"Vua thép" Trần Đình Long lọt top 1.000 tỷ phú giàu nhất hành tinh với tổng tài sản 3,2 tỷ USD
BÀI LIÊN QUAN
Thép Hòa Phát khởi công dự án 85.000 tỷ vào cuối quý I/2022Quảng Ngãi đề nghị chuyển đổi 34 héc-ta đất trồng lúa để làm dự án của Hòa PhátTập Đoàn Hòa Phát: Thông Tin về Tập Đoàn Hòa PhátChủ tịch Trần Đình Long lọt TOP 1.000 tỷ phú giàu nhất hành tinh
Vào ngày 1/3/2022, theo dữ liệu thời gian thực của Forbes thì Việt Nam có 6 đại diện trong danh sách tỷ phú USD của Forbes. Theo bảng xếp hạng của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Hội đồng quản trị của VinGroup vẫn đang là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản là 6,1 tỷ USD và đứng thứ 455 trong danh sách toàn cầu. Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hòa Phát là người giàu thứ 2 Việt Nam với tổng tài sản lên đến 3,2 tỷ USD và đứng thứ 980 trong danh sách toàn cầu.
Bà Nguyễn Phương Thảo - CEO của Vietjet Air là người giàu thứ ba theo danh sách với tài sản là 2,9 tỷ USD, đứng thứ 1115 toàn cầu. Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank nắm giữ vị trí thứ tư với khối tài sản là 2,5 tỷ USD đứng thứ 1267 toàn cầu. Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Masan đứng thứ năm với khối tài sản là 2 tỷ USD, đứng thứ 1519 toàn cầu. Ông Trần Đình Long - Chủ tịch Hội đồng quản trị Thaco đứng thứ sáu với khối tài sản là 1,6 tỷ USD, đứng thứ 1.901 toàn cầu. Tổng tài sản của các tỷ phú Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại alf 18,3 tỷ USD.
Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Trần Đình Long vươn lên TOP 1.000 bảng xếp hạng này. Trước đó vào năm 2018, ông cũng có tên trong danh sách tỷ phú của Forbes. Thời điểm đó ông Trần Đình Long sở hữu 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1.756 toàn cầu.
Vào năm 2019, vị Chủ tịch này từng rớt khỏi danh sách. Sau khi Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2019 thì Việt Nam có 5 đại diện sở hữu tài sản tỷ USD nhưng không có tên ông Trần Đình Long. Mặc dù trước thời điểm công bố tài sản của ông Long theo cập nhật của Forbes đã đạt mốc 1 tỷ USD. Thực tế này đều xuất phát từ quy định trong việc tính toán giá trị tài sản. Forbes đưa ra lý giải rằng, để có tên trong danh sách này, phương pháp mà tạp chí lựa chọn để đánh giá quy mô tài sản của một cá nhân chính là dựa vào giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tại một thời điểm nhất định.
Theo đó, nguồn tài sản của ông Trần Đình Long được Forbes thống kê đến từ số cổ phần Hòa Phát do ông sở hữu. Tại thời điểm Forbes đưa ra lựa chọn để tính giá trị tài sản thì cổ phiếu HPG trên sàn chứng khoán đang tạo đáy. Không lâu sau, thời điểm tháng 5/2020, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát đã trở lại danh sách tỷ phú của Forbes. Đến cuối năm 2020, tỷ phú Trần Đình Long đã trở thành người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, vượt qua CEO Nguyễn Thị Phương Thảo. Đến thời điểm tháng 4/2021, ông Long đã đứng thứ 1.444 trong TOP tỷ phú của Forbes với khối tài sản lên đến 2,2 tỷ USD. Và đến cuối năm 2021 thì tài sản của vị chủ tịch này đã tăng lên 3,1 tỷ USD. Kết quả này có được chủ yếu là nhờ vào cổ phiếu HPG tăng ấn tượng.
"Vua thép" Trần Đình Long đưa Hòa Phát lọt TOP 15 công ty thép có vốn hóa lớn nhất thế giới
Doanh nhân Trần Đình Long sinh năm 1961 tại Hải Dương. Ông từng tốt nghiệp Cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân vào năm 2021. Ông là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam. Hiện tại ông Long đang nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát (HPG). Vị chủ tịch này được coi là người giàu nhất ngành thép tại Việt Nam.
Theo thống kê, 2021 là một năm thành công của "vua thép" Trần Đình Long. Cơn sốt cổ phiếu thép đã đẩy giá cổ phiếu HPG (ở mức 46.000 đồng) tăng lên gấp rưỡi so với thời điểm đầu năm. Trong năm, có thời điểm giá trị vốn hóa của tập đoàn Hòa Phát đạt hơn 11 tỷ USD và lọt TOP 15 công ty thép có vốn hóa lớn nhất trên thế giới.
Trên đà tăng giá của HPG có động lực lớn từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi khi doanh nghiệp này tập trung xây dựng 4 tổng công ty thành viên bao gồm gang thép, sản phẩm thép, nông nghiệp, bất động sản.
Với định hướng sẽ là ngành chủ lực sau thép, ông Trần Đình Long cùng Hòa Phát tiếp tục xúc tiến các hoạt động săn quỹ đất tại nhiều địa phương. Và gần đây nhất thì Hòa Phát kết hợp cùng với KDI Holding đề xuất đầu tư 2 dự án với tổng diện tích là hơn 2. 800 ha tại tỉnh Khánh Hòa. Hay trước đó là hàng loạt các dự án tại Quảng Ngãi, Cần Thơ và mở rộng đầu tư tại Hưng Yên.
Trên thực tế, Hòa Phát đã tham gia đầu tư vào lĩnh vực bất động sản từ sớm và nắm trong tay quỹ đất lớn với hàng loạt dự án có tiếng tại Hà Nội như Tổ hợp văn phòng và nhà ở cao cấp tại 257 Giải Phóng, Đống Đa, hà Nội; Khu phức hợp Mandarin Garden tại Cầu Giấy; tòa nhà chung cư Mandarin Garden 2 tại Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Mai.
Theo đó, doanh nghiệp này cũng đang tiến hành đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật tại một số khu công nghiệp điển hình như: Khu Công nghiệp Phố Nối A (diện tích 600ha); Khu công nghiệp Yên Mỹ II (Giai đoạn 1 với diện tích 97,5ha) tại tỉnh Hưng Yên; Khu Công nghiệp Hòa Mạc tại Hà Nam (diện tích 131ha).