World Cup 2022 ghi nhận khoản chi kỷ lục từ thẻ tín dụng VISA
Mọi dịch vụ đều đắt đỏ gấp nhiều lần
Còn gần 10 ngày nữa là kết thúc World Cup, nhưng đến thời điểm này, người hâm mộ đã chi nhiều tiền hơn so với khi Brazil tổ chức sự kiện vào năm 2014 và gần gấp đôi các khoản chi qua thẻ VISA tại Nga vào năm 2018. Dữ liệu của VISA được tính ở các địa điểm tổ chức World Cup 2022 từ khi bắt đầu giải đấu đến ngày 2 tháng 12.
Con số này mang tới một chút bất ngờ, bởi ngay trước giờ khai mạc World Cup, nước chủ nhà đã ban lệnh cấm bán đồ uống có cồn tại các sân vận động. Dự tính, FIFA đã thiệt hại hàng chục triệu USD từ lệnh cấm này bởi giữa họ và hãng bia lớn Budweiser có tồn tại một thỏa thuận trị giá 47 triệu USD, cho phép Budweiser được độc quyền bán các sản phẩm của mình tại 8 sân bóng tổ chức Cúp thế giới 2022.
Nhưng có thể nói, người hâm mộ chi ít tiền hơn cho đồ uống có cồn, song lại tốn nhiều hơn cho những chi phí khác, đặc biệt là tiền thuê chỗ ăn nghỉ. Chi phí cho khoản này chiếm rất lớn trong tổng chi cho một cổ động viên tại Qatar.
Thị trường đồ thể thao theo mùa World Cup ế ẩm vì khách hàng “thắt lưng buộc bụng”
Mặc dù đã gần 2 tuần kể từ khi World Cup 2022 đã khai mạc, nhưng những cửa hàng đồ thể thao bán những sản phẩm ăn theo World Cup vẫn không có khách đến mua. Nhiều chủ cửa hàng thở dài, ngậm ngùi chỉ biết mong rằng lượng khách tìm mua đồ cổ vũ sẽ đông hơn sau khi vòng loại của giải đấu trôi qua.Mùa World Cup, dầu mỏ cũng phải xếp sau ngành hàng đang dự kiến đem về 6 tỷ USD cho các nước vùng Vịnh
World Cup tại Qatar diễn ra vào năm nay dự kiến sẽ thu về khoản lợi nhuận khủng lên tới 6 tỷ USD cho ngành kinh doanh đồ ăn uống cho các quốc gia vùng Vịnh.Du lịch xa xỉ tại Dubai trong kỳ World Cup 2022 dự kiến "đắt khách" hơn cả nước chủ nhà Qatar
Hàng loạt khách sạn, nhà hàng và du thuyền tại Dubai dường như đang bội thu nhờ lượng du khách tới xem World Cup 2022. Không ít người hâm mộ bóng đá sẵn sàng chi trả số tiền lớn cho những chuyến bay và chỗ ở tại Qatar.Càng tới gần ngày diễn ra sự kiện, giá thuê càng leo thang, có nơi tăng gấp 10 lần ngày thường. “Bạn phải bỏ ra hàng ngàn USD chỉ cho một đêm trú chân ở khách sạn. Thậm chí những cabin rộng vỏn vẹn 8 mét vuông với chỉ một chiếc giường, một tủ lạnh nhỏ, một cái điều hòa cũng lấy của bạn tới vài trăm USD mỗi đêm, tương đương với giá thuê phòng ở khách sạn 5 sao. Nên nhớ, dù bỏ nhiều tiền như vậy nhưng bạn vẫn phải đi vệ sinh chung”, trang News.au của Australia từng than phiền về sự đắt đỏ của giá dịch vụ tại Qatar.
Cũng không thể bỏ qua mặt bằng giá vé xem các trận đấu cũng nhảy vọt. Thống kê cho hay so với nước Nga 4 năm trước, giá vé vào sân tại Qatar đã cao hơn tới 40%. Đây cũng là kỳ World Cup có giá vé cao nhất. Thời gian tới, chắc chắn nó còn tăng hơn bởi giải đấu đã vào tới tứ kết, nơi toàn những đội tuyển hàng hiệu tranh tài.
Chưa kể đến giá đồ ăn ở Qatar, quốc gia có GDP đầu người trong nhóm đầu thế giới, cũng cao khó nơi nào bằng. Theo thống kê của VISA, các khoản thanh toán cho thực phẩm và đồ uống chiếm 36% tổng chi trong 2 tuần đầu bóng lăn tại World Cup và hầu hết trong số đó đều rất đắt đỏ.
Một chiếc bánh Shawarma (bánh kẹp gà), vốn là đồ ăn rất cơ bản trong thế giới Arab, có giá tới 12 USD tại các quầy hàng trước sân bóng. Silhar Sina, một fan Morocco, đã thốt lên: “Cái giá không thể tin nổi, đắt gấp 10 lần ở nước chúng tôi. Chi ra hàng chục USD mà chúng tôi cũng chưa thể no bụng”.
Bởi vậy, phải thẳng thắn thừa nhận rằng người hâm mộ tốn nhiều tiền hơn tại Qatar chưa chắc vì họ thoáng tay hơn, mà đơn giản vì đồ dùng ở đây đắt đỏ hơn, dẫn đến cảnh họ phải tốn kém hơn cho một dịch vụ tương đương so với tại World Cup 2018 hay 2014.
Cũng phải liệt kê đến yếu tố lạm phát tăng cao trên toàn cầu trong những năm gần đây. Và chắc chắn rằng so với 2 kỳ World Cuup thế giới trước, người hâm mộ tới Qatar sẽ thanh toán qua thẻ tín dụng nhiều hơn vì những năm gần đây, thương mại điện tử đã được tận dụng tối đa.
Đóng góp đáng kể của “giới tinh hoa”
Qatar đã đón hơn 765.000 du khách trong hai tuần đầu tiên của World Cup 2022. Và một lượng đáng kể trong số này đóng góp cho nước chủ nhà qua các khoản chi bằng thẻ VISA, vốn là đối tác thanh toán chính thức của giải đấu.
Nhưng không thể bỏ qua các khoản tiêu dùng đáng kể từ “giới tinh hoa”, hay còn gọi là giới siêu giàu. Họ đến với chủ nhà của World Cup 2022 để sử dụng các dịch vụ cao cấp nhất. Một khu VIP tại các sân bóng, gồm phòng ngủ, đầu bếp riêng, các dịch vụ xa hoa nhất, có giá từ vài trăm ngàn đến vài triệu USD/đêm.
Một gói tour đưa đón, thăm thú nhiều địa điểm nổi tiếng của Qatar (sử dụng các loại xe sang trọng nhất như Mercedes Maybach, Bentley Continental, Rolls-Royce Cullinan...) tốn từ vài ngàn đến hàng chục ngàn cho mỗi ngày. Và không thể bỏ qua dịch vụ 5 sao từ các du thuyền trên vịnh Doha bởi mỗi đêm sử dụng dịch vụ này, bạn sẽ phải chi từ 4 ngàn đến 6,5 ngàn USD.
Theo Match Hospitality, đơn vị cung cấp các loại phòng suite từ cao cấp đến siêu cao cấp ở 8 sân bóng tổ chức World Cup, họ đã kiếm về gần 1 tỷ USD từ việc bán chỗ ngồi VIP. Tất cả đã đóng góp rất nhiều vào doanh thu của nước chủ nhà, và dĩ nhiên, VISA sẽ ghi nhận một phần lớn những khoản chi tiêu này.
Và không thể bỏ qua sự “giúp sức” cực lớn của hàng chục ngàn cổ động viên đến từ các quốc gia lân cận vốn giàu có và thuận tiện cho việc đi lại như Kuwait, UAE và đặc biệt là Saudi Arabia. Thống kê từ riêng Saudi Arabia cho thấy đây là nước dẫn đầu về số lượng cổ động viên đến Qatar, với 77.106 người được ghi nhận trong giai đoạn vòng bảng.
Phần nhiều trong số họ không chọn việc ăn ở qua đêm ở Qatar mà bay đi bay lại giữa hai nước để xem các trận bóng. Các chuyến bay tăng cường tới Doha từ Riyadh (20 chuyến/ngày) đã hỗ trợ tối đa cho lực lượng du khách hùng hậu này. Sáng có mặt tại Qatar, chiều tối xem bóng đá và nửa đêm đã ngủ ở nhà. Với phương châm ấy, rất nhiều người Saudi Arabia chỉ đi xem World Cup với một chiếc túi nhỏ nhẹ nhàng.
Họ có thể không mất tiền, hoặc mất rất ít cho khoản ăn nghỉ, nhưng cực tốn ở khoản vé máy bay bởi giá bay trung bình một chặng trong thời gian này tốn tới hơn 5 ngàn USD/người. Chỉ cần đi lại xem 3 trận vòng bảng của đội nhà, một fan hâm mộ Saudi Arabia có thể mất tới vài chục ngàn USD, bằng chi phí cho một người trong nhiều tuần trú chân tại Qatar thưởng thức World Cup.
Tất cả những yếu tố trên đã góp phần giúp Qatar 2022 trở thành sự kiện tiêu tốn kỷ lục, ít nhất là qua thống kê của VISA. Các du khách mất nhiều tiền hơn cho các dịch vụ, đổi lại FIFA và nước chủ nhà cũng nhận về nhiều hơn.
FIFA dự kiến năm nay, doanh thu từ giải đấu sẽ vượt mức 5,4 tỷ USD mà họ kiếm được ở Nga vào năm 2018. Các nhà tổ chức Qatar cho biết họ hy vọng sự kiện này sẽ mang lại 17 tỷ USD cho nền kinh tế địa phương.