10 tháng đầu năm 2022, giá trị M&A thị trường Việt Nam đạt 5,7 tỷ USD
BÀI LIÊN QUAN
Thương vụ M&A Cawells: Chiến lược mang bản sắc Việt Nam vươn tầm thế giới của NutifoodIn Sách Giáo khoa Hòa Phát (HTP) cùng thương vụ M&A cửa sau ấn tượng: Tăng vốn thêm 900 tỷ mua công ty BĐS, dự kiến thâu tóm Bách Phú ThịnhĐể thực hiện hàng loạt thương vụ M&A, xây dựng hệ sinh thái “đồ sộ” thì Masan Group lấy nguồn tiền từ đâu?Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, trong họp báo cung cấp các thông tin về Diễn đàn M&A thường niên lần thứ 14 tổ chức với chủ đề là “Kích hoạt những cơ hội mới” thì dữ liệu từ KPMG cho thấy chỉ riêng ở thị trường Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022 cho thấy, tổng giá trị M&A đạt mức 5,7 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 giảm 35,3%.
Trong đó thì Singapore là nước dẫn đầu các giao dịch xuyên quốc gia với khoảng 1,2 tỷ USD, tiếp đến là Mỹ (570 triệu USD) và Hàn Quốc là 370 triệu USD.
Cũng tương tự năm 2021, các giao dịch cũng tiếp tục được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp Việt Nam với giá trị hơn 1,3 tỷ USD. Các ngành và lĩnh vực chính cũng thu hút được nhiều khoản đầu tư tiêu dùng (1,2 tỷ USD) và bất động sản là gần 1 tỷ USD, công nghiệp là 800 triệu USD. Ngành năng lượng nếu như xét về tăng trưởng giá trị thì đạt gần 600 triệu USD, so với cả năm 2021 tăng khoảng 6 lần.
M&A giải pháp hiệu quả cho bài toán vốn
Dòng vốn từ kênh ngân hàng và trái phiếu bị tắc nghẽn khiến nhiều dự án bất động sản không thể triển khai. Mua bán và sát nhập (M&A) được các chuyên gia nhận định là giải pháp tốt giúp các doanh nghiệp địa ốc giải bài toán vốn, góp phần hồi sinh các dự án trước nguy cơ chết lâm sàng.Tích cực trong lĩnh vực M&A, lý do Masan thâu tóm Phúc Long là gì?
Vào giai đoạn 2021-2022, Masan thông qua The Sherpa đã chi 280 triệu USD để tạo ra một thương vụ bom tấn, thâu tóm 85% cổ phần của Phúc Long. Mới đây, trong buổi họp báo công bố Diễn đàn M&A Việt Nam 2022, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan là ông Danny Lê đã có những chia sẻ về chiến lược thâu tóm của tập đoàn này.Phó tổng giám đốc Công ty KPMG Việt Nam - TS. Nguyễn Công Ái cho biết, số lượng thương vụ M&A giảm từ 700 năm 2021 xuống còn 350 trong thời gian 10 tháng năm 2022. Và trong hai tháng còn lại của năm 2022 thì KPMG không chờ đợi được tình hình sẽ tốt lên đến mức hoạt động M&A ở Việt Nam sẽ có tiến bộ như năm 2021. Điều này cũng cho thấy được tình hình hoạt động M&A không bi quan nhưng có nhiều khó khăn.
Tổng vốn đầu tư của các thương vụ M&A cũng đã giảm từ mức 11 tỷ USD trong năm 2021 xuống còn 5,7 tỷ USD trong 10 tháng năm 2022. Giá trị trung bình trong mỗi thương vụ cũng ghi nhận giảm từ mức 31 triệu USD xuống còn mức 16,5 triệu USD. Đây cũng chính là một bước đi xuống của thị trường M&A Việt Nam.
Cũng theo ông Nguyễn Công Ái, lĩnh vực mà có hoạt động M&A sôi động nhất ở trong thời gian qua chính là hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là bán lẻ với hai thương vụ lớn trong đó có thương vụ lớn trong đó có thương vụ Masan mua lại 85% cổ phần của Phúc Long và Temasek mua lại Golden Gate.
KPMG cũng chỉ ra ba điểm tích cực đối với kinh tế Việt Nam cũng như các hoạt động M&A ở trong thời gian tới. Đầu tiên là làn sóng chuyển đổi số đã bao gồm cả đổi mới sáng tạo cũng như sử dụng công nghệ. Và việc này cũng sẽ tạo ra cơ hội cho ngành bán lẻ và e-payment,...
Xu hướng thứ hai có tác động tích cực đến hoạt động M&A chính là sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu và hiện nay chiếm khoảng 16% toàn bộ dân số của Việt Nam. Cũng qua đó thì cũng sẽ cung cấp một thị trường lớn dành cho các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời cũng lý giải tại sao họ lại quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ. Thời gian sắp tới trong ngành dịch vụ tài chính thì KPMG cũng dự kiến ngành nganan hàng bán lẻ có có thể phát triển rất mạnh. Như thế là những dịch vụ này cũng sẽ thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Cuối cùng chính là xanh hóa nền kinh tế với cam kết của Việt Nam đến năm 2025 sẽ có thể đưa khí thải carbon về mức 0. Chính vì thế mà nhà đầu tư nước ngoài cũng vô cùng quan tâm đến các nhà máy điện xanh ở Việt Nam.
Xét về xu hướng tiêu dùng đối với thị trường thì đại diện của KPMG cho biết, Việt Nam đang đi từ một nền kinh tế thừa tiền sang nền kinh tế thiếu tiền. Cụ thể, lãi suất của Fed trong tháng 11 cũng sẽ tăng thêm 0,75 điểm phần trăm hoặc sẽ hơn. Như thế, lãi suất đang có xu hướng đi lên và có ảnh hưởng đến nhiều nước và Việt Nam không có ngoại lệ.
Việc lãi suất huy động của Việt Nam đã lên đến 9 - 10%/năm đã cho thấy chúng ta đang bước vào nền kinh tế mà tất cả các nguồn vốn đều khó khăn, cùng với đó việc vay tiền cho hoạt động M&A cũng không còn dễ dàng như trước nữa.
Ngoài ra thì nền kinh tế của Việt Nam đang bước vào giai đoạn gặp nhiều biến động và rủi ro cũng khiến cho các nhà đầu tư ngần ngại trong việc đầu tư. Và trong năm 2023 - 2024, thị trường cũng sẽ gặp phải làn sóng tương đối trầm lắng nhưng lại có cơ hội cho các nhà đầu tư tiềm năng thực hiện mua các dự án hấp dẫn.
Cũng trong buổi họp báo thì ban tổ chức diễn đàn cũng đã công bố danh sách 50 thương vụ M&A tiêu biểu nhất trong năm 2021. Và đứng đầu trong danh sách 50 thương vụ M&A tiêu biểu nhất trong năm 2021 đó là Ngân hàng UOB (Singapore) đã tiến hành mua lại toàn bộ mảng ngân hàng bán lẻ của CitiGroup ở thị trường Việt Nam. Đây cũng là một phần trong thương vụ trị giá 3,7 tỷ USD Citigroup bán lại mảng bán lẻ ở 4 nước Đông Nam Á gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam cho UOB.
Ba thương vụ M&A có giá trị hơn 1 tỷ USD trong năm 2021 bao gồm thương vụ Kuehne + Nagel mua lại Apex International cũng thuộc sự sở hữu của MBK Partners (giá trị 1,5 tỷ USD) và thương vụ Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group mua 49% cổ phần của VPBank tại FE Credit (giá trị 1,4 tỷ USD) cùng thương vụ Tập đoàn Swire Beverage Holdings mua lại các nhà máy đóng chai Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia (hơn 1 tỷ USD).
Và trong danh sách này, Tập đoàn Masan cũng góp ba thương vụ bao gồm thương vụ De Heus Group (Hà Lan) đã tiến hành mua lại toàn bộ mảng thức ăn chăn nuôi của Masan Group (giá trị ghi nhận khoảng 600 – 700 triệu USD) và thương vụ SK Group của Hàn Quốc cũng đã tiến hành mua lại 16,26% của Masan ở VinCommerce (giá trị là 410 triệu USD) cùng thương vụ mua lại 85% cổ phần của Phúc Long (giá trị là 280 triệu USD).