meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

4 nhóm giải pháp tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay

Thứ bảy, 12/11/2022-15:11
Có không ít tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang gặp rủi ro bị sụt giảm sâu thanh khoản, thậm chí có thể bị mất thanh khoản. 4 nhóm kiến nghị được HoREA gửi đến Thủ tướng và các bộ ngành trong cuộc họp sáng ngày 8/11 được cho là những giải pháp căn cơ nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người mua nhà, nhà đầu tư để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và cân bằng, hài hòa lợi ích.

Trước những biến động của thị trường bất động sản thời gian qua, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh như dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, dừng IPO… 

Bên cạnh đó, cơ cấu sản phẩm nhà ở đang rất bất hợp lý, số nhà ở thương mại có giá phù hợp với đa số người dân, nhà công nhân, nhà ở xã hội đang thiếu, đặc biệt là nhà ở cho người thu nhập thấp, trung bình còn thiếu trầm trọng. Mức giá nhà được đẩy lên cao hơn rất nhiều so với thu nhập thực tế của người dân.

ba-kich-ban-10-giai-phap-thao-go-diem-nghen-thi-truong-bat-dong-san-2020-f33926-1667906199.jpg
Cơ cấu sản phẩm nhà ở đang rất bất hợp lý.

Hoạt động chuyển nhượng ách tắc, thị trường bất động sản hiện nay có dấu hiệu phát triển chậm lại, trầm lắng, doanh nghiệp có dấu hiệu hụt hơi, giảm thanh khoản, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn trái phiếu. Riêng quý 1/2022 và tháng 7/2022, doanh nghiệp bất động sản không phát hành được trái phiếu nào. 

Về phía Chính phủ, việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào bất động sản còn lỏng lẻo, tiềm ẩn rủi ro. Cơ cấu nguồn vốn bất động sản còn hạn chế. Nguồn cung vốn trung và dài hạn chưa được hoạch định rõ ràng khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động.
Điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước và vấn đề an sinh xã hội.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, để hạn chế một phần rủi ro, một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí có bên giảm đến 50%, tác động đến vấn đề an sinh xã hội, hoặc phải giảm lương tác động đến cuộc sống người lao động.

308305384-860515341775946-8809447717444151101-n-1667906298.jpg
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM.

Ông Châu cũng cho rằng “thị trường có khả năng rơi vào suy thoái nếu Nhà nước không sớm ban hành các giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả”.

Trước tình trạng thị trường địa ốc hiện gặp rủi ro thanh khoản giảm sâu, có nguy cơ rơi vào đợt suy thoái như trên, 11 doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản khu vực phía Nam như Him Lam, Novaland, Phú Mỹ Hưng, Becamex, Hưng Thịnh, IMG, Hoàng Quân, Đại An, Phú Cường… và Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã kiến nghị 04 nhóm giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời và hiệu quả như: sớm hoàn thiện sửa đổi Luật Đất đai, điều chỉnh kịp thời các cơ chế, chính sách, nới room tín dụng, tháo gỡ cho thị trường trái phiếu, tăng nguồn cung nhà ở xã hội... để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững và cân bằng, hài hòa lợi ích.

Cụ thể, về nguồn vốn, nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm, HoREA đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét nới room tín dụng thêm khoảng 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng. 

bieu-do-muc-dieu-chinh-room-tin-dung-2022-cac-ngan-hang-1667906510.jpg
HoREA đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét nới room tín dụng thêm khoảng 1-2% .

Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP để chấn chỉnh lại hoạt động phát hành trái phiếu để thị trường minh bạch, an toàn. Tạo điều kiện cho nhà đầu tư cá nhân không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với một tỉ lệ nhất định... cũng là một giải pháp tháo gỡ các khó khăn do tắc nghẽn vốn đang rất căng thẳng hiện nay. 

Với quỹ đất đang sử dụng chưa đúng mục đích, để tránh lãng phí, cần có kết luận dứt điểm các dự án sử dụng quỹ đất có nguồn gốc đất công, hoặc do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước bị dừng triển khai từ năm 2017 đến nay để tăng nguồn cung nhà ở và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án.

Hiện các dự án bất động sản bị vướng mắc do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó có một nguyên nhân chủ yếu là do “vướng mắc, bất cập” của một số quy định của một số văn bản luật, văn bản dưới luật chưa thống nhất đồng bộ, chưa liên thông, chưa sát thực tiễn đã và đang làm hạn chế sự phát triển bình thường của thị trường bất động sản.

Việc sớm tháo gỡ các vướng mắc, bất cập về thể chế pháp luật sẽ tháo gỡ ách tắc cho nhiều dự án bất động sản, nhà ở, giúp làm tăng nguồn cung sản phẩm nhà ở cho thị trường, xử lý tình trạng khan hiếm nhà ở, mất cân đối cung - cầu nhà ở.

Với nhóm các dự án nhà ở thương mại bị đình trệ nhưng đã tạm nộp tiền sử dụng đất hoặc đang được rà soát xác định tiền sử dụng đất bổ sung cần được hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn vì vướng mắc này bắt nguồn từ nguyên nhân không ai thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước dám định giá đất.

Ngoài ra, cần phổ biến phương thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất công khai, minh bạch để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư…

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước