meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ảnh hưởng từ quyết định tăng mạnh lãi suất của FED đến nền kinh tế các nước 

Chủ nhật, 19/06/2022-21:06
Giới quan sát phân tích, sau quyết định tăng lãi suất kỷ lục của FED, vẫn còn nhiều yếu tố khó dự báo ở phía trước bao gồm cả việc giá dầu tăng cao, những vấn đề về chuỗi cung ứng đi cùng với đó là tình trạng thiếu hụt nguồn cung hàng hóa. 

Theo TTXVN, hôm 15/6 vừa qua, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã công bố tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, đây là mức tăng lãi suất lớn nhất kể từ năm 1994 đến nay trong bối cảnh nước này đang nỗ lực kiềm chế lạm phát tăng phi mã.


FED đang hướng tới một cuộc “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
FED đang hướng tới một cuộc “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Với động thái chính sách mới đưa ra này, FED đã nâng lãi suất thêm 1,5 điểm phần trăm tính từ đầu năm đến nay và đưa lãi suất chuẩn vào khoảng 1,5-1,75% 

FED đã quyết định tăng lãi suất lần thứ 3 trong năm nay trong bối cảnh lạm phát ở Mỹ tăng đột biến vào tháng 5 và không có dấu hiệu hạ nhiệt như kỳ vọng. Hơn nữa, FED đã phát đi những tín hiệu sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất mạnh trong những tháng cuối năm với mức tăng không kém gì đợt đầu năm nay. Điều này khiến cho các nhà đầu tư dự đoán từ trước trở đã thành sự thật.

Mục tiêu mà FED đang cố gắng đạt được là gì?

Nhiệm vụ chính của FED chính là đưa thị trường việc làm đạt được trạng thái toàn dụng lao động đồng thời thời giữ giá cả ổn định. 

Tùy theo tình hình, các nhà chính sách sẽ phải ưu tiên một trong hai nhiệm vụ. Nếu nền kinh tế đang trong tình trạng suy yếu, lạm phát thường sẽ đi xuống và FED có thể tập trung vào việc giữ lãi suất ở mức thấp để kích thích đầu tư và thúc đẩy việc làm. Khi nền kinh tế trở nên vững mạnh, khi đó tỷ lệ thất nghiệp thường khá thấp, lúc này FED sẽ tập trung vào việc kiểm soát lạm phát.

Để kiểm soát được lạm phát, FED đã đặt ra lãi suất ngắn hạn, từ đó cũng giúp họ tác động đến lãi suất dài hạn. Ví dụ, khi FED nâng lãi suất mục tiêu ngắn hạn dẫn đến việc tăng chi phí đi vay cho các ngân hàng. Khi đó, khoản phí tăng này sẽ được các ngân hàng chuyển sang cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp dưới dạng tăng lãi suất đối với các khoản vay dài hạn dùng để mua nhà và mua ô tô.

Hiện tại, Mỹ đang là nền kinh tế số 1 thế giới, tỷ lệ thất nghiệp khá thấp, do đó FED có thể tập trung vào việc giảm lạm phát. Tuy nhiên, vấn đề mà nước này gặp phải đó là lạm phát quá cao với tốc độ tăng hàng năm lên đến 8,6%. Chính vì thế, để có thể kiềm chế lạm phát xuống mức thấp chấp nhận được đòi hỏi FED phải đưa ra mức lãi suất cao nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, hành động này của FED có thể dẫn đến suy yếu nền kinh tế đáng kể.

Do đó, việc FED đang cố gắng đạt được mục tiêu "hạ cánh mềm" với mong muốn làm giảm đà tăng lạm phát cũng kéo theo việc làm chậm đà tăng trưởng nền kinh tế, nhưng ở mức không gây ra suy thoái. 

Để ổn định giá cả mà không ảnh hưởng đến thị trường việc làm, trong những tháng cuối năm nay, FED dự kiến sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất hơn.

Trong lịch sử, khi mà FED phải liên tục tăng lãi suất, suy thoái kinh tế là hệ quả tất yếu. Liệu FED có đạt được mục tiêu "hạ cánh mềm" mà họ đặt ra khi tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất hay không? Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhấn mạnh rằng, trong thời điểm hiện tại các công cụ chính sách của họ đã trở nên hiệu quả hơn kể từ cuộc chiến lạm phát lần cuối vào những năm 1980, điều này sẽ giúp khả năng họ đạt được mục tiêu này cao hơn.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế cũng như giới quan sát vẫn không hoàn toàn chắc chắn. Gần đây, trong một cuộc khảo sát do tờ Financial Times và Initiative on Global Markets (trung tâm nghiên cứu thị trường và chính sách kinh tế thuộc Đại học Chicago) thực hiện chỉ ra rằng, nhiều nhà kinh tế đã dự báo một cuộc suy thoái kinh tế sẽ bắt đầu vào năm tới.

Chiến lược gia thị trường toàn cầu tại công ty dịch vụ tài chính Invesco (Mỹ), bà Kristina Hooper, vẫn có hy vọng rằng nền kinh tế Mỹ có thể tránh được suy thoái và FED sẽ thành công đạt được mục tiêu "hạ cánh mềm" bằng cách tăng lãi suất đủ mạnh nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ phù hợp với các số liệu kinh tế.

Tuy nhiên, bà Kristina Hooper cũng thừa nhận rằng, nền kinh tế Mỹ đang có xu hướng giảm tốc đáng kể và ngày càng khó đạt được kịch bản "hạ cánh mềm" như FED đang hướng tới.

"Hiệu ứng Domino" - Hàng loạt các ngân hàng trung ương các nước cũng tăng lãi suất

Ngân hàng trung ương các nước được chính phủ giao nhiệm vụ giữ lạm phát ở mức thấp và ổn định, thường duy trì ở mức khoảng 2% đối với các nền kinh tế phát triển. Đồng thời, cơ quan này còn có nhiệm vụ đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng thành mạnh và triển vọng thị trường lao động khả quan. 

Một ngày sau khi FED đưa ra quyết định tăng lãi suất kỷ lục thì Ủy ban Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cũng thông báo tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,25 điểm phần trăm lên 1,25%. Kể từ tháng 1/2009 đến nay, đây là lần thứ năm liên tiếp BoE nâng lãi suất lên mức cao nhất.

Ủy ban Chính sách Tiền tệ BoE nhấn mạnh, họ đang cảnh giác trước những dấu hiệu của áp lực lạm phát sẽ tiếp tục kéo dài. Nếu cần, cơ quan này sẽ có những hành động mạnh mẽ hơn để đối phó với tình hình.


BoE khẳng định rằng họ sẽ đặc biệt cảnh giác trước những dấu hiệu của áp lực lạm phát đang kéo dài. Ảnh: AFP/TTXVN
BoE khẳng định rằng họ sẽ đặc biệt cảnh giác trước những dấu hiệu của áp lực lạm phát đang kéo dài. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong cùng ngày hôm đó, Ngân hàng quốc gia Thụy Sĩ (SNB) cũng đã thông báo nâng lãi suất chính sách của nước này lần đầu tiên xảy ra trong vòng 15 năm gần đây từ lên âm 0,25% từ mức âm 0,75% trước đó. 

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tăng lãi suất đầu tiên kể từ năm 2011 vào tháng 7 tới và dự kiến sẽ tiến hành đợt tăng tiếp theo vào tháng 9 với mức tăng dự kiến có thể lên đến 0,5 điểm phần trăm.

Tương tự, ngân hàng Trung ương Hungary cũng tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm lên 7,25% khi mà lạm phát của nước này đang nằm ở mức hai con số. 

Trong khi đó, ông Rob Subbaraman, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vĩ mô toàn cầu của ngân hàng Nomura (Nhật), cho biết FED "diều hâu" sẽ gây ra áp lực lên các nền kinh tế châu Á mới nổi, buộc ngân hàng trung ương các nước này phải điều chỉnh tăng lãi suất để giảm rủi ro gia tăng "chảy máu" dòng vốn và đồng nội tệ yếu hơn.

Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra nhận định rằng nhiều nền kinh tế châu Á đang phải đối mặt với áp lực lạm phát của riêng họ dù FED có điều chỉnh tăng lãi suất hay không. 

Ông còn thay đổi quan điểm của mình về việc Ngân hàng trung ương Thái Lan (BoT) quyết định giữ nguyên lãi suất. Trong thời điểm hiện tại, chuyên gia này dự báo ngân hàng trung ương Thái Lan sẽ tăng lãi suất tại hai cuộc họp sắp tới. Ông cũng đưa ra dự báo lãi suất ở Ấn Độ trong nửa cuối năm nay cũng được điều chỉnh tăng mạnh mẽ. 

Một chiếc lượng gia thị trường mới nổi tại ngân hàng đầu tư NatWest Markets (Vương quốc Anh), ông Galvin Chia, cũng chỉ ra việc bán tháo trái phiếu của Indonesia trong tháng này là bằng chứng cho thấy giới đầu tư muốn ngân hàng trung ương các nước ôn hòa thay đổi lập trường của họ.

Hai mặt khi một đồng USD mạnh lên

Trong điều kiện tài chính đang dần thắt chặt và việc bán tháo các tài sản rủi ro trên toàn cầu đã khiến cho đồng USD "kênh trú ẩn" an toàn truyền thống đang tăng dần trong các phiên giao dịch gần đây. Giá trị hiện tại của đồng USD đang ở mức cao nhất trong 2 thập kỷ vừa qua. 

Ông Geoffrey Yu, một chiến lược gia cao cấp về thị trường khu vực châu Á, Trung Đông và châu Phi tại ngân hàng BNY Mellon (Mỹ) cho rằng, sự mất cân bằng giúp thúc đẩy sức mạnh của đồng USD sẽ không sớm giảm đi.

Theo ông, nền kinh tế Mỹ có độ nhạy cảm với các điều kiện tài chính bị thắt chặt do biến động tỷ giá hối đoái thấp hơn so với các nền kinh tế phục thuộc nhiều vào thương mại như Thụy Sỹ, Nhật Bản thậm chí cả Khu vực sử dụng đồng Euro cùng nhiều thị trường kinh tế mới nổi. 

Hàng hóa toàn cầu đều được định giá bằng USD, chính vì thế, theo quan điểm của các nền kinh tế này việc đồng USD tăng không hề có lợi cho họ trong thời điểm hiện tại.

Song ông Yu cũng cho rằng, trong trường hợp đồng USD tiếp tục tăng, FED có thể tạo thêm không gian cho các ngân hàng trung ương như SNB, BoE và ECB thắt chặt hơn nữa để hỗ trợ đồng nội tệ của các nước này.

Ông cũng đánh giá, đồng USD tăng mạnh có tác động theo cả hai chiều. Nếu ngân hàng trung ương các nước mạnh tay hơn trong việc thúc đẩy đồng tiền của chính họ mạnh lên bằng cách tăng lãi suất, động thái đó sẽ giúp khắc phục sự cân bằng đồng thời góp phần giới hạn mức tăng của đồng USD.

Vẫn có những nền kinh tế đi ngược với xu hướng tăng lãi suất

Tuy nhiên, giữa xu hướng tăng lãi suất hoặc chịu áp lực điều chỉnh chính sách tiền tệ để đối phó với lạm phát ngày càng tăng cao, ngày 17/6 vừa qua ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định giữ nguyên mức lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1%. Bên cạnh đó, ngân hàng nước này cũng quyết định tiếp tục chương trình mua vào tài sản để góp phần duy trì lãi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) kỳ hạn 10 năm ở mức 0%.

Giới chuyên gia cho rằng, động thái này của Nhật Bản có phần mạo hiểm vì điều này sẽ khiến cho đồng tiền của nước này tiếp tục mất giá, nếu tiếp diễn điều này trong những kỳ tới có thể khiến cho nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới có nguy cơ rơi vào tình trạng vừa trì trệ, vừa lạm phát tăng cao.

Trước đó, ngay trong ngày 15/6 sau khi FED quyết định nâng lãi suất, ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã thông báo giữ nguyên lãi suất công cụ cho vay trung hạn kỳ hạn một năm đúng như những đánh giá các chuyên gia kinh tế đã đưa ra khi tham gia khảo sát của hãng tin Bloomberg.


Giới quan sát nhận định, chính phủ Trung Quốc vẫn đang rất cẩn trọng trước "bong bóng nợ". Ảnh: AFP/TTXVN
Giới quan sát nhận định, chính phủ Trung Quốc vẫn đang rất cẩn trọng trước "bong bóng nợ". Ảnh: AFP/TTXVN

Theo nhận định của giới quan sát, Trung Quốc vẫn rất thận trọng trước "bong bóng nợ". Sự thận trọng này thể hiện ở việc hôm 15/6 chính phủ Trung Quốc khẳng định sẽ hành động dứt khoát để tăng cường hỗ trợ cho nền kinh tế. Những nỗ lực này sẽ không dẫn đến việc phát hành tiền tệ quá mức và dẫn đến thấu chi (chi tiêu vượt quá số tiền thực có) trong tương lai. 

Hành động tiếp theo của FED

Trong những lần Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của FED họp thì các quan chức đều phát đi những tín hiệu dự định của họ trong thương lại để giúp cho các thị trường tài chính không bị bất ngờ bởi những quyết định sẽ được đưa ra.

Trong số này, một tín hiệu từ FED đang được thị trường chú ý là "Biểu đồ dấu chấm" (dot plot). Mỗi dấu chấm trong biểu đồ này sẽ đại diện cho kỳ vọng về lãi suất của một thành viên trong hội đồng tại những thời điểm khác nhau. Trong phiên bản trước, "Biểu đồ dấu chấm" của FOMC chỉ ra rằng, cuối năm nay FED sẽ tăng lãi suất lên 2% và cuối năm 2023 sẽ tăng gần 3%.

Tuy nhiên, nhìn vào số liệu lạm phát mới nhất tại Mỹ, FED đã phải thay đổi kế hoạch của mình. Kết quả trên biểu đồ mới nhất cho thấy FED dự kiến sẽ tăng lãi suất lên gần 3,5% vào tháng 12 năm nay, điều đó có nghĩa sẽ có thêm một số đợt tăng mạnh lãi suất trong nửa cuối năm 2022 này. Sang năm 2023, lãi suất sẽ tiếp tục tăng lên đến gần 4% trước khi quay đầu giảm vào năm 2024.

Trong khi đó, các lãi suất dài hạn như lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ và lãi suất thế chấp đã phản ánh những thay đổi nhanh chóng này. Tuy nhiên, có một số nhà đầu tư cho rằng FED sẽ hành động nhanh và mạnh tay hơn nữa, nhóm này đưa ra dự báo lãi suất sẽ đạt mức 4% vào cuối năm nay.

Dù vậy, vẫn còn nhiều yếu tố khó đoán ở phía trước, bao gồm cả giá dầu tăng cao cùng tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhiều loại hàng hóa hay các vấn đề về nguồn cung ứng. Nền kinh tế trên toàn cầu nên chuẩn bị sẵn tâm lý để đối mặt với một giai đoạn "xóc nảy" về chính sách điều chỉnh tiền tệ trong những tháng gần đây. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

16 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

16 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

16 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

16 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước