meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bắc Ninh tiếp đà phục hồi, sẵn sàng lên thành phố trực thuộc Trung ương

Thứ hai, 31/10/2022-14:10
Là một trong ba tỉnh sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương (cùng Khánh Hòa và Thừa Thiên Huế), Bắc Ninh là địa phương luôn duy trì được đà tăng trưởng tốt. Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, kinh tế - xã hội tiếp nối đà phục hồi 8 tháng qua, tháng 9 và 9 tháng năm 2022 tiếp tục đạt kết quả tích cực trên nhiều ngành, lĩnh vực.

GRDP ước đạt hơn 100.000 tỷ đồng

Theo tienphong.vn, báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh cho biết, GRDP của tỉnh Bắc Ninh 9 tháng năm 2022 (theo giá so sánh 2010) ước đạt 100.760 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,01%, vì chiếm tỷ trọng nhỏ nên làm giảm rất ít điểm phần trăm tăng trưởng GRDP; công nghiệp - xây dựng tăng 8,92%, đóng góp 6,7 điểm phần trăm (riêng ngành công nghiệp tăng 9,64%, đóng góp 6,89 điểm phần trăm); các ngành dịch vụ tăng rất cao 16,5%, đóng góp 2,9 điểm phần trăm và thuế sản phẩm tăng 2,32%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm. 

Mức tăng GRDP 9,7% là mức tăng trưởng cao nhất trong 9 tháng đầu năm kể từ năm 2019 đến nay và cũng cao hơn nhiều so với kịch bản tăng trưởng 9 tháng từ 4,2 đến 5,1%. Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) 9 tháng năm 2022 ước đạt 176.444 tỷ đồng; trong đó, khu vực nông lâm thủy sản ước đạt 4.323 tỷ đồng, chiếm 2,45%; khu vực công nghiệp – xây dựng ước đạt 134.205 tỷ đồng, chiếm 76,06%; khu vực dịch vụ ước đạt 31.200 tỷ đồng, chiếm 17,68% và thuế sản phẩm ước đạt 6.716 tỷ đồng, chiếm 3,81%. So với 9 tháng năm 2021, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản; công nghiệp – xây dựng và thuế sản phẩm.


Ngày 24/2/2022, Thủ tướng đã ký quyết định đưa Bắc Ninh vào quy hoạch phát triển, trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn 2021-2030.
Ngày 24/2/2022, Thủ tướng đã ký quyết định đưa Bắc Ninh vào quy hoạch phát triển, trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn 2021-2030.

Tính chung 9 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước của Bắc Ninh ước đạt 21.214 tỷ đồng, bằng 69,4% dự toán năm 2022, giảm (-5,5%) so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Thu nội địa đạt 15.287 tỷ đồng, bằng 65,7% và (-7,4%); thu từ Hải quan đạt 5.917 tỷ đồng, bằng 81,1% và (-0,3%). Kết quả thu nội địa bước sang quý III/2022 bị chững lại, song thu nội địa cũng phản ánh khá tích cực chuyển biến về kinh tế - xã hội trên cơ sở thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo tinh thần nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và việc triển khai nhanh chóng, kịp thời các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh theo Nghị quyết số 11/NQ-CP. 

Trong khi đó, chi ngân sách ước đạt 10.685 tỷ đồng, bằng 56,8% dự toán năm 2022, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn FDI điều chỉnh tăng hơn 3 lần

9 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mặc dù tăng nhẹ (+1,7%) so với cùng kỳ nhưng mới đạt 62,3% kế hoạch năm 2022, chậm hơn khá nhiều so với tiến độ. Nhất là, vốn đầu tư công chỉ đạt 56,6% kế hoạch, như vậy chi ngân sách cho đầu tư công tiếp tục gặp khó khăn gây khó khăn cho việc hấp thụ vốn của nền kinh tế, việc không hấp thụ được vốn thì sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu, kế hoạch chung của tỉnh đồng thời tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của các dự án lớn trong đó có các dự án FDI.


Bắc Ninh là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư FDI nhiều nhất cả nước.
Bắc Ninh là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư FDI nhiều nhất cả nước.

Thu hút đầu tư FDI 9 tháng năm 2022 tuy giảm về số dự án và vốn đăng ký cấp mới, song một số doanh nghiệp FDI duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng dự án, do đó vốn đầu tư điều chỉnh tăng (gấp hơn 3 lần) so với cùng kỳ năm trước. 

Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã cấp mới đăng ký đầu tư cho 41 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 14.159 tỷ đồng; cấp đăng ký đầu tư điều chỉnh cho 88 dự án đầu tư, trong đó có 30 dự án điều chỉnh vốn với tổng số vốn điều chỉnh tăng 777 tỷ đồng. 

Riêng trong tháng 9, cấp đăng ký điều chỉnh cho 02 dự án với tổng vốn đầu tư là 101 tỷ đồng; cấp điều chỉnh cho 07 dự án đầu tư trong đó có 01 dự án điều chỉnh vốn với tổng số vốn điều chỉnh tăng 24 tỷ đồng. 

Lũy kế đến đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã cấp 1.536 dự án đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh đạt 250.425 tỷ đồng (trong đó: cấp Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho 35 dự án với tổng mức đầu tư 16.522 tỷ đồng; cấp đầu tư cho 21 dự án hạ tầng KCN nguồn vốn trong nước là 35.875 tỷ đồng). 


Một góc khu đô thị Võ Cường, một trong những khu đô thị hiện đại bậc nhất tỉnh Bắc Ninh.
Một góc khu đô thị Võ Cường, một trong những khu đô thị hiện đại bậc nhất tỉnh Bắc Ninh.

Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã thu hút được về số lượng là 85 dự án FDI đăng ký cấp mới giảm 12 dự án so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký mới đạt 169,5 triệu USD . Vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 61,4%; ngoài ra, điều chỉnh vốn cho 97 dự án, với số vốn điều chỉnh tăng 1.571 triệu USD; góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp 31 lượt với giá trị là 33,4 triệu USD; thu hồi 35 dự án với tổng vốn đầu tư là 92,9 triệu USD. 

Riêng trong tháng 9, cấp mới đăng ký đầu tư cho 17 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 21,7 triệu USD; điều chỉnh vốn cho 08 dự án với số vốn điều chỉnh giảm 10,65 triệu USD; 04 lượt ra thông báo chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế với giá trị là 0,89 triệu USD; Thu hồi 03 dự án với tổng vốn 8,95 triệu USD. Lũy kế đến đến nay tỉnh đã cấp 1.536 dự án đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh đạt 250.425 tỷ đồng (trong đó: cấp Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho 35 dự án với tổng mức đầu tư 16.522 tỷ đồng; cấp đầu tư cho 21 dự án hạ tầng KCN nguồn vốn trong nước là 35.875 tỷ đồng). 

9 tháng có 1.946 doanh nghiệp thành lập mới 

Tháng 9/2022, toàn tỉnh có 195 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký bổ sung là 1.946 tỷ đồng; so với tháng trước, (-12,2%) về số doanh nghiệp và (-35%) tổng vốn đăng ký bổ sung; so với cùng tháng năm trước, (+14%) về số doanh nghiệp nhưng (-34,6%) về số vốn đăng ký. 

Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp thành lập mới đạt 6,7 tỷ đồng, so với các gốc so sánh tháng trước và cùng tháng năm trước lần lượt là (-26,1%) và (-42,6%); có 45 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (-4,3%) nhưng giữ nguyên so với cùng tháng năm trước; có 77 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, (-15,6%) nhưng (+3,2%); có 19 doanh nghiệp giải thể tự nguyện, (-44,1%) nhưng (+46,2%). 


Tính chung 9 tháng, toàn tỉnh Bắc Ninh có 1.946 doanh nghiệp thành lập mới.
Tính chung 9 tháng, toàn tỉnh Bắc Ninh có 1.946 doanh nghiệp thành lập mới.

Tính chung 9 tháng, toàn tỉnh có 1.946 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 15.583 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước, (+15,9%) về số doanh nghiệp nhưng (-25,1%) về tổng vốn đăng ký bổ sung. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 8 tỷ đồng (-35,4%) so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, còn có 694 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (+26,2%). Số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường (18,4%) so với cùng kỳ năm trước và cao hơn gấp gần 1,9 lần so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, đây là tín hiệu tốt, điều đó cho thấy xu hướng phục hồi SXKD. 

Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn tăng khá cao, cụ thể: Có 1.187 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (+26,2%); 234 doanh nghiệp giải thể tự nguyện (+58,1%). Ngoài ra, có 233 doanh nghiệp chuyển đổi loại hình (+9,9%). 

Lũy kế đến 18/9/2022, trên địa bàn tỉnh có 22.006 DN đã đăng ký, tăng 6,8% so với cùng thời điểm năm trước, với tổng số vốn điều lệ đăng ký là 350.237 tỷ đồng, tăng 12,8% và 4.611 đơn vị trực thuộc, tăng 12,6%.


Thành cổ Bắc Ninh, đây là công trình kiến trúc nghệ thuật quân sự tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh.
Thành cổ Bắc Ninh, đây là công trình kiến trúc nghệ thuật quân sự tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2022 cho thấy xu hướng kinh doanh tốt lên tăng cao hơn quý II/2022 (Tốt lên: quý III/2022 là 36,1%; quý II/2022 là 35,1%); (giữ nguyên: quý III/2022 là 36,6%; quý II/2022 là 35,7%); (khó khăn hơn: Quý III/2022 là 27,3%; quý II/2022 là 29,2%). 

Dự kiến quý IV/2022, có 48,3% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý II/2022; có 33,7% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định; số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn giảm xuống còn 18%, trong đó: Khu vực doanh nghiệp Nhà nước lạc quan nhất với 57,1% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2022 tốt hơn; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 48,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp nhất là 47,1%.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp

Tháng 9, ước tính vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 546 tỷ đồng, tăng ở cả 2 gốc so sánh, tháng trước và cùng tháng năm trước lần lượt là (+4,7%) và (+5,6%).


Cột tháp tại vòng xuyến thuộc khu đô thị Trầu Cau mang biểu tượng Lầu Sao Khuê và văn hóa quan họ, một trong những nét đặc sắc của Bắc Ninh.
Cột tháp tại vòng xuyến thuộc khu đô thị Trầu Cau mang biểu tượng Lầu Sao Khuê và văn hóa quan họ, một trong những nét đặc sắc của Bắc Ninh.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN đạt 4.070 tỷ đồng, tăng (+4,4%) so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của NSNN do địa phương quản lý vẫn đạt tỷ lệ thấp 56,6% kế hoạch vốn năm 2022.

Xét theo cấp quản lý, vốn NSNN cấp tỉnh, ước đạt 1.940 tỷ đồng, (-5,4%) so với cùng kỳ năm trước và đạt 74,5% kế hoạch năm, các công trình trọng điểm của nguồn vốn ngân sách tỉnh như: Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh) và các công trình thuộc các lĩnh vực chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân, giáo dục và đào tạo, lĩnh vực văn hóa, di tích lịch sử, cách mạng, xử lý nước thải khắc phục ô nhiễm môi trường, lĩnh vực nông nghiệp, xử lý sạt lở bờ, bãi đê sông... 

Khởi công một số công trình quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: Khu công nghiệp Thuận Thành I; dự án Khu nhà ở xã hội tại huyện Yên Phong (2.000 căn hộ); Bệnh viện Sản - Nhi mở rộng. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

15 giờ trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

15 giờ trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

15 giờ trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

15 giờ trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

3 ngày trước