meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

6 tháng đầu năm 2022, Viettel, Mobifone và VNPT kinh doanh như thế nào?

Thứ năm, 15/09/2022-22:09
Trong nửa đầu năm 2022, hai doanh nghiệp là VNPT, Mobifone cho thấy doanh thu đi xuống so với cùng kỳ năm 2021, trong khi đó Tập đoàn Viettel đã ghi nhận tăng trưởng một con số.

6 tháng đầu năm, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) lĩnh vực truyền thông mang về 79.700 tỷ đồng

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong nửa đầu năm 2022, lĩnh vực truyền thông đạt doanh thu là 156.556 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 0,6%. Số liệu này cũng cho thấy, mảng kinh doanh viễn thông của các nhà mạng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi mà lĩnh vực này đã bị co hẹp lại. 

Cũng theo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng đã tiếp tục là cái tên xếp đầu bảng về doanh thu khi mà mảng này mang về 79.700 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, so với cùng kỳ tăng 6,6%. Lợi nhuận trước thuế của Viettel đạt mức 26.600 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 21,7%. Mức lợi nhuận tăng trưởng hai con số này cũng chính là kết quả cao nhất của Tập đoàn trong thời gian 4 năm trở lại đây. 

Có một điều cần lưu ý đó là Viettel chính là tập đoàn hoạt động đa ngành nghề, từ mạng viễn thông, hạ tầng số, logistics, thương mại điện tử,... và còn kinh doanh ra nước ngoài. 



Tổng số thuê bao di động tại cuối mỗi tháng 2022 . Đơn vị tính: triệu thuê bao
Tổng số thuê bao di động tại cuối mỗi tháng 2022 . Đơn vị tính: triệu thuê bao

Trong khi đó, lĩnh vực viễn thông nước ngoài của Viettel đang tăng trưởng gần gấp đôi so với mức trung bình của viễn thông trên thế giới. Doanh thu dịch vụ của Viettel cũng ghi nhận tăng trưởng tại 9/9 thị trường so với cùng kỳ. Trong đó, 6/9 thị trường có mức tăng trưởng 2 con số bao gồm Movitel (quốc gia Mozambique) 38,6%, Mytel (Myanmar) 79,6%, Natcom (Haiti) 28,6%, Lumitel (Burundi) 22,4%, Telemor (Timor Leste) 15,9% và Halotel (Tanzania) 14,2%.

Có thể thấy, tất cả thị trường ở Châu Á của Viettel vẫn sẽ giữ vững được thị phần số 1 về thuê bao. Trong đó, đối với Mytel (Myanmar) cũng tăng trưởng doanh thu dịch vụ cao nhất đến mức gần 80%. 

Còn các thị trường tại Châu Phi như Halotel, Lumitel, Movitel… cũng tiếp tục tăng trưởng thuê bao ví điện tử. Movitel (Mozambique) chính là công ty có mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ cao nhất ở trong các thị trường Châu Phi lên đến 38,6% nhờ vào việc phát triển mạnh mẽ thuê bao 4G. 

Ở thị trường Châu Mỹ, Natcom (Haiti) cũng duy trì tăng trưởng liên tiếp 2 con số trong thời gian 5 năm là năm có tăng trưởng cao nhất trong 9 năm kể từ năm 2014, đạt mức 28,6%. Còn siêu ứng dụng Mi Bitel của nhà mạng Bitel (Peru) đạt mức 1 triệu người dùng và đứng số 1 trong số các app của nhà mạng ở Peru. 



Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong nửa đầu năm 2022, lĩnh vực truyền thông đạt doanh thu là 156.556 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 0,6%
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), trong nửa đầu năm 2022, lĩnh vực truyền thông đạt doanh thu là 156.556 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 0,6%

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ của Việt Na,. Viettel được thành lập vào ngày 1/6/1989.

Công ty hoạt động trong các ngành nghề chính như dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng cùng ngành cung cấp dịch vụ số. Và sản phẩm nổi bật của Viettel là mạng di động Viettel Mobile. Công ty thành viên là Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất ở trên thị trường viễn thông Việt Nam. Hiện tại, Viettel đã đầu tư 10 thị trường nước ngoài tại 3 Châu lục đó là Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Vào năm 2018, Viettel đã đạt doanh thu 10 tỷ USD (tương đương 234.500 tỷ VND). Viettel là đơn vị được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất ở trên thế giới. Đến năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc TOP 15 công ty viễn thông lớn nhất ở trên thế giới về số thuê bao, TOP 40 công ty viễn thông lớn nhất trên toàn cầu về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD và là đơn vị thuộc TOP 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới đồng thời là thương hiệu giá trị nhất tại thị trường Việt Nam. 

Năm 2022, Tập đoàn VNPT đã đặt mục tiêu doanh thu là 41.459 tỷ đồng

Trong khi đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - đây là công ty mẹ của Vinaphone báo doanh thu hợp nhất đạt mức 26.828 tỷ đồng còn lợi nhuận hợp nhất đạt mức 3.152 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt giảm 2% và tăng 17%. 

Trong năm 2022, Tập đoàn VNPT đã đặt mục tiêu doanh thu là 41.459 tỷ đồng còn lợi  nhuận trước thuế là 4.775 tỷ đồng. Như thế, sau thời gian nửa năm đầu 2022, ước tính VNPT đã thực hiện được gần 65% kế hoạch doanh thu của cả năm. 

Chia sẻ về tình hình hình sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2022, Tổng Giám đốc VNPT - ông Huỳnh Quang Liêm cho biết: “Mặc dù tác động trực tiếp từ dịch bệnh COVID-19 đã không còn ảnh hưởng nặng nề như năm 2021 nhưng có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi các hệ lụy gián tiếp từ dịch bệnh cũng như tác động đến kết quả doanh thu và lợi nhuận trong năm 2022 của cả tập đoàn”.



Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - đây là công ty mẹ của Vinaphone báo doanh thu hợp nhất đạt mức 26.828 tỷ đồng còn lợi nhuận hợp nhất đạt mức 3.152 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt giảm 2% và tăng 17%
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) - đây là công ty mẹ của Vinaphone báo doanh thu hợp nhất đạt mức 26.828 tỷ đồng còn lợi nhuận hợp nhất đạt mức 3.152 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt giảm 2% và tăng 17%

Không những thế, các tác động trực tiếp từ việc tắc nghẽn chuỗi cung ứng trên toàn cầu về tình trạng thiếu chip bán dẫn, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao trong khi đó giá dịch vụ có xu hướng giảm cũng đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của VNPT. 

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là một doanh nghiệp của nhà nước chuyên về đầu tư và sản xuất, kinh doanh ở trong lĩnh vực Viễn Thông và Công nghệ thông tin ở Việt Nam. Công bố của VNR 500 - Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam công bố năm 2012 thì VNPT chính là doanh nghiệp lớn thứ 3 tại Việt Nam.

VNPT chính là tập đoàn kinh tế Nhà nước đứng thứ 2 về lĩnh vực Bưu chính, viễn thông ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam giao trọng trách làm chủ đầu tư đồng thời là doanh nghiệp được quyền kinh doanh, vận hành và khai thác vệ tinh đầu tiên của Việt Nam.

Tổng Công ty Viễn thông MobiFone doanh thu đạt mức 15.094 tỷ đồng

Cũng tương tự, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone cũng đã báo doanh thu đi xuống so với cùng kỳ năm trước với mức doanh thu đạt mức 15.094 tỷ đồng còn lợi nhuận của công ty mẹ ước đạt mức 2.312 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt giảm 3% và tăng 13%.

Tổng quan trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng thuê bao vẫn tăng trưởng theo tháng và cũng cao hơn giai đoạn cùng kỳ năm ngoái - đây là thời điểm dịch bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát. 



Kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 của các nhà mạng. Đơn vị tính: Tỷ đồng
Kết quả kinh doanh 6 tháng 2022 của các nhà mạng. Đơn vị tính: Tỷ đồng

Mỗi năm, ba nhà mạng Viettel, MobiFone và Vinaphone cũng đã chiếm trên 90% thị phần và năm 2019 lên đến 96,2%. Ở thị trường Việt Nam, Viettel cho biết cũng đang tiếp tục giữ vững được vị trí số 1 về viễn thông với 54% thị phần thuê bao di động. Như thế thì sẽ có khoảng 36% miếng bánh viễn thông đang thuộc về Mobifone và Vinaphone. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước