meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

5 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu của Minh Phú tăng 25,7% so với cùng kỳ

Thứ tư, 27/07/2022-11:07
Đại diện Minh Phú (MPC) cho biết "Về giá cổ phiếu, tôi khẳng định 100.000 đồng/cp vẫn thấp, vì Công ty có 1.200 ha đất vùng nuôi, có lúc mua 10.000 đồng/m2, 20.000 đồng, 40.000 đồng/m2. Nếu chỉ tính riêng tiền đất, giá trị MPC phải tăng gấp 10 - 20 lần".

Năm 2022, MPC sẽ tiến hành phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 1:1

Mới đây, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, thông qua kế hoạch doanh thu là 18.963 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế 1.266,5 tỷ đồng, so với năm 2021 tăng mạnh đến 93%. Ông Lê Văn Quang - Tổng giám đốc MPC cho biết, với tầm nhìn phát triển chuỗi giá trị tôm hướng đến kinh tế tuần hoàn, giữ vững được thị trường xuất khẩu thì hiện có cũng như không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu mới. Còn về thị trường xuất khẩu, năm 2021 Mỹ chiếm đến 24,7% tổng kim ngạch xuất khẩu công ty, tiếp đến là Nhật Bản với 19,52% tổng kim ngạch và EU chiếm đến 11,42% còn Canada chiếm 10,35%,... Bước sang năm 2022, ước tính trong 5 tháng đầu năm thị phần tiêu thụ có phần thay đổi. Cụ thể, Nhật Bản chiếm 23,02% kim ngạch xuất khẩu, EU chiếm đến 15,9% tổng kim ngạch xuất khẩu và Mỹ chiếm 15,41% tổng kim ngạch xuất khẩu, Canada chiếm 14,91% tổng kim ngạch xuất khẩu,... 


Ông Lê Văn Quang - Tổng giám đốc MPC
Ông Lê Văn Quang - Tổng giám đốc MPC

Đáng chú ý, MPC sẽ tiến hành phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 1:1 tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Nếu như tính sau khi điều chỉnh mua lại cổ phiếu quỹ trừ nhân viên thì vốn điều lệ Công ty sau khi phát hành dự kiến tăng từ 1.999,4 tỷ đồng lên 3,998,9 tỷ đồng. Và thời gian triển khai dự kiến trong năm 2022 sau khi được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận. 

Song song với đó, MPC cũng thông qua kế hoạch miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với ông Nagoya Yutaka và ông Tsukahara Keiichi và đề cử bổ sung hai thành viên thay thế đó là ông Sasaki Takahiro và ông Hamaya Harutoshi - đây là những đại diện cho nhóm cổ đông MPM Investments Pte. Ltd nắm giữ 70,2 triệu cổ phiếu, chiếm 35,1% vốn điều lệ của MPC. Ông Hamaya Harutoshi sinh năm 1967, quốc tịch Nhật Bản, ông có trình độ Cử nhân Nông Nghiệp của Đại học Hokkaido. Ông Sasaki Takahiro sinh năm 1969 cũng quốc tịch Nhật Bản.

Tình hình kinh doanh hiện tại của Minh Phú (MPC)

Nói về tình hình kinh doanh hiện tại, ông Lê Văn Quang cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2022 tương đối thuận lợi, dự báo càng về cuối năm sẽ khó khăn do tình hình thời tiết sẽ có mưa nhiều, mưa sớm và bà con thu hoạch sớm. Chưa kể đến việc năm nay phát sinh nhiều dịch bệnh, nuôi tôm thành công kém hơn cũng như lạm phát cao cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Trong năm 2022, MPC đã có nhiều thuận lợi như vùng nuôi ở Lộc An đã chấn chỉnh lại, cải tiến bộ máy nên việc nuôi tôm dự đạt kết quả tương đối tốt. Bên cạnh đó, Minh Phú Kiên Giang cũng đã đầu tư hệ thống nước biển hơn 2 năm, dự kiến tháng 9 sẽ xong sau khi giải quyết được khó khăn về mặt thủ tục. Còn về con giống, Công ty cũng quyết định nâng cấp vào đầu tháng 7 sẽ đưa vào hoạt động. Và với những luận điểm trên thì năm 2022 công ty chắc chắn sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận. Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, điểm tiêu cực chính là thị trường Mỹ có nhiều khó khăn. 


ĐHĐCĐ của MPC diễn ra vào ngày 24/6/2022
ĐHĐCĐ của MPC diễn ra vào ngày 24/6/2022

Về các vùng nuôi tôm và khả năng tự chủ vùng nguyên liệu, ông Quang cho hay, công ty hiện có vùng nuôi Lộc An với diện tích là 300ha và Kiên Giang là 900ha. Với 1.200 hà đất vùng nuôi thì khả năng cung cấp nguyên liệu cho MPC cũng chỉ chiếm đến 10% vì không tự chủ được vùng nguyên liệu đó. Chính vì thế, công ty cũng đang tiến hành liên kết cũng như giúp đỡ người nuôi tôm thành công. Trên thực tế, việc quản lý nuôi tôm không hề đơn giản và người dân nuôi tôm tốt hơn công ty tự nuôi. Đối với những người nuôi tôm thì tôm chính là máu thịt của họ nên tỷ lệ nuôi tôm thành công sẽ cao hơn. Nên công ty đã chủ trương không nuôi để chủ động nguyên liệu mà giúp cho người dân nuôi thành công với giá thành thấp, mua với giá thành thấp và đủ nguyên liệu cho MPC. 

Chia sẻ về ý định trong tương lai, ông Quang cho biết: "Công ty này đang cung cấp cho Minh Phú và có cả bán ra bên ngoài, chủ trương của Công ty làm sao sản xuất ra con giống chất lượng cao, giá thành thấp, tỷ lệ sống trên 90% trở lên" Bên cạnh đó, nếu muốn có con giống tốt thì phải có nguồn thức ăn tốt cho tôm bố mẹ, MPC hiện đã đầu tư và hợp tác với đối tác để có con dời, con dời sẽ cung cấp cho tôm bố mẹ. Còn nếu muốn con giống tốt thì phải có nguồn thức ăn cho tôm ấu trùng. Trong đó, tảo khuê giúp cho tôm lớn nhanh, luộc lên màu đẹp và ao tôm nào có màu trà thì ao đó chắc chắn sẽ thành công. Như thế, MPC cũng sẽ sản xuất tảo khuê để cung cấp cho tôm giống nhằm tăng cường chất lượng của con giống. Trên thực tế tại Việt Nam, sản xuất con giống sạch nhưng lại mang thả cho môi trường nhiễm bệnh thì vẫn khó sống. Chính vì thế mà chúng ta cần phải thay đổi, đổi mô hình nuôi tôm rừng, tôm bán thâm canh phải làm thế nào để xử lý nước hết bệnh. Và Minh Phú cũng sẽ tiến hành gia hóa tôm bố mẹ, kháng bệnh, thích nghi để có thể cung cấp con giống sao cho con giống đó khi thả vào môi trường vẫn sống.

Trả lời thắc mắc của các cổ đông khi tổ chức ĐHĐCĐ trễ so với các doanh nghiệp niêm yết khác, ông Quang bộc bạch: "Do chúng ta có công ty bán hàng và phân phối bên Mỹ. Và Công ty này thường báo cáo chậm, nên Công ty chưa thể tổ chức ĐHĐCĐ được. Trong khi người ta là đối tác, bán hàng cho mình nên không thể không báo cáo được. Hiện, MPC cũng đang đề nghị chuyển sang công ty liên kết thì không phải chờ báo cáo". 

Đối với tiến độ nhà máy Khánh An, vị lãnh đạo này cho biết, nhà máy Khánh An đã xây dựng và lợi nhuận sẽ cao. Hiện tại, tiến độ chậm là do dịch cũng như chiến trang Nga - Ukraine khiến cho giá vật tư tăng lên. Bên cạnh đó, tiến độ nhà máy chậm là do luật đầu tư và thông tư có sự thay đổi. Thời gian trước đây, công ty đầu tư và hoàn thành giấy phép sau. Dù vậy, luật đầu tư thay đổi, các giấy phép phải hoàn thành mới đầu tư nên tiến độ dự án bị chậm lại. Được biết, Khánh An có công suất thiết kế là 19.000 tấn/năm với tổng diện tích là 29.800 m2, tổng vốn đầu tư là 500 tỷ đồng còn các nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất là 2.700m3/ngày đêm và tổng vốn đầu tư là 50 tỷ đồng.


Thị giá cổ phiếu của MPC tính đến ngày 24/6/2022
Thị giá cổ phiếu của MPC tính đến ngày 24/6/2022

Nói về nguyên nhân cổ phiếu của Minh Phú kém hơn các cổ phiếu thủy sản, ban lãnh đạo của MPC cho biết: "Thực ra cổ phiếu Minh Phú không có thanh khoản, các thành viên Minh Phú nắm hết, chỉ có 7% bên ngoài". 

Đối với tình hình kinh doanh, công ty vướng vùng nuôi lớn và đang xây dựng nuôi theo nước biển, hệ thống vùng nuôi đầu tư chậm. Trong đó, nếu như đúng với dự tính ban đầu thì hệ thống nước biển Kiên Giang phải xong cách đây 1 năm. Chính vì thế, MPC đã chủ trương đầu tư vùng nuôi và con giống để có được kết quả kinh doanh tốt. Nói về giá cổ phiếu, ông Quang nhấn mạnh: "Tôi khẳng định 100.000 đồng/cp vẫn thấp, vì Công ty có 1.200 ha đất vùng nuôi, có lúc mua 10.000 đồng/m2, 20.000 đồng, 40.000 đồng/m2. Nếu chỉ tính riêng tiền đất, giá trị MPC phải tăng gấp 10 - 20 lần".

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

10 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

10 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

10 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

10 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước