàng tuần trong khi đó con số này trung bình của toàn cầu ghi nhận là 58,4%.

Theo dữ liệu từ các báo cáo của Google, Temasek và Bain&Company, doanh thu kinh tế internet của Việt Nam đến năm 2025 sẽ tăng lên thành 57 tỷ USD trong khi đó năm 2021 là 21 tỷ USD. Nếu so với các nước trong khu vực thì quy mô kinh tế internet của Việt Nam trong năm 2021 bằng Malaysia, kém Indonesia (ghi nhận 70 tỷ USD) và Thái Lan (ghi nhận 30 tỷ USD), hơn Philipines (ghi nhận 17 USD) và Singapore (ghi nhận 15 tỷ USD). Theo dự đoán của Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, trong năm 2022 quy mô thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ đạt mức 16,4 tỷ USD. CBRE Châu Á cũng dự đoán, doanh thu từ thị trường này của Việt Nam trong năm 2025 sẽ đạt khoảng 25-27 tỷ USD.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

2 ngày trước