Whole Foods - Siêu thị đắt đỏ nhất nước Mỹ: Mặt hàng ít, giá cao nhưng doanh thu vẫn tăng phi mã nhờ bí quyết đặc biệt
BÀI LIÊN QUAN
Hành trình khởi nghiệp của doanh nhân Quan Nghị Hồng: Khởi nghiệp từ cửa hàng mì cay nhỏ đến đế chế lớn mạnh với 300 nhà hàngHành trình phát triển ngoạn mục của Duolingo: Từ một startup thua lỗ đến đế chế làm thay đổi cuộc chơi học ngoại ngữ trực tuyếnHành trình từ anh công nhân đến “ông trùm khóa kéo”: Học lỏm kinh doanh, từng bước chiếm lĩnh được thị trườngTheo thông tin từ Wiki, Whole Foods Market Inc. là chuỗi siêu thị nổi tiếng của Mỹ chuyên bán các sản phẩm không chứa chất béo hydro hóa cùng với màu nhân tạo, hương liệu hay chất bảo quản và chất làm ngọt. Đây cũng là chuỗi cung ứng sản phẩm hữu cơ duy nhất được chứng nhận USDA tại Hoa Kỳ, được nhiều người biết đến với các lựa chọn hữu cơ vô cùng đa dạng và phong phú. Tính đến tháng 3/2019, Whole Foods đã có tổng cộng 500 cửa hàng tại Bắc Mỹ và ở Anh.
Thời điểm ngày 23/8/2017, có thông báo rằng, Ủy ban Thương mại Liên bang đã phê duyệt về việc sáp nhập giữa Amazon cùng với Whole Food Market. Đáng chú ý, thỏa thuận này cũng đã được kết thúc vào ngày 28/8/2017.
Suốt thời gian qua, Whole Foods luôn được mọi người mệnh danh là “siêu thị đắt đỏ bậc nhất nước Mỹ”. Nhà bán lẻ thực phẩm cao cấp này đã giải được bài toán cân bằng mô hình kinh doanh cùng sứ mệnh thương hiệu, từ đó mang đến lợi nhuận ổn định và tăng trưởng ấn tượng. Vậy, bí quyết của Whole Foods là gì?
Thực phẩm hữu cơ với giá thành siêu đắt đỏ
Whole Foods được thành lập vào năm 1980 bởi John Mackey và Renee Lawson. Thời điểm ban đầu, đây chỉ là một cửa hàng hữu cơ nhỏ tại Austin, Texas. Tuy nhiên, đến năm 2015 Whole Foods đã phát triển nhanh chóng, trở thành một thế lực bán lẻ đáng gờm khi sở hữu hơn 430 cửa hàng cùng với 90.000 nhân viên trên khắp Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh.
Chuỗi siêu thị này chú trọng tập trung vào kinh doanh các sản phẩm hữu cơ có nguồn gốc từ tự nhiên. Đồng thời, Whole Foods cũng ưu tiên cho những nguồn hàng “đặc sản” địa phương (gồm có thực phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe cùng với dung dịch làm sạch). Đáng chú ý, tệp khách hàng chính của Whole Foods chính là những người tiêu dùng có ý thức cao về sức khỏe. Theo ước tính, những khách hàng của Whole Foods tại Hoa Kỳ sẵn sàng chi tiêu gần 15 tỷ USD mỗi năm cho vấn đề sức khỏe.
Báo cáo tình hình giá cả thị trường của Morgan Stanley cũng cho thấy, trước khi “về chung một nhà” với ông lớn Amazon, Whole Foods đang sở hữu mức giá cao hơn đến 20% so với các chuỗi siêu thị trong khu vực. Nếu so sánh với các chuỗi siêu thị chuyên về “bán sỉ” như Kroger, nhiều sản phẩm của Whole Foods thậm chí còn cao hơn đến 40%. Năm 2015, Business Insider đã tiến hành một cuộc điều tra tại cửa hàng Whole Foods Virginia. Kết quả thật bất ngờ, một giỏ hàng được cho là tiêu chuẩn của Whole Foods đã có mức giá cao hơn đến 60 USD so với siêu thị Kroger ở gần đó.
Điều này đồng nghĩa với việc, giỏ hàng tại Whole Foods với trị giá 191,41 USD nhưng khi mua tại Kroger lại chỉ tốn có 131,89 USD. Điều quan trọng ở chỗ, có nhiều sản phẩm tại Kroger cũng được cam kết là sản phẩm hữu cơ và nhà trồng - những điểm mạnh mà hàng hóa tại Whole Foods đang sở hữu.
Với giá thành cao vượt trội như thế trong khi sản phẩm lại không quá đa dạng, thế nhưng Whole Foods vẫn tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh vượt mong đợi trong suốt nhiều năm liền. Điều này đã được thể hiện một cách rõ nét thông qua báo cáo tài chính của công ty.
Áp dụng nghệ thuật “tất cả đều thắng”
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Whole Foods luôn nằm trong top thương hiệu bán lẻ của Hoa Kỳ nhờ việc giáo dục và chuyển giao quyền lực cho khách hàng; đồng thời xây dựng nên một mối quan hệ đặc thù với nhà cung cấp và tạo nên giá trị cho cộng đồng, đầu tư vào đội ngũ nhân viên.
Đối với mảng khách hàng, Whole Foods luôn luôn cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên, những giá trị trên sẽ rất khó có thể nhận ra được nếu như thiếu đi những tiêu chuẩn và điểm số rõ ràng. Do đó, doanh nghiệp này đã tiến hành triển khai một loạt các hệ thống xếp hạng, từ thịt cá cho đến rau củ và cả các sản phẩm làm đẹp. Whole Foods cũng khẳng định không bán những sản phẩm chứa thành phần “rủi ro”, điển hình như bột ngọt chẳng hạn.
Cụ thể, những sản phẩm thịt cá được bán tại Whole Foods sẽ tuân theo Chương trình đánh giá phúc lợi động vật 5 bước đã được thế kế bởi Hiệp hội động vật toàn cầu. Đối với những sản phẩm rau củ và cây cảnh, Whole Foods cũng cam kết sản phẩm luôn đến từ những nông trại “trồng trọt bền vững”.
Đối với nhà cung cấp, chuỗi siêu thị đắt đỏ này chú trọng tập trung vào vào những đối tác tại địa phương. Whole Foods sở hữu một hệ thống nhân viên và đối tác có chuyên môn chính, đó là tìm nguồn thực phẩm thân thiện với môi trường từ những trang trại lân cận. Trong số đó, thành công nhất phải kể đến “Whole Trade Guarantee”, những sản phẩm này đều nằm trong chương trình đã được cam kết thu hoạch từ các trang trại thân thiện với môi trường. Đáng chú ý, 1% lợi nhuận của chương trình sẽ được dùng để hỗ trợ cộng đồng trồng trọt lại địa phương.
Đối với khách hàng, họ sẽ nhận được những sản phẩm từ địa phương mà họ muốn ủng hộ. Theo đó, các đối tác cũng sẽ được Quỹ hỗ trợ về vốn. Sau đó, Whole Foods sẽ nhận về những sản phẩm chất lượng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc hợp tác đôi bên cùng có lợi. Bên cạnh đó, Whole Foods còn nỗ lực cải thiện cộng đồng thông qua việc quyên góp 5% lợi nhuận dành cho những tổ chức từ thiện như Whole Cities. Quỹ này sẽ chuyên về việc xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh cho những người dân đô thị thông qua những hoạt động tham quan, bữa ăn miễn phí cùng với các chương trình đàm thoại…
Bên cạnh việc nâng cao giá trị đời sống của những người dân trong khu vực, Quỹ Whole Cities còn góp phần tạo nên nhiều khách hàng tiềm năng cho Whole Foods trong tương lai. Đáng chú ý, dù tận tâm với việc “làm từ thiện” nhưng Whole Foods vẫn không quên nhân viên của mình. Trong 15 năm liên tiếp, Whole Foods luôn nằm trong Top những nơi làm việc tốt nhất trên thế giới. Điều này được thể hiện rõ ràng nhất thông qua các chương trình, bao gồm:
Giảm 20% giá thành sản phẩm đối với những nhân viên có kết quả khám sức khỏe tốt (chẳng hạn như cân nặng, huyết áp,…ở mức ấn tượng).
Ưu tiên đề bạt những nhân viên kỳ cựu đã làm lâu năm, đồng thời thúc đẩy nhân viên liên tục học hỏi cũng như nâng cao tay nghề.
Lắng nghe ý kiến của nhân viên, mọi ý kiến đóng góp sẽ luôn được cân nhắc cũng như khen thưởng nếu như được áp dụng thành công.
Một khi đã sẵn sàng chi tiêu nhiều tiền hơn nữa để mua sắm tại Whole Foods, các khách hàng đều mong muốn nhận về những dịch vụ khách hàng tốt nhất, niềm nở nhất đến từ những nhân viên đang hài lòng với những chính sách của công ty này.
Những chiến lược ấn tượng của Whole Foods
Từ trước đến nay, thị trường bán lẻ luôn có tính cạnh tranh cao, kết hợp với chi phí chuyển đổi của khách hàng sẽ gần như bằng không. Vì thế, lợi thế cạnh tranh trong ngành bán lẻ là điều rất khó để thực hiện. Nếu có, họ cũng dễ dàng bị sao chép. Đặc biệt, những tập đoàn bán lẻ thành công trên thế giới như Walmart, Costco, Kroger và Target thường xuyên thu về thắng lợi từ những địa điểm cửa hàng “ăn tiền”, sử dụng kinh tế quy mô để có thể ép giá nhà sản xuất; đồng thời kết hợp với các chuỗi cung ứng hiệu quả cùng với mô hình phúc lợi tiết kiệm.
Thế nhưng Whole Foods với hướng đi hoàn toàn ngược lại đã tạo nên một trải nghiệm khách hàng chất lượng cao. Chưa kể, chuỗi siêu thị đắt đỏ này cũng chú trọng tập trung vào thị trường ngách, mang đến giá trị cho mọi bên. Thông qua sức mạnh thương hiệu, Whole Foods đã tạo nên một “con hào kinh tế”, đây là một giá trị vô hình nhưng ít đối thủ có thể cạnh tranh được.
Trước khi thuộc về gã khổng lồ Amazon, Whole Foods luôn tự tin duy trì đà tăng trưởng về cả doanh thu lẫn lợi nhuận bất chấp nhiều chuyển biến tiêu cực của thị trường bán lẻ trong thời gian qua. Các nhà phân tích cho biết, Whole Foods đã thành công trong việc khẳng định vị thế dẫn đầu của mình trong phân khúc thực phẩm hữu cơ cùng với sản phẩm thiên nhiên. Đặc biệt, Whole Foods còn đầu tư vào cộng đồng trong khoảng thời gian lâu dài. Chuỗi còn sở hữu đội ngũ nhân viên và tệp khách hàng trung thành lâu năm… Những điều này đã trở thành các yếu tố nền tảng vững mạnh, giúp Whole Foods trở nên khác biệt so với những thương hiệu bán lẻ còn lại.
Nhớ lại thời điểm năm 2017, tập đoàn Amazon đã mạnh tay chi khoảng 13,7 tỷ USD để tiến hành thương vụ thâu tóm Whole Foods. Với tiềm lực khổng lồ về mạng lưới logistics và số lượng khách hàng đông đảo, cặp đôi Amazon - Whole Foods chắc chắn sẽ là “cặp bài trùng” khiến không ít đối thủ phải dè chừng.