meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hành trình từ anh công nhân đến “ông trùm khóa kéo”: Học lỏm kinh doanh, từng bước chiếm lĩnh được thị trường

Thứ bảy, 10/12/2022-12:12
Thời điểm hiện tại, sản phẩm khóa kéo SBS đang được tiêu thụ tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới, gần như chiếm lĩnh một nửa thị trường tiêu thụ quốc tế. Điều này cho thấy, doanh nhân Thi Năng Khanh là một nhà lãnh đạo vô cùng bản lĩnh, phát triển một sản phẩm từng không được ai xem trọng trở thành một thương hiệu vươn tầm thế giới.  

Hiện nay, khóa kéo đang trở thành một phụ kiện vô cùng phổ biến và có thể bắt gặp ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, khóa kéo cũng là một bộ phận không thể nào thiếu được trong ngành may mặc. Chỉ với vài đồng lẻ nhưng một chiếc khóa kéo lại mang đến rất nhiều tiện ích cho con người. 

Trong danh sách những doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất khóa kéo chắc chắn không thể bỏ qua cái tên Thi Năng Khanh - ông trùm khóa kéo tại Trung Quốc. Được biết, ông chính là người đã sáng lập nên thương hiệu khóa kéo nổi tiếng SBS, góp phần làm thay đổi lịch sử ngành công nghiệp sản xuất khóa kéo tại Trung Quốc. 

“Học lỏm” kinh doanh từ những câu chuyện phiếm, khởi nghiệp thành công từ 2 bàn tay trắng

Cũng như biết bao doanh nhân khác, Thi Năng Khanh cũng khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng cùng với một trí tuệ nhạy bén và linh hoạt. Vị doanh nhân này sinh ra trong một gia đình nông thôn hết sức bình thường tại thành phố Tấn Giang, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Gia cảnh khó khăn đã giúp Thi Năng Khanh sớm ý thức được tầm quan trọng của sự nỗ lực để thoát nghèo. Vì thế, người đàn ông này đã ấp ủ trong bản thân khát khao lập nghiệp từ rất sớm. 


Cũng như biết bao doanh nhân khác, Thi Năng Khanh cũng khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng cùng với một trí tuệ nhạy bén và linh hoạt. Ảnh: Nhịp sống thị trường
Cũng như biết bao doanh nhân khác, Thi Năng Khanh cũng khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng cùng với một trí tuệ nhạy bén và linh hoạt. Ảnh: Nhịp sống thị trường

Thành phố Tấn Giang từ xưa đã được mệnh danh là “thủ phủ” của ngành may mặc như giày dép, quần áo và cả túi xách… Hầu hết những doanh nghiệp thời trang đều đổ xô tập trung về đây để đặt nhà máy sản xuất. Hồi còn trai trẻ, Thi Năng Khanh là một công nhân trong dây chuyền sản xuất của một xưởng may mặc. Trong một lần tình cờ, ông nghe được câu chuyện của người ở xưởng bên cạnh nói rằng, tình hình kinh doanh túi xách dù rất ổn định nhưng chất lượng của dây kéo túi xách lại không cao, cũng không bền. Chỉ với câu chuyện hết sức bình thường ấy, Thi Năng Khanh đã nhanh chóng nảy ra trong đầu ý tưởng lập nghiệp với chiếc khóa kéo. 

Nhớ lại những năm 1980, có rất ít doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất khóa kéo. Chi tiết nhỏ này hầu hết được nhập khẩu từ nước ngoài về do lợi nhuận thấp nhưng lại khó gia công. Thế nhưng, thị trường ít cạnh tranh này đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Thi Năng Khanh. Ông nhận ra rằng, nhu cầu tiêu thụ khóa kéo trên thị trường vốn rất lớn và luôn rơi vào tình trạng cung không đủ cầu. 

Sau khi xác định được mục tiêu cho bản thân mình, Thi Năng Khanh dự định sẽ làm đơn vị cung ứng trung gian. Người đàn ông này đã gọi một vài người bạn thân thiết để cùng nhau hùn vốn làm ăn. Khi đó, tất cả mọi người đã gom góp được số vốn là 16.000 NDT. 

Khi đã có được một chút vốn ban đầu, nhóm của Thi Năng Khanh đến xưởng sản xuất khóa kéo tại Bắc Kinh, mua khóa kéo để mang về Tấn Giang và tiến hành gia công lại sản phẩm này. Cuối cùng, họ mang khóa kéo ra bán ở chợ đầu mối, hoặc cung ứng trực tiếp đến các xưởng may mặc. Những chiếc khóa kéo của nhóm Thi Năng Khanh vô cùng chắc chắn, tuổi thọ bền hơn nên được nhiều nơi đặt mua. Chỉ trong một năm, doanh số khóa kéo của họ đã vượt mốc 100.000 NDT. 

Tiêu hủy lô hàng 3 triệu NDT để giữ được uy tín với khách hàng

Bởi những sản phẩm khóa kéo của Thi Năng Khanh có chất lượng tốt nên “tiếng lành đồn xa”. Nhiều doanh nghiệp may mặc cũng đã chủ động tìm đến ký kết và hợp tác với họ. Thời điểm đó, đối với Thi Năng Khanh mà nói thì đơn hàng không còn là vấn đề. Tuy nhiên, họ chỉ là một đơn vị trung gian nên dù có làm việc chăm chỉ, nỗ lực đến đâu cũng chỉ thu được rất ít lợi nhuận, hầu hết phần lợi nhuận này đều thuộc về nhà xưởng đầu nguồn tại khu vực Bắc Kinh.  


Chỉ sau nửa năm, khóa kéo của nhóm Thi Năng Khanh đã chiếm lĩnh thị trường Tấn Giang, sau đó mở rộng sang các tỉnh lân cận trong vài năm sau đó
Chỉ sau nửa năm, khóa kéo của nhóm Thi Năng Khanh đã chiếm lĩnh thị trường Tấn Giang, sau đó mở rộng sang các tỉnh lân cận trong vài năm sau đó

Chính vì thế, để có thể tối đa hóa lợi nhuận, Thi Năng Khanh đã quyết định tự mình thành lập nhà xưởng. Theo đó, nhà xưởng của ông chuyên về gia công các loại khóa kéo cho quần áo, túi xách và vali… mà không cần đến xưởng đầu nguồn giống như ban đầu.

Để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ một cách nhanh chóng, Thi Năng Khanh đã áp dụng chiến lược mới là bán với giá thấp và thu lãi ít. Theo đó, giá sỉ thấp nhất là 0.3 NDT/chiếc. Chính vì thế, những chiếc khóa kéo chất lượng tốt và giá rẻ ngày càng được ưa chuộng. Chỉ sau nửa năm, khóa kéo của nhóm Thi Năng Khanh đã chiếm lĩnh thị trường Tấn Giang, sau đó mở rộng sang các tỉnh lân cận trong vài năm sau đó.

Năm 1991, khi công việc kinh doanh đang trên đà phát triển, một sự cố bất ngờ đã xảy ra. Có một số xưởng gia công với quy mô nhỏ lẻ đã mua lại mặt khóa kéo có in logo do nhóm Thi Năng Khanh sản xuất, sau đó tiến hành gia công lại và bán ra thị trường hòng giả mạo sản phẩm. Điều đáng nói, những chiếc khóa kéo này có chất lượng vô cùng kém, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu khóa kéo của họ. 

Đến lúc này, Thi Năng Khanh mới nhận ra được tầm quan trọng của thương hiệu đối với sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp; chỉ cần một chi tiết rất nhỏ cũng có thể khiến mồ hôi công sức suốt bao năm của họ đổ sông đổ bể. Người đàn ông này đã quyết định thu hồi tất cả khóa kéo và tiêu hủy toàn bộ. Điều đáng nói, lợi nhuận hàng năm của công ty chỉ là hơn 2 triệu NDT nhưng những lô khóa kéo cần phải tiêu hủy lại có giá trị lên đến hơn 3 triệu NDT. Sự việc này đã nhanh chóng lan truyền ra bên ngoài, giúp thương hiệu của họ một lần nữa nhận được sự công nhận cũng như tin tưởng từ phía khách hàng.

Sau đó, Thi Năng Khanh đã điều chỉnh giá khóa kéo tăng lên kèm theo việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm này bán ra vô cùng đắt khách; thậm chí doanh thu của công ty đã tăng lên gấp đôi so với trước khi vụ việc xảy ra. Trong quá trình phát triển doanh nghiệp, Thi Năng Khanh rất quan tâm và chú trọng đến việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm. Mỗi khi có dịp ra nước ngoài khảo sát, vị doanh nhân này đều mang về những loại dây kéo mới. Đồng thời, ông cũng là người đích thân lãnh đạo nhân viên R&D phát triển sản phẩm mới và hoàn thiện nhiều lỗ hổng trong các sản phẩm.


Thời điểm hiện tại, sản phẩm khóa kéo SBS đang được tiêu thụ tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới, gần như chiếm lĩnh một nửa thị trường tiêu thụ quốc tế
Thời điểm hiện tại, sản phẩm khóa kéo SBS đang được tiêu thụ tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới, gần như chiếm lĩnh một nửa thị trường tiêu thụ quốc tế

Sau hơn 30 năm không ngừng phát triển thương hiệu, doanh nghiệp mỗi năm thu về hơn 2 tỷ NDT doanh thu. Thi Năng Khanh đã thành công đưa thương hiệu SBS lên vị trí số 1 trong thị trường khóa kéo Trung Quốc. Đồng thời, SBS cũng đã trở thành nhà cung ứng khóa kéo lớn thứ hai trên thế giới.

Thời điểm hiện tại, sản phẩm khóa kéo SBS đang được tiêu thụ tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới, gần như chiếm lĩnh một nửa thị trường tiêu thụ quốc tế. Điều này cho thấy, doanh nhân Thi Năng Khanh là một nhà lãnh đạo vô cùng bản lĩnh, phát triển một sản phẩm từng không được ai xem trọng trở thành một thương hiệu vươn tầm thế giới.  

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

17 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

17 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

17 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

17 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước