meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

460 cuộc đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn

Thứ hai, 13/11/2023-14:11
Tính đến cuối quý 3/2023, đã có khoảng 460 buổi gặp gỡ, đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp (DN) được tổ chức trên toàn quốc. Các giải pháp tháo gỡ khó khăn đang dần phát huy hiệu quả.

Ngày 13.11.2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị về giải pháp phát triển thị trường bất động sản (BĐS) an toàn, lành mạnh, bền vững với đông đảo DN tham gia.

Thị trường BĐS vẫn bộn bề khó khăn

Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho rằng, tuy thị trường chưa có đủ lực để có thể “vượt dốc”, nhưng cơ bản đã thoát khỏi nguy cơ “mất phanh” và đang lấy lại đà.

Khái quát về thị trường, ông Hải cho biết, số lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành trên cả nước có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Phân khúc nhà phố/biệt thự, liền kề có tăng nhưng số lượng không nhiều.

“Cơ cấu sản phẩm nhà ở vẫn không hợp lý”, dư thừa sản phẩm cao cấp còn thiếu nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội… Phân khúc căn hộ giá dưới 25 triệu/m2 tiếp tục khan hiếm’, ông Hải nêu.

So với quý 2/2023, số lượng dự án đang triển khai xây dựng quý 3/2023 đã tăng lên 123,64%. Nguyên nhân là do có nhiều dự án đã được tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý, nên số lượng dự án được cấp phép đầu tư, được triển khai xây dựng tăng lên. Dù vậy, so với quý 2/2023, số lượng dự án BĐS đang triển khai xây dựng trong qúy 3/2023 giảm xuống còn 87,53%.


Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) phát biểu
Ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) phát biểu

Cũng theo ông Hoàng Hải, các địa phương tập trung thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội. Nguồn cung trong tương lai nhiều địa phương dự báo sẽ “được cải thiện rõ rệt hơn” trong năm 2024.

Theo ông Hải, mặc dù tổng cầu được cải thiện, tuy nhiên, lực cầu vẫn chỉ bằng 30% so với giai đoạn trước khi thị trường gặp khó khăn. Trong đó, khoảng 50% là nhu cầu về nhà ở nhưng gặp khó khăn về tài chính không thể chuyển thành cầu thật, phục vụ nhu cầu để ở. 20% là nhu cầu đầu tư BĐS mua đi, bán lại…

Ông Hải cũng cho biết, lượng giao dịch được cải thiện qua từng quý. Quý 3/2023 ghi nhận gần 6.000 giao dịch, gấp 1,5 lần so với quý 2. Tuy nhiên, vẫn chỉ bằng khoảng 10% so với thời điểm trước dịch Covid-19.

Đại diện Bộ Xây dựng nhận định, thực trạng "sức khỏe" của các DN BĐS đã có dấu hiệu được cải thiện, nhưng vẫn đang rất khó khăn.

Điều này được thể hiện bởi, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tuyển dụng ghi nhận tăng ở một số địa phương có thị trường phục hồi tốt. Tuy nhiên, riêng với các sàn giao dịch BĐS, 20% sàn tiếp tục đối diện nguy cơ giải thể, phá sản; 40% sàn đang phải nỗ lực chống đỡ để duy trì, chỉ còn hoạt động với một vài nhân sự nòng cốt, phải cố gắng cầm cự, “sống bằng niềm tin” thị trường BĐS sẽ khôi phục vào cuối năm 2023.


Tích cực triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS (ảnh minh họa)
Tích cực triển khai giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS (ảnh minh họa)

Từ đó, ông Hải kiến nghị, đây là khoảng thời gian mang tính quyết định cho sự chuyển mình của thị trường BĐS. Cùng với các nút thắt về pháp lý, nguồn vốn thì niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư chính là “chốt chặn” cuối cùng cần giải toả để thị trường BĐS trở về trạng thái “bình thường mới”.

Đã có khoảng 460 buổi đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp

Về vấn đề tín dụng cho BĐS, bà Hà Thu Giang –Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, đến 30/9/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS của các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 2,74 triệu tỉ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỷ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

Trong đó tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng tự sử dụng chiếm 64% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh BĐS chiếm tỷ trọng 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.

Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm, tín dụng kinh doanh BĐS lại có sự tăng trưởng cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước, lên tới 21,86%. Điều này cho thấy các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ, ngành ngân hàng và các bộ, ngành, địa phương đang dần phát huy hiệu quả.

Báo cáo của NHNN cho hay, đến cuối quý 3/2023, đã có khoảng 460 buổi gặp gỡ, đối thoại giữa ngân hàng và doanh nghiệp được tổ chức trên toàn quốc. Thông qua chương trình, các tổ chức tín dụng đã cho vay mới với dư nợ đạt khoảng 1,6 triệu tỉ đồng cho gần 184 nghìn doanh nghiệp và một số khách hàng khác; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) đối với hơn 1.200 doanh nghiệp và một số khách hàng khác với dư nợ khoảng 8,2 nghìn tỉ đồng...


Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị về giải pháp phát triển thị trường bất động sản (BĐS) an toàn, lành mạnh, bền vững
Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị về giải pháp phát triển thị trường bất động sản (BĐS) an toàn, lành mạnh, bền vững

Theo bà Giang, hiện nay thị trường BĐS vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, ví dụ: Vướng mắc về hệ thống thủ tục pháp lý; sự mất cân đối cung cầu tại các phân khúc; năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn huy động từ bên ngoài như vốn vay, trái phiếu, huy động của người mua nhà.

Ngoài ra, các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường chứng khoán) đang tồn tại một số vấn đề; mặt bằng giá nhà ở cao so với khả năng tài chính và mức thu nhập của nhiều người dân...

Bà Giang cho rằng, thời gian tới, cần thực hiện các giải pháp tổng thể với sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành, địa phương nhằm tiếp tục xử lý, giải quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý với lĩnh vực BĐS; phát triển thị trường vốn trung – dài hạn; đồng thời tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại các văn bản như Nghị quyết 33/NQ-CP, Công điện số 993/CĐ-TTg.

Bà Giang cho hay, hiện NHNN đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 03 và Thông tư 06 để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn; tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Ngoài ra, tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN; bám sát tình hình triển khai Chương trình 120.000 tỷ đồng về nhà ở xã hội…

Thanh Long
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Địa phương có thể điều chỉnh giá khởi điểm đấu giá đất nếu thấy không phù hợp

1 ngày trước

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

1 ngày trước

Nới rộng đối tượng mua NOXH miễn đáp ứng đủ điều kiện

1 ngày trước

Dự án 275 Nguyễn Trãi: Hoàng Huy khẳng định đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính

1 ngày trước

Bảng giá đất điều chỉnh ở TP. HCM dự kiến cao nhất 687 triệu đồng

1 ngày trước