meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất ngờ trước hai thái cực trong hệ sinh thái MWG: Avakids và An Khang liên tục mở mới, Bách Hóa Xanh đóng gần 170 cửa hàng

Chủ nhật, 17/07/2022-16:07
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, Thế Giới Di Động (MWG) đang tiến hành tái định vị chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh. Trong khi đó, Avakids, TopZone và An Khang lại liên tục được mở rộng, đạt đến các cột mốc mới đầy ấn tượng về quy mô cửa hàng. 

Nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh đóng cửa

Được biết, chuỗi Bách Hóa Xanh được CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) ra mắt từ năm 2015. Tuy nhiên, phải đến năm 2020-2021, Bách Hoa Xanh mới thực sự tăng trưởng bùng nổ nhờ hưởng lợi từ dịch bệnh Covid-19. Chỉ trong năm 2020, chuỗi Bách Hóa Xanh đã mở thêm 700 cửa hàng, mỗi tháng trung bình mở thêm 58 cửa hàng mới. Kết thúc năm 2021, chuỗi Bách Hóa Xanh đã ghi nhận hơn 2.000 cửa hàng, đồng thời doanh thu vượt mốc 1 tỷ USD.

Thời điểm hiện tại, thông tin hàng loạt cửa hàng Bách Hóa Xanh đóng cửa đang khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí là lo lắng. Cụ thể, thời gian gần đây nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh đồng loạt treo biển xả kho và giảm giá, thậm chí nhiều cửa hàng còn đồng loạt treo biển “Sốc, xả kho giảm đến 50%”. 

Đáng chú ý, trong số những cửa hàng treo biển giảm giá và xả kho, khá nhiều cửa hàng Bách Hóa Xanh mới được thành lập không lâu. Hầu hết những cửa hàng này mới được khai trương từ cuối năm trước, thời điểm TP.HCM bắt đầu mở cửa trở lại sau thời gian dài giãn cách xã hội.


Thời điểm hiện tại, chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh đang trải qua đợt tái cấu trúc lớn, hướng tới mục tiêu IPO cũng như chuẩn bị cho chiến lược mở rộng “thần tốc” kể từ năm sau
Thời điểm hiện tại, chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh đang trải qua đợt tái cấu trúc lớn, hướng tới mục tiêu IPO cũng như chuẩn bị cho chiến lược mở rộng “thần tốc” kể từ năm sau

Theo báo cáo tài chính quý đầu năm của MWG, tính đến tháng 4/2022, toàn chuỗi Bách Hóa Xanh có tổng cộng 2.140 cửa hàng. Tuy nhiên đến hiện tại, số cửa hàng tính đến ngày 11/7 vừa qua chỉ còn 1.972 cửa hàng. Có thể thấy, chỉ trong vòng 2 tháng ngắn ngủi, chuỗi Bách Hóa Xanh đã đóng cửa gần 170 điểm bán. 

Theo đại diện Bách Hóa Xanh, doanh nghiệp đang trong giai đoạn tái định vị và củng cố nền tảng bán hàng. Do đó, những cửa hàng hoạt hoạt động không hiệu quả sẽ đóng cửa và ngừng hoạt động. Từ tháng 4 năm nay, MWG bắt đầu thay đổi layout (cách bố trí – sắp xếp cửa hàng) cho chuỗi siêu thị Bách Hóa Xanh theo chuẩn mới. Theo đó, công ty chỉ tập trung vào 2.000-3.000 sản phẩm có nhu cầu tiêu dùng cao và thường xuyên. Đồng thời, MWG cũng xây dựng chính sách hàng hóa mới, biến Bách Hóa Xanh thành lựa chọn hàng đầu về sản phẩm tươi sống của người nội trợ. 

Chỉ sau 1 tháng, 50% số cửa hàng của Bách Hóa Xanh đã được thay đổi layout. Đồng thời, chuỗi cũng đặt mục tiêu sẽ thay layout toàn bộ cửa hàng hiện hữu trong quý 3 năm nay. Đến quý 4, doanh nghiệp dự kiến sẽ hoàn tất cơ bản việc tự động hóa nền tảng backend, bao gồm: Dự báo mua hàng, tối ưu hóa danh mục sản phẩm kinh doanh cho từng loại cửa hàng, tinh gọn quy trình vận hành, cảnh báo và kiểm soát thất thoát… và nâng cấp chất lượng dịch vụ một cách vượt trội.

Thời điểm hiện tại, chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh đang trải qua đợt tái cấu trúc lớn, hướng tới mục tiêu IPO cũng như chuẩn bị cho chiến lược mở rộng “thần tốc” kể từ năm sau. Năm 2022, ưu tiên lớn nhất của Bách Hóa Xanh là hoàn thiện nền tảng vận hành và không mở thêm điểm bán mới. 

Tình cảnh trái ngược đối với các thành viên khác của MWG

Trái ngược với tình cảnh quy mô ngày càng thu hẹp của Bách Hóa Xanh, các thành viên khác trong hệ sinh thái MWG như Avakids, Topzone, An Khang… vẫn đang miệt mài trong quá trình mở rộng quy mô. Chỉ trong 5 tháng đầu năm, chuỗi Điện Máy Xanh Supermini mở thêm 317 cửa hàng, chuỗi nhà thuốc An Khang thêm 101 điểm bán mới còn Topzone cũng mở thêm 36 cửa hàng. 


Mục tiêu của Avakids là mở 200 điểm bán trong năm nay, nhanh chóng bắt kịp các tên tuổi sừng sỏ như Bibomart hay Kidsplaza, đồng thời rút ngắn khoảng cách với chuỗi Con Cưng về số lượng cửa hàng
Mục tiêu của Avakids là mở 200 điểm bán trong năm nay, nhanh chóng bắt kịp các tên tuổi sừng sỏ như Bibomart hay Kidsplaza, đồng thời rút ngắn khoảng cách với chuỗi Con Cưng về số lượng cửa hàng

Có thể thấy, MWG không chỉ tái cấu trúc lại Bách Hóa Xanh mà còn đặt ra nhiều mục tiêu lớn hơn, thể hiện rõ tham vọng thống lĩnh thị trường khi không ngừng thử nghiệm, mở rộng sang các lĩnh vực mới.

Mới ngày 1/6 vừa qua, Avakids đã tổ chức ăn mừng cột mốc 50 cửa hàng. Đây là “con cưng” mới của MWG với mô hình thử nghiệm mới trong ngành bán lẻ mẹ & bé. Mục tiêu của Avakids là mở 200 điểm bán trong năm nay, nhanh chóng bắt kịp các tên tuổi sừng sỏ như Bibomart hay Kidsplaza, đồng thời rút ngắn khoảng cách với chuỗi Con Cưng về số lượng cửa hàng. Chiến lược của Avakids là tập trung phủ sóng tại khu vực nông thôn và các tỉnh lẻ, nơi mà những cái tên lớn như Con Cưng, Kidsplaza hay Bibomart đều chưa tập trung đến.

Cụ thể, nhân dịp Avakids đón cửa hàng thứ 50, CEO Đoàn Văn Hiểu Em từng khẳng định rằng: “Đây được xem là cột mốc quan trọng từ KHÔNG thành CÓ, chuyển qua giai đoạn từ CÓ thành NHIỀU hơn nữa cho 1 lĩnh vực hoàn toàn mới, lĩnh vực Mẹ & Bé. Chúng tôi đặt mục tiêu đạt 200 cửa hàng vào cuối 2022 và tiếp tục phát triển trong 2 năm tiếp theo đến 2024 trở thành nhà bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam về lĩnh vực mẹ & bé cả về số lượng cửa hàng và doanh thu đóng cho MWG”.

Trong một diễn biến khác, trong tháng 6  TopZone cũng đã đón cột mốc cửa hàng thứ 50. Mục tiêu của TopZone là hoàn thành 200 cửa hàng đến cuối năm nay. Trong khi đó, F Studio by FPT - đối thủ truyền kiếp của Topzone dù đã đời từ 2012 nhưng đến 2018 mới chỉ có 20 điểm bán. Trước đó, FPT Retail từng có kế hoạch mở được 102 cửa hàng vào năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, nhà bán lẻ này vẫn không công khai số điểm bán hiện có của mình.

Lũy kế đến tháng 5 năm nay, Topzone đã mang về 840 tỷ đồng doanh thu cho công ty mẹ MWG. Về Topzone, CEP Đoàn Văn Hiểu Em từng chia sẻ rằng: “Với 200 cửa hàng TopZone cùng hơn 3.000 cửa hàng thegioididong.com, MWG kỳ vọng doanh thu các sản phẩm Apple vào cuối năm 2023 sẽ đạt 1 tỷ USD, chiếm lĩnh 40% thị phần tại Việt Nam.


Có thể thấy, ngoại trừ Bách Hóa Xanh thì TopZone, Avakids và An Khang đều đang trong giai đoạn mở rộng quy mô; nhưng chuỗi các cửa hàng Điện Máy Xanh và Thegioididong.com vẫn là hai trụ cột chính, đóng góp phần lớn doanh thu của MWG
Có thể thấy, ngoại trừ Bách Hóa Xanh thì TopZone, Avakids và An Khang đều đang trong giai đoạn mở rộng quy mô; nhưng chuỗi các cửa hàng Điện Máy Xanh và Thegioididong.com vẫn là hai trụ cột chính, đóng góp phần lớn doanh thu của MWG

Nếu tham vọng này được hiện thực hóa, Thế Giới Di Động không chỉ là kênh bán hàng có thị phần lớn nhất Việt Nam mà còn trở thành nhà mua hàng có doanh số lớn nhất của Apple tại châu Á”.

Cách đây không lâu, theo như chia sẻ của CEO Đoàn Văn Hiểu Em, chuỗi nhà thuốc An Khang cũng mới đón chào thêm cửa hàng thứ 500, đạt KPI đặt ra hồi đầu năm nay. Thời điểm trước đó, Thế Giới Di Động vẫn còn khá thận trọng và chưa dành nhiều nguồn lực cho chuỗi nhà thuốc này. 

Có thể thấy, ngoại trừ Bách Hóa Xanh thì TopZone, Avakids và An Khang đều đang trong giai đoạn mở rộng quy mô. Tuy nhiên, chuỗi các cửa hàng Điện Máy Xanh và Thegioididong.com vẫn là hai trụ cột chính, đóng góp phần lớn doanh thu của MWG. Trong đó, vì đang trong công cuộc tái cấu trúc nên chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh đang đóng góp 17,7% tổng doanh thu của Tập đoàn. Đáng chú ý, 1,2% doanh thu đến từ các mảng kinh doanh còn lại. 

Kết thúc 5 tháng đầu năm nay, MWG ghi nhận lợi nhuận đạt 2.202 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ khi chỉ tăng 1%. Với kết quả này, MWG mới chỉ đạt được 35% kế hoạch lợi nhuận năm 2022 đề ra trước đó. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

11 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

11 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

11 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

11 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

11 giờ trước