meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tập Đoàn Hòa Phát: Thông Tin về Tập Đoàn Hòa Phát

Thứ tư, 08/12/2021-11:12

Mới đây, ông Trần Đình Long - Chủ tịch tập đoàn Hòa Phát tuyên bố, tập đoàn sẽ không chỉ làm “vua thép” mà còn muốn ghi danh trong lĩnh vực bất động sản.

Trước đó, ông Trần Đình Long khẳng định doanh thu tập đoàn năm nay có thể lên tới 120.000-140.000 tỷ đồng. Nếu hoàn thành Dung Quất giai đoạn 2, con số có thể tăng lên 200.000 tỷ đồng.

Khi đó, việc phát triển thêm những sản phẩm sau thép không hề dễ dàng. Với quy mô hiện tại, Hòa Phát dù sớm hay muộn sẽ phải hướng tới mô hình đa ngành. Tất nhiên, bất động sản là lĩnh vực không thể bỏ qua. 

Trọng tâm là bất động sản nhà ở

Trong một buổi họp ĐHĐCĐ hồi giữa năm, ông Long đã nhấn mạnh về mục tiêu của mình. Ông khẳng định: “Không ai làm thép mãi được. Như biết bao tập đoàn khác, Hòa Phát sớm hay muộn cũng phải đa ngành. Một hướng trong đó chính là bất động sản. Không phải bất động sản khu công nghiệp, trọng tâm là bất động sản nhà ở”. 


Tập đoàn Hòa Phát
Tập đoàn Hòa Phát

Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG) thực tế không phải là “tay mơ” trong lĩnh vực bất động sản. Họ từng gây án tượng với các dự án Mandarin Garden 1, Mandarin Garden 2. Lần này thì khác, Hòa Phát quyết định “chơi lớn” vào bất động sản. Với quy mô và vị thế hoàn toàn khác biệt, bất động sản sẽ là ngành kinh tế chủ lực thứ 2, sau thép. 

Dự án Mandarin Garden tọa lạc ở khu đất N03 Đông Nam Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Dự án xây dựng trên khu đất 25.886m2, nằm trên mặt đường Hoàng Minh Giám. Khởi công năm 2009, 4 năm sau dự án hoàn thiện và bàn giao cho khách. Mandarin Garden gồm 4 tòa tháp cao từ 25 đến 29 tầng, mang đến 1008 căn hộ cao cấp.

Mỗi căn hộ có diện tích dao động từ 114m2 đến hơn 297m2. Năm 2013 vào thời điểm bàn giao, mỗi căn hộ có giá từ 3-8 tỷ đồng. Đó là bàn giao thô, còn bàn giao có nội thất là từ 4-11 tỷ đồng. 

Cũng trong năm 2009, Tập đoàn Hòa Phát còn khởi công xây dựng chung cư Hòa Phát. Chung cư có địa chỉ tại 257 Giải Phóng (phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP Hà Nội). Quy mô của chung cư Hòa Phát Giải Phóng gồm 24 tầng. Trong đó, 5 tầng dành cho Trung tâm thương mại và cho thuê văn phòng. Còn lại 19 tầng là căn hộ chung cư cao cấp. 

Tổ hợp còn có 3 tầng hầm để xe, 2 tầng kỹ thuật cùng 1 tầng trệt. Tháng 3/2012, tòa nhà được bàn giao và chính thức đi vào sử dụng. 

Dự án nhà ở thứ 3 của tập đoàn Hòa Phát là Mandarin Garden 2. Đây là khu thương mại, dịch vụ và chung cư cao cấp của thủ đô. Dự án tọa lạc tại 493 Trương Định, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai. 

Mandarin Garden 2 xây trên khu đất với tổng diện tích sử dụng là 12.932 m2. Tổ hợp gồm 4 khối nhà cao từ 17 đến 30 tầng. Trong đó, chung khối đế từ tầng 1 đến tầng 6. Còn từ tầng 7 đến tầng 30 là khu căn hộ cao cấp, quy mô lên tới 640 căn hộ. Năm 2016, dự án ra mắt thị trường với giá bán từ 30 triệu đồng/m2. Hai năm sau đó, Mandarin Garden 2 được bàn giao và đưa vào sử dụng. 

“Trùm đất” tại nhiều KCN

Xét về mảng bất động sản khu công nghiệp, Hòa Phát cũng không hề kém cạnh. Tập đoàn đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật của 3 KCN lớn. Đó là KCN Phố Nối A, KCN Yên Mỹ II (Hưng Yên), KCN Hòa Mạc – Hà Nam.

Trong đó, KCN Phố Nối A nằm tại Quốc lộ 5A địa phận Hưng Yên. KCN này có quy mô 600ha, cách trung tâm thủ đô khoảng 24km. Phố Nối A là Khu công nghiệp tập trung đa ngành nghề do chính phủ Việt Nam thành lập năm 2004. 


Xét về mảng bất động sản khu công nghiệp, Hòa Phát cũng không hề kém cạnh
Xét về mảng bất động sản khu công nghiệp, Hòa Phát cũng không hề kém cạnh

Nơi đây là địa điểm hoạt động của hơn 100 doanh nghiệp lớn nhỏ. Những doanh nghiệp này tới từ nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó có nhiều “ông lớn” là những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng của Nhật Bản, Hàn Quốc. 

KCN Yên Mỹ II nằm giữa 2 tuyến quốc lộ 5A và 5B tại Hưng Yên. Dự án có tổng diện tích quy hoạch là 300ha, giai đoạn 1 là 97,5ha. Thời điểm hiện tại, nơi đây đang là điểm thu hút nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Những doanh nghiệp tìm tới KCN Yên Mỹ II để thuê đất làm nhà xưởng, đầu tư và sản xuất…

Tháng 3/2021, Công ty TNHH Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Phát Hưng Yên (thuộc tập đoàn Hòa Phát) được duyệt chủ trương mở rộng KCN Yên Mỹ II. Phạm vi mở rộng của KCN là 216 ha.

Cũng trong thời gian này, tỉnh Hưng Yên còn phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000. Nội dung là điều chỉnh mở rộng KCN Yên Mỹ II. Đáng nói, đơn vị tổ chức lập quy hoạch chính là Hòa Phát Hưng Yên. Tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch KCN là khoảng 647,51 ha. 

Trong đó, khu vực giáp ranh với KCN Yên Mỹ II có diện tích khoảng 334,01 ha. Khu vực lập điều chỉnh mở rộng KCN Yên Mỹ II là khoảng 313,5 ha. Giai đoạn 1 được phê duyệt là 97,5 ha với phạm vi mở rộng là 216 ha. Đồ án có mục tiêu làm cơ sở triển khai lập dự án đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật. Mục đích là để xây dựng các công trình công nghiệp, nhà máy và kho tàng… Điều này sẽ tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư tới KCN. 

Bên cạnh đó, Hòa Phát còn có quỹ đất tương đối khủng tại KCN Hòa Mạc – Hà Nam. KCN Hòa Mạc nằm trên quốc lộ 38, địa phận thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Với lợi thế nằm gần Quốc lộ 1A, KCN Hòa Mạc dễ dàng kết nối nhiều tuyến đường huyết mạch quan trọng. 

KCN Hòa Mạc sở hữu quy mô “khủng” với 203 ha. Nơi đây được chính phủ Việt Nam thành lập năm 2008, tập trung rất nhiều ngành nghề. Hiện nay, KCN Hòa Mạc là điểm đến của hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đáng chú ý có nhiều doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu…

Đặc biệt, một số website mua bán nhà đất hiện tại còn giới thiệu Hòa Phát là chủ đầu tư dự án Khu đô thị Hòa Phát Phố Nối. Dự án có tổng diện tích 300ha, tọa lạc tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Dự án bao gồm chung cư, biệt thự, shophouse, liền kề, các khu thể thao, trường học, phòng khám, trung tâm mua sắm…

Mục tiêu top 3 doanh nghiệp bất động sản

Gần đây, lãnh đạo tập đoàn đã có nhiều buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa. Tập đoàn cũng làm việc cùng một số địa phương khác, đề xuất ý tưởng làm dự án. Nếu như có giá tốt, doanh nghiệp sẵn sàng M&A. Có thể nói, công cuộc tìm đất đang diễn ra vô cùng ráo riết. 


Chủ tịch Trần Đình Long
Chủ tịch Trần Đình Long

Dù gia nhập cuộc đua bất động sản có chút muộn, Hòa Phát đang dần bứt tốc. Quỹ đất của tập đoàn dự kiến có thể lên tới 2000ha. Trong đó, đất thương phẩm chiếm tới 700ha. Hòa Phát sau khi gây dựng Dung Quất đang gần hái “quả ngọt”. 

Lợi nhuận kỷ lục càng khiến Chủ tịch Trần Đình Long có thêm động lực đầu tư bất động sản. Ông đã chuyển giao việc phát triển ngành thép cho Phó Chủ tịch Trần Tuấn Dương. Sau này, bản thân ông có thể chuyên tâm “đánh lớn” vào lĩnh vực bất động sản. 

Tập đoàn đang hướng đến bất động sản khu công nghiệp, sân golf, đại đô thị. Các đại đô thị chính là sản phẩm cốt lõi. Các dự án có diện tích từ 300 đến 500 ha, tương đương các đại đô thị “khủng” như  Ecopark hay Oceanpark hiện nay. Mục tiêu của tập đoàn là bất động sản cao cấp nhưng không phải siêu sang. Hòa Phát đang nhắm đến nhóm người có thu nhập trung bình và cao. 

Mới đây, UBND thành phố Cần Thơ đã có văn bản chấp thuận để Hòa Phát khảo sát, nghiên cứu và đề xuất 3 dự án. Dự án gồm: Dự án Khu đô thị thương mại - dịch vụ cao cấp ở quận Bình Thủy. Dự án này có quy mô khoảng 452 ha. Thứ hai là khu đô thị thương mại - dịch vụ với quy mô 88,2 ha. Dự án gồm 58,2 ha khu nhà ở và 30 ha trung tâm hội chợ triển lãm. Dự án tọa lạc tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng. Thứ ba là khu đô thị thương mại - dịch vụ với quy mô 6,24 ha. Dự án này nằm trên đường Lê Lợi và đường Trần Văn Khéo (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều).

Mới cuối tháng 11, Hoà Phát và KDI Holding đã đề xuất lên UBND tỉnh sau thời gian dài nghiên cứu. Đề xuất có nội dung quy hoạch phân khu ở 2 bên bờ sông Cái, phát triển dự án tại TP Nha Trang. Bên cạnh đó còn có dự án quy mô 1300ha. Đó là dự án  đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa. Cuối cùng là dự án Dự án KĐT dịch vụ và Sân Golf tại thị xã Ninh Hoà với quy mô 1500ha.

Có thể thấy, Hòa Phát cùng với đại gia Kiều Hữu Dũng (KDI Holding) đã chọn Khánh Hòa là nơi đầu tư lớn nhất. Hòa Phát đặt ra mục tiêu lọt top 3 doanh nghiệp bất động sản của Việt Nam. 

Hậu thuẫn vững chãi đến từ… thép

Bước chân vào bất động sản, Hòa Phát mang vị thế của một doanh nghiệp có thặng dư lớn. Gia nhập cuộc đua bất động sản hơi muộn, Hòa Phát sở hữu thế mạnh đó là “tiền tươi thóc thật”. Đó là lợi nhuận hàng năm từ việc sản xuất, kinh doanh thép. Trong khi các doanh nghiệp khác gặp khó khăn về giá vật liệu xây dựng, Hòa Phát lại sở hữu “cây nhà, lá vườn” là tôn, thép với chất lượng khỏi cần bàn cãi.


Bước chân vào bất động sản, Hòa Phát mang vị thế của một doanh nghiệp có thặng dư lớn
Bước chân vào bất động sản, Hòa Phát mang vị thế của một doanh nghiệp có thặng dư lớn

Những báo cáo tài chính của Hòa Phát thể hiện rõ ràng nhất sức mạnh của “tiền tươi”. thời điểm 30/9/2021, tổng tài sản của HPG là 174.643 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 60.000 tỷ đồng là nợ vay và thuê tài chính. Khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 35.000 tỷ đồng. Hòa Phát còn sở hữu 13.376 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, 24.000 tỷ tiền gửi có kỳ hạn cùng trái phiếu.

Mới đây, Hòa Phát vừa công bố sản lượng thép đạt 8 triệu tấn sau 11 tháng. Con số này tăng lên 33% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, HRC cán mốc 3 triệu tấn. Sản lượng tôn đạt 380.000 tấn, tăng 150%. HRC chính là mảng đem lại biên lợi nhuận cao cho Hòa Phát. Năm 2021, Hòa Phát dự kiến đạt khoảng 34.000- 35.000 tỷ lợi nhuận, đây sẽ là năm rực rỡ nhất về lợi nhuận của tập đoàn.

Những con số biết nói

Cách đây không lâu, công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã đưa ra ước tính doanh thu, lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát. Cụ thể, trong quý 4 doanh thu của Hoà Phát là 46.023 tỷ, tăng 78% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế là 10.893 tỷ, tăng 133,7% so với cùng kỳ. Giá bán HRC cùng thép xây dựng dự kiến giảm. Điều này khiến biên lợi nhuận của tập đoàn giảm so với quý 3.


Thép vẫn là nền tảng chính trong 4 lĩnh vực kinh doanh của Hòa Phát
Thép vẫn là nền tảng chính trong 4 lĩnh vực kinh doanh của Hòa Phát

Năm 2022, dự báo doanh thu của HPG đạt 147.932 tỷ đồng. Con số này giảm 2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ước tính 33.181 tỷ, giảm 12% so với cùng kỳ. Tính toán dựa trên giá thép xây dựng. Dự báo giá thép sẽ giảm xuống 14,5 triệu đồng/tấn (tức 9,4%) năm 2022. Bên cạnh đó, giá HRC cũng dự báo giảm xuống 17 triệu đồng/tấn (tức 11,5%).

Theo báo cáo kinh doanh Quý 3, Tập đoàn Hòa Phát đạt 38.900 tỷ đồng doanh thu. Con số này tăng 56% cùng kỳ năm trước. Đáng nói, lợi nhuận sau thuế đạt 10.350 tỷ đồng. Lợi nhuận tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2020. Hòa Phát lần đầu tiên ghi nhận lợi nhuận sau thuế vượt mốc 10.000 tỷ đồng trong một quý.

Hiện tại, thép vẫn là nền tảng chính trong 4 lĩnh vực kinh doanh của Hòa Phát. Bốn lĩnh vực bao gồm: Gang thép, ống thép - tôn mạ màu, nông nghiệp và bất động sản. Sản xuất gang thép và các sản phẩm liên quan là lĩnh vực sản xuất cốt lõi, chiếm tỉ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Hòa Phát.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

3 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

3 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

3 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

3 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước