Xe gắn máy là gì? Những quy định dành cho xe gắn máy ở nước ta
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường xe máy điện sôi độngTiêu chuẩn thiết kế bãi đỗ xe máy mà ai cũng cần phải biếtXe gắn máy là gì ?
Xe gắn máy trong tiếng Anh gọi là motorcycle, là loại phương tiện di chuyển có hai bánh hoặc ba bánh được lắp ở hai chiều trước và sau của xe. Loại xe này được thiết kế vận tốc lớn nhất không quá 50 km/h.
Động cơ của xe gắn máy được gắn trên thân xe, nếu xe được gắn động cơ dẫn động thì là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.
Xe gắn máy nhờ lực hồi chuyển con quay nên khi chạy xe sẽ ổn định hơn, giảm độ xóc khi chạy và di chuyển. Xe gắn máy cũng như các loại xe có giới khác, người lái sẽ điều khiển xe bằng cách điều khiển tay lái nối liền với trục bánh trước của xe gắn máy.
Hiện nay xe gắn máy được thiết kế theo nhiều kiểu dáng khác nhau để phù hợp với xu hướng hiện đại, đa dụng hơn và phù hợp với mọi loại địa hình. Loại xe này không có tốc độ di chuyển lớn, độ ổn định cao nên phù hợp với học sinh, sinh viên phục vụ cho việc di chuyển, đi lại.
Lịch sử ra đời của xe gắn máy
Ta cùng tìm hiểu sự ra đời và phát triển của xe gắn máy tại 1 số nước như sau:
Sự ra đời của xe gắn máy tại Pháp
Xe gắn máy đầu tiên tại Pháp ban đầu chỉ là một chiếc xe đạp gắn động cơ hơi nước do Pierre Michaux và Louis-Guillaume Perreaux phát minh và thực hiện. Sau đó vào năm 1868 thì chiếc xe này được cấp bằng sáng chế, sau đó một năm thì được trình bày ra mắt cho công chúng.
Thành phần cấu tạo của chiếc xe gắn máy này bao gồm khung bằng sắt rèn và được thiết kế theo dạng khung xe đạp, lắp động cơ hơi nước nhỏ như tạo khoảng trống bằng cách cho yên ngồi nâng lên. Chiếc xe gắn máy này vẫn được giữ lại bàn đạp, bánh xe sau nhỏ hơn bánh xe trước.
Động cơ của xe được gắn lên thanh dọc của khung tạo thành góc nghiêng 45 độ, công suất 0,5 mã lực, xe chuyển động nhờ cơ cấu có bánh ròng rọc và dây curoa.Vận tốc tối đa mà chiếc xe này đạt được là 15km/h. Tuy nhiên còn hạn chế của chiếc xe này là chưa có bộ phận phanh và giảm xóc nên sẽ gặp khó khăn khi di chuyển.
Sự ra đời của xe gắn máy tại Mỹ
Sau thành công của chiếc xe gắn máy tại Pháp thì vào năm 1869 Mỹ cũng cho ra đời chiếc xe gắn máy đầu tiên do Sylvester H.Roper sáng chế phát minh.
Chiếc Roper có sự kết hợp giữa động cơ hơi nước với xe đạp, vị trí lắp động cơ đặt giữa hai bánh. Kết cấu của xe bao gồm: khung xe làm bằng thép, 2 bánh xe trước - sau bằng nhau, xe dài khoảng 49 inch tính từ trục bánh trước đến trục bánh sau, bánh xe có đường kính 34 inch, ở mặt ngoài xe được cấu tạo từ gỗ bọc thép, nồi hơi dùng than treo dưới yên ngồi.
Chiếc xe gắn máy Roper có công suất động cơ 0,5 mã lực và tốc độ tối đa đạt 16 km/h. Sở hữu nhiều tính năng như: vận hành bướm ga, có hệ thống phanh, tuy nhiên nó còn một số hạn chế như gây tiếng ồn lớn khi sử dụng.
Sự ra đời của xe gắn máy tại Đức
Chiếc xe gắn máy ra đời tại Đức có thể được coi là chiếc xe hoàn chỉnh nhất so với chiếc xe gắn máy tại Pháp và Mỹ. Chiếc xe Reitwagen ra đời vào năm 1885 do Gottlieb Daimler thực hiện và được cấp bằng sáng chế vào ngày 11 tháng 8 năm 1886.
Một điều đáng tiếc là nguyên mẫu của chiếc xe đã bị thiêu rụi trong một vụ hỏa hoạn lớn vào năm 1903 tại nhà máy ở Cannstatt. Hiện tại các bản sao của chiếc xe Reitwagen đang được trưng bày ở một số bảo tàng tại nước Đức.
Quy định của nước ta dành cho xe gắn máy
Theo quy định hiện hành của nước ta xe gắn máy là phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh. Vận tốc thiết kế lớn nhất không vượt quá 50 km/h. Nếu động cơ dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích thiết kế không được lớn hơn 50 cm3.
Những quy định được áp dụng với xe gắn máy
- Tốc độ tối đa được phép lưu thông của xe gắn máy là 40 km/h.
- Các giấy tờ cần mang theo bên người khi tham gia giao thông bên người là: Đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và không cần bằng lái với loại phương tiện này.
- Người điều khiển xe máy phải đủ từ 16 tuổi trở lên.
- Khi tham gia giao thông trên đường bộ người điều khiển phương tiện phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe được quy định trên biển báo hiệu đường bộ.
- Phương tiện xe gắn máy khi tham gia giao thông chỉ được chở một người. Trong trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật hay trẻ em dưới 14 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Nếu như người điều khiển xe gắn máy tham gia giao thông đi vượt tốc độ từ 10km/h đến 20km/h sẽ bị phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Điểm khác nhau của xe máy và xe gắn máy
Những thông tin về đặc điểm của xe gắn máy chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc ở phần trên, tại đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về xe máy để phân biệt điểm điểm khác nhau của hai loại phương tiện này nhé.
Xe moto được định nghĩa là xe cơ giới có hai bánh (không bao gồm xe gắn máy) hoặc 3 bánh, hay các loại xe tương dụng có thể vận chuyển hàng hóa. Xe di chuyển bằng động cơ có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg. Đối với xe môtô hai bánh và moto 3 bánh thì sức chở chỉ từ 350 kg đến 500 kg.
Như vậy từ những thông tin đã cung cấp, bạn đọc đã thấy rằng xe moto chính là xe máy chứ không phải là xe gắn máy. Ta có thể kể đến một số xe máy được lưu thông rộng rãi hiện nay như: Yamaha Sirius, Honda Wave, Honda SH, Vespa,...Đây đều là xe máy, trong các văn bản quy định là xe moto.
Quy định về tốc độ đối với xe moto thì sẽ có vận tốc tối đa khi chạy trong khu dân cư là 60 km/h, còn đối với các trường hợp khác là 70 km/h. Từ đó sẽ thấy 2 loại phương tiện này sẽ khác nhau về khối lượng, tốc độ cho phép di chuyển.