Bách Hóa Xanh chưa dừng lại cuộc "thanh lọc": Dự kiến có 150-250 cửa hàng nữa bị "xóa sổ"
BÀI LIÊN QUAN
Đóng 316 cửa hàng chỉ sau hơn 2 tháng, cuộc "đại phẫu" lần này có giúp Bách Hóa Xanh thu về lợi nhuận?Ông chủ chuỗi Bách Hoá Xanh hứa "mở cái nào là thắng cái đó"Bất ngờ trước hai thái cực trong hệ sinh thái MWG: Avakids và An Khang liên tục mở mới, Bách Hóa Xanh đóng gần 170 cửa hàngTheo Nhịp sống Kinh tế, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động mới đây đã công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2022. Trong khi nhà thuốc An Khang, Chuỗi Mẹ & Bé AVAKids "lớn nhanh như thổi" cùng với số lượng cửa hàng liên tục tăng thì Bách Hóa Xanh đang được MWG trùng tu lại hàng loạt. Cũng kể từ tháng 4/2022, MWG dã bắt đầu thay đổi layout (cách bố trí và sắp xếp cửa hàng) dành cho chuỗi siêu thị chuẩn mới đó là chỉ tập trung vào 2.000 - 3.000 SKUs có nhu cầu tiêu dùng cao và thường xuyên, đồng thời cũng xây dựng nên chính sách hàng hóa mới từ đó biến Bách Hóa Xanh trở thành lựa chọn hàng đầu về sản phẩm tươi sống của những người nội trợ. Và chỉ trong thời gian 2 tháng, có 1.500 cửa hàng Bách Hóa Xanh đã được thay áo mới với mức doanh thu bình quân đạt mức 1,2 tỷ đồng/cửa hàng. Đến ngày 22/7, MWG đã cơ bản hoàn tất layout mới cho toàn bộ cửa hàng hiện hữu. Dù vậy, ngoài việc thay đổi diện mạo, MWG cũng đã thẳng tay đóng các cửa hàng hoạt động không hiệu quả. Đây chính là những cửa hàng gặp vấn đề như hạn chế về vị trí và diện tích không thể thay đổi hay tỷ lệ chi phí thuế trên doanh thu quá cao, khó đạt được điểm hòa vốn ngay cả khi doanh thu cửa hàng tiếp tục tăng cũng như không tối ưu về logistics (lợi nhuận từ phía cửa hàng không đủ bù chi phí kho vận bởi cách xa trung tâm phân phối).
Bách Hóa Xanh đóng cửa hàng trăm cửa hàng, đang rà soát để đóng tiếp
Theo ghi nhận, hiện nhiều điểm bán của Bách Hóa Xanh tại TP. HCM đã và đang đẩy mạnh hoạt động giảm giá 50%, thanh lý hàng hóa để đóng cửa, một số cửa hàng thực hiện xong việc thanh lý hàng hóa đã đóng cửa từ nhiều ngày qua. Trên website bán hàng Bách Hóa Xanh, chuỗi bán lẻ bách hóa này hiện chỉ còn hiển thị 1.824 cửa hàng hoạt động, giảm đi 316 cửa hàng chỉ trong hơn 2 tháng vừa qua.Lý do khiến WinMart và WinMart+ đạt điểm hòa vốn - điều mà Bách Hóa Xanh chưa thể thực hiện?
Từ cuối năm 2019, Masan Group đã tiếp nhận chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart + với khoản lỗ 100 triệu USD. Biên lợi nhuận của WinCommerce đã cải thiện từ 14% lên 21,5% trong giai đoạn từ năm 2019 - 2021. Tập đoàn cũng đặt mục tiêu có 30.000 cửa hàng mini mall đến năm 2024 và doanh thu từ 7 - 10 tỷ USD cho mảng bán lẻ.Đến cuối năm 2021, Bách Hóa Xanh đã sở hữu hơn 2.000 điểm bán hàng, vượt mốc 1 tỷ USD doanh thu. Mặc dù vậy, tính đến tối ngày 12/7, theo thông tin trên website thì chuỗi siêu thị - bách hóa này chỉ còn sở hữu 1.952 điểm bán, tức giảm 188 cửa hàng. Cũng theo kế hoạch của MW, việc đóng các cửa hàng không hiệu quả cũng sẽ tiếp tục được thực hiện và hoàn thành trong quý 3/2022. Dự kiến sẽ chỉ còn 1.700-1.800 cửa hàng được vận hành vào quý 2 - nghĩa là khoảng 152 - 252 điểm bán sẽ tiếp tục bị xóa sổ. Mặc dù vậy, MWG vẫn rất lạc quan vào tình hình kinh doanh của Bách Hóa Xanh khi cho biết mục tiêu doanh thu là 1,3 tỷ đồng/cửa hàng có thể đến ngay trong quý 3 và sớm hơn so với kỳ vọng ban đầu của công ty vào thời điểm cuối năm 2022. Còn trong quý 4, Bách Hóa Xanh cũng sẽ tập trung vào việc hoàn thiện nền tảng back - end, tối ưu vận hành để có thể cải thiện mạnh mẽ về biên lợi nhuận.
Đến hiện tại, sau nửa năm đầu 2022, Thế Giới Di Động (bao gồm Topzone) và Điện Máy Xanh vẫn được xem là trụ cột và mang về 80,5% doanh thu cho MWG. Trong đó, khoản doanh thu của Thế Giới Di Động (bao gồm Topzone) ghi nhận xấp xỉ gần 19.000 tỷ đồng còn doanh thu của Điện Máy Xanh là 38.000 tỷ đồng, Bách Hóa Xanh ghi nhận là 12.800 tỷ đồng, tương đương 18,1%.