meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

4 địa phương miền Bắc liên kết phát triển hạ tầng, khu công nghiệp

Thứ tư, 06/09/2023-23:09
Nằm trong tiểu vùng kinh tế của trục cao tốc phía Đông, 4 địa phương là Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh và Hưng Yên đều sở hữu vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. 

Theo Nhịp Sống Thị Trường, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây đã phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng để tổ chức Hội nghị giao ban vùng và Diễn đàn “Liên kết phát triển Khu công nghiệp trục cao tốc phía Đông”. Mục đích của chương trình này là hiện thực hóa “Thoả thuận hợp tác kết nối kinh tế cao tốc phía Đông” được ký vào ngày 28/07/2022 giữa VCCI với 4 tỉnh ở phía Bắc là Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.


Nằm trong tiểu vùng kinh tế của trục cao tốc phía Đông, 4 địa phương là Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh và Hưng Yên đều sở hữu vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Ảnh minh họa
Nằm trong tiểu vùng kinh tế của trục cao tốc phía Đông, 4 địa phương là Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh và Hưng Yên đều sở hữu vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Ảnh minh họa

Việc tổ chức diễn đàn này đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về đầu tư và phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp của các tỉnh trục cao tốc phía Đông cho các chủ đầu tư và các tổ chức xúc tiến đầu tư cũng như những tổ chức có liên quan. Ngoài ra, diễn đàn này còn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp ở 4 tỉnh thành trên trục cao tốc phía Đông tiến hành liên doanh, liên kết cũng như kết nối với nhau nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực đầu tư, cơ sở vật chất của từng đơn vị, nguồn hàng và các dịch vụ hỗ trợ khác để mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm chi phí vận tải và chi phí trung gian của những doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng trong nước và cả toàn cầu.

Nằm trong tiểu vùng kinh tế của trục cao tốc phía Đông, 4 địa phương là Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh và Hưng Yên đều sở hữu vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. 4 địa phương này trong 4 năm qua đều đạt được nhiều thành công nhất định trong việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, trở thành một vùng tăng trưởng kinh tế quan trọng trên cả nước.

Hiện nay, thu hút đầu tư của 4 địa phương vẫn tương đối tốt, nhưng nếu so sánh với những trung tâm kinh tế lớn vẫn còn khoảng cách khá xa. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp ở những địa phương này vẫn chưa đồng bộ và chưa thể tạo thành chuỗi hoạt động logistics liên hoàn.


Hiện nay, thu hút đầu tư của 4 địa phương vẫn tương đối tốt, nhưng nếu so sánh với những trung tâm kinh tế lớn vẫn còn khoảng cách khá xa. Ảnh minh họa
Hiện nay, thu hút đầu tư của 4 địa phương vẫn tương đối tốt, nhưng nếu so sánh với những trung tâm kinh tế lớn vẫn còn khoảng cách khá xa. Ảnh minh họa

Do đó, việc liên kết nền kinh tế của 4 địa phương giúp mở rộng không gian phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Nhờ vậy, khi liên kết lại 4 địa phương sẽ có đủ tiềm năng, điều kiện tạo nên một khu vực kinh tế phát triển năng động, bao gồm: Cửa khẩu trên bộ và trên biển với Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới (tại Quảng Ninh); cảng biển lớn quốc tế (tại Hải Phòng); nguồn nhân lực dồi dào (tại Hải Dương và Hưng Yên), không gian phát triển kinh tế còn rộng lớn và nhiều tiềm năng tại các địa phương…

Việc tổ chức diễn đàn giúp cho 4 địa phương này có thể cùng tháo gỡ và khắc phục những khó khăn cục bộ, tiến hành liên kết những thế mạnh. Đồng thời, 4 tỉnh thành này có thể khắc phục được tình trạng biệt lập trong hoạch định cũng như thực thi chính sách; đẩy mạnh kết nối hạ tầng giao thông vùng và liên vùng; chia sẻ kinh nghiệm tốt trong quản lý nhà nước, nhất là trong việc phát triển và kết nối hạ tầng các khu công nghiệp; giải quyết những bất cập về thu hút đầu tư, quản lý tài nguyên-môi trường và các vấn đề xã hội giữa các địa phương.

Thống kê cho thấy, tính đến tháng 7 năm nay trên địa bàn các tỉnh, thành trên trục cao tốc phía Đông có tổng cộng 87 khu kinh tế và khu công nghiệp. Trong số đó, Hải Dương có tổng cộng 24 khu công nghiệp với tổng quy mô diện tích khoảng 4.508ha; Hải Phòng có 1 khu kinh tế là Đình Vũ-Cát Hải và 25 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.702ha; Quảng Ninh có 5 khu kinh tế ( gồm 3 KKT cửa khẩu, 2 KKT ven biển ) và 16 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 388.671ha; Hưng Yên có 17 khu công nghiệp có diện tích là 4.395,43ha.


Thống kê cho thấy, tính đến tháng 7 năm nay trên địa bàn các tỉnh, thành trên trục cao tốc phía Đông có tổng cộng 87 khu kinh tế và khu công nghiệp. Ảnh minh họa
Thống kê cho thấy, tính đến tháng 7 năm nay trên địa bàn các tỉnh, thành trên trục cao tốc phía Đông có tổng cộng 87 khu kinh tế và khu công nghiệp. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp hiện nay mới đạt khoảng 50%, trong đó Hải Dương dù đã thu hút được 348 dự án tính đến thời điểm 30/6/2023 nhưng tỷ lệ lấp đầy trung bình mới đạt khoảng 51%. Hải Phòng chiếm tỷ lệ cao nhất trục cao tốc với tỷ lệ lấp đầy xấp xỉ 60% tính đến đến năm 2021 với tỷ suất đầu tư trung bình đạt 9 triệu USD/ha. Ngoài ra, Quảng Ninh với 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy là 43% - thấp hơn so với bình quân cả nước. Trong khi đó, số khu công nghiệp đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục đầu tư có tổng số vốn đạt 4.100 triệu USD cùng 40 dự án trong nước với số vốn là 21.000 tỷ đồng. Tại Hưng Yên có 261 dự án đầu tư vào nhiều khu công nghiệp với vốn đầu tư đạt 4.434 triệu USD, song tỷ lệ lấp đầy trong các khu công nghiệp Hưng Yên mới chỉ đạt 47,8%.

Các diễn giả nhận định, công tác quy hoạch và đầu tư phát triển khu công nghiệp tại 4 tỉnh, thành phố này còn bộc lộ một số tồn tại như: Tốc độ phát triển các khu công nghiệp còn chậm và tỷ lệ lấp đầy của nhiều khu công nghiệp còn thấp trong khi khả năng cung cấp dịch vụ công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật của một số khu công nghiệp còn hạn chế.

Bên cạnh đó, phần lớn các khu công nghiệp vẫn khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư để phát triển những khu công nghiệp lớn và chuyên nghiệp. Những khu công nghiệp này còn thiếu chủ động trong việc thu hút những nhà đầu tư thứ cấp. Chưa kể, liên kết vùng về chuỗi giá trị còn khá thấp và vùng nguyên liệu chưa có quy mô lớn. Quy mô đất công nghiệp, đặc biệt là đất sạch hiện nay với diện tích lớn cho khu công nghiệp vẫn còn khá hạn chế.

 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

8 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

8 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

8 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

8 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước