meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xăng dầu tại các quốc gia đang “gánh” những loại thuế gì?

Thứ bảy, 19/03/2022-19:03
Nhìn chung, xăng, dầu tại nhiều quốc gia trên thế giới thường phải chịu các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường,... Theo đó, mỗi sắc thuế sẽ có những vai trò khác nhau, tùy thuộc vào chính sách và quan điểm của mỗi quốc gia. 

Là một trong những nhiên liệu chiến lược, xăng dầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc quốc gia phát triển nền kinh tế, tác động mạnh lên nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh và cả đời sống của người dân. Bởi vậy, các quốc gia trên thế giới đều phải áp dụng một số loại thuế lên những nhiên liệu này để làm công cụ quản lý giá, điều tiết tiêu dùng cũng như tiều tiết nguồn thu ngân sách. 

Các nước trên thế giới ban hành chính sách thuế đối với xăng dầu thường có sự tương đồng khi đều áp dụng các thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và mỗi sắc thuế sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng quốc gia. Cũng như phụ thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước trong từng giai đoạn và tình hình giá dầu trên thế giới. 

Nhóm nghiên cứu chính sách thuế Viện Chiến lược và Chính sách tài chính cho biết, các quốc gia sẽ có tỷ trọng thuế trên giá bán lẻ xăng, dầu khác nhau. Tại các nước phát triển ghi nhận khoảng 50% đến 60%.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Tại Mỹ, nhiên liệu sẽ chịu cả thuế của Chính phủ liên bang và thuế của từng bang khác nhau. Theo đó, Chính phủ liên bang áp thuế xăng dầu là 18,3 cent/ gallon đối với xăng và 24,3 cent/ gallon đối với dầu diesel. Sau đó, khoản thuế của từng bang sẽ được cộng vào khoản này, trung bình mức đóng là 30,63 cent/ gallon xăng và 32,29 cent/ gallon dầu diesel.

Cụ thể, tại bang California đánh thuế lên xăng, dầu là 86,55 cent, trong đó 17,05 cent các loại thuế đi kèm của tiểu bang; 51,1 cent thuế tiêu thụ đặc biệt của tiểu bang; còn lại là thuế của liên bang. Như vậy, tổng mức thuế áp dụng lên giá nhiên liệu sẽ có giá khoảng 48,93 cent/ gallon đối với xăng và 56,59 cent/ gallon đối với dầu diesel.

Tại Canada, có rất nhiều khoản thuế khác nhau áp dụng lên giá xăng, dầu. Nhiên liệu sẽ bị đánh thuế hàng hóa và dịch vụ (GST), thuế của liên bang (PST), thuế tiêu thụ đặc biệt cùng với các loại thuế của chính phủ liên bang và chính quyền các thành phố lớn (HST). Được biết, kể từ tháng 4/2019, một số thành phố của Canada đã áp dụng thêm thuế carbon khi tiêu thụ nhiên liệu. Thuế carbon là khoản chi phí dành cho mỗi tấn khí thải từ nhiên liệu hóa thạch, với mục đích giảm lượng khí thải nhà kính ra môi trường.

Tại Australia, quốc gia này sử dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế hàng hóa và dịch vụ (GTS) lên giá xăng, dầu. Tương tự Canada, thuế GST tại Úc là 10% sẽ được áp dụng cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt nhiên liệu. Bắt đầu từ tháng 10/2018, xăng và dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh cực thấp bị đánh thuế 0,412 AUD/lít; 0,412 AUD/lít đối với dầu diesel thông thường.

Tại Hàn Quốc và Nhật Bản đang có mức thuế xuất đối với xăng tương tự nhau. Trong đó, để quản lý xăng, dầu thô, nhiên liệu sử dụng cho động cơ, nhiên liệu bay thì Nhật Bản đã áp dụng thuế xăng, xăng địa phương, thuế nhiên liệu bay, thuế khí hóa lỏng, thuế dầu khí và than (dầu thô). Còn Chính phủ Hàn Quốc đã chấp thuận sử dụng thuế giao thông vận tải - năng lượng - môi trường (trung ương) và thuế nhiên liệu động cơ (địa phương) để đánh lên giá xăng, dầu. Như vậy, giá nhiên liệu xăng, dầu tại Hàn Quốc phải chịu 30% thuế.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết, tại Nhật Bản áp dụng 5% (4% trên toàn quốc và 1% của địa phương) thuế tiêu thụ chung (tương tự như thuế giá trị gia tăng) lên tất cả các nhiên liệu và dịch vụ năng lượng. Cùng với thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác với mức suất thuế khác nhau. Thuế tiêu thụ đặc biệt của sản phẩm xăng dầu tại Nhật Bản hiện nay là 48.600 JPY/ kilo và tại Hàn Quốc là 475 KRW/ lít (hai mức này đều tương đương với 0,4 USD/ lít. Nhiên liệu tại cả hai quốc gia này đều chịu cả thuế Trung Ương lẫn thuế địa phương. 

Tại Trung Quốc, các mặt hàng xăng, dầu đang gánh thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế carbon. Xăng và dầu diesel sử dụng trên mọi lĩnh vực đều chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Mức thuế hiện tại là 1,52 NDT/ lít xăng và 1,2 RMB/ lít dầu diesel. Các đối tượng bị áp dụng thuế tại Trung Quốc bao gồm: xăng không chì, xăng pha chì, dầu diesel và nhiên liệu bay. 

Tuy nhiên, thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng lên mặt hàng xăng, dầu của Trung Quốc thấp hơn Hàn Quốc và Nhật Bản khoảng 10 lần. Cụ thể thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 0,28 RMB/ lít xăng có chì (tương đương 0,5 USD/ lít), 0,20 RMB/ lít xăng không chì (tương đương 0,3 USD/ lít). 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Tại Việt Nam, giá xăng hiện tại đang đạt mức kỷ lục từ trước đến nay khi chạm ngưỡng 27.870 đồng/ lít. Trong đó, thuế các loại áp lên giá nhiên liệu xăng, dầu chiếm 38%. Chính phủ Việt Nam đã áp dụng bốn loại thuế lên mỗi lít xăng, dầu bán ra thị trường, bao gồm: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế gia tăng, thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường. 

Tại khoản 3 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định mức thuế suất thuế giá trị gia tăng được áp dụng lên giá xăng dầu là 10%; Thuế nhập khẩu cũng chiếm 10% trên giá bán 1 lít xăng, dầu; Mức thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất cụ thể là 10% đối với xăng, 8% đối với xăng E5, 7% đối với xăng E10 tính trên giá nhập tại cảng. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 thì dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut (trừ etanol) đều là đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường với mức thuế từ 1.000 VNĐ/ lít đến 4.000 VNĐ/ lít. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước