meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vừa nhận hỗ trợ 30 tỷ USD, một ngân hàng lớn của Mỹ vẫn không thoát khỏi khủng hoảng

Thứ ba, 21/03/2023-17:03
First Republic vẫn không thể xoa dịu được nỗi lo của khách hàng và các nhà đầu tư thông qua khoản hỗ trợ trị giá 30 tỷ USD và nỗ lực để bán mình. Trong suốt 2 tuần qua, người gửi tiền tại ngân hàng đã rút 70 tỷ USD, khiến giá cổ phiếu First Republic tụt dốc không phanh.

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, tờ New York Times (NYT) đưa tin rằng ngày 20/3 ghi nhận giá cổ phiếu của First Republic Bank - ngân hàng đang gặp nguy hiểm nhất trên Phố Wall giảm 47%, và xuống gần 90% kể từ ngày 8/3. Vào ngày 15/3, ngân hàng này đã được những ông lớn Phố Wall hỗ trợ khoản tiền gửi 30 tỷ đô la trong thời hạn ít nhất 120 ngày.

Bất chấp nhiều công ty trong cùng ngành ngân hàng đã ổn định trở lại nhưng cổ phiếu của First Republic tiếp tục trượt dài. Vào cuối năm ngoái, ngân hàng này từng có lượng tiền gửi đạt tới 176 tỷ USD và một dãy danh sách các khách hàng giàu có.

Vào ngày 20/3, trái phiếu đáo hạn vào năm 2046 của First Republic đã giảm xuống chỉ còn 55% mệnh giá. Hồi đầu tháng 3, trái phiếu này từng có thị giá bằng khoảng 75% mệnh giá.


Cổ phiếu của ngân hàng First Republic vẫn tiếp tục trượt dài dù các công ty cùng ngành khác đã ổn định
Cổ phiếu của ngân hàng First Republic vẫn tiếp tục trượt dài dù các công ty cùng ngành khác đã ổn định

Hôm 15/3, First Republic đã được 11 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ cùng huy động khoản tiền cứu trợ trị giá 30 tỷ USD, kỳ vọng dập tắt được tình trạng rút tiền hàng loạt. Thế nhưng, việc làm này vẫn không khiến nỗi lo của khách hàng giảm đi.

Nguồn tin từ New York Times cho thấy ngân hàng First Republic đã nỗ lực bán mình để tránh được nguy cơ sụp đổ. Vốn hóa của ngân hàng này hiện tại chỉ rơi vào khoảng 2,2 tỷ USD.

Từng có thời điểm các lãnh đạo cấp cao của First Republic tin rằng ngân hàng sẽ có đủ thời gian và tiền để đối mặt và vượt qua được những sóng gió tiếp theo. Theo nguồn tin của NYT hé lộ, các lãnh đạo nhận định rằng ngân hàng có thời gian vài tuần để bán mình hoặc huy động nguồn vốn.

Thế nhưng, những diễn biến của phiên giao dịch hôm 20/3 đã khiến những dự đoán này trở nên sai lầm. Sau cú sập của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank, hàng loạt nhà băng tầm trung của Mỹ cũng ghi nhận cổ phiếu cắm đầu lao dốc. Thế nhưng, tình hình đã dần ổn định trở lại cho đến ngày 20/3, ngoại trừ ngân hàng First Republic.

Do nhiều nhà đầu tư không chắc chắn rằng công ty có thể chịu được những đợt bão tố tiếp theo hay không nên cổ phiếu của First Republic chịu ảnh hưởng nặng nề.

Phát ngôn viên của Tổ chức Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã từ chối đưa ra bất kỳ bình luận nào. Về sự sụt giảm ngày 20/3, người phát ngôn của First Republic cũng đã từ chối bình luận và không cung cấp số liệu về tiền gửi. Trước đó, ông phát biểu trong một tuyên bố rằng ngân hàng sở hữu vị thế tốt để quản lý dòng chảy tiền gửi ngắn hạn.

Theo nguồn tin của NYT, trong những tuần gần đây, First Republic đã mất khoảng 70 tỷ USD tiền gửi, tương đương với khoảng 40% tổng tiền gửi vào cuối năm 2022.

Vừa nhận hỗ trợ 30 tỷ USD, một ngân hàng lớn của Mỹ vẫn không thoát khỏi khủng hoảng - ảnh 2

Toàn bộ những thông tin đề cập trên là bằng chứng chỉ ra rằng những biện pháp cấp bách của phố Wall, nỗ lực thu hút đối tác mua lại cũng như các tuyên bố trấn an của quan chức chính phủ và lãnh đạo First Republic đã không thể ngăn được đà lao dốc của ngành ngân hàng.

Theo nhận định của ông Srinivas Namagiri, một cựu Giám đốc của Deutsche Bank, tất cả những cố gắng trên đều có hiệu quả, tuy nhiên đó là một trò chơi về sự tự tin. Và sẽ không có giải pháp dễ dàng nào cả khi sự tự tin không còn nữa. Ông Namagiri là người đã giúp ngân hàng này giải quyết những khó khăn sau khủng hoảng năm 2008.

Các nhà đầu tư và người gửi tiền càng trở nên lo sợ hơn sau khi các cơ quan xếp hạng như Moody’s hay S&P liên tục hạ điểm tín dụng của nhiều ngân hàng, trong đó có cả First Republic.

Chiến lược giải cứu mới

Theo thông tin từ Financial Times, CEO của các ngân hàng trên phố Wall đang nỗ lực để đưa ra kế hoạch mới nhằm giải cứu cho First Republic sau khi khoản vay 30 tỷ đô la vẫn không thể ngăn chặn đợt bán tháo cổ phiếu thời gian gần đây.

Ngoài ra, các CEO cũng sẽ thảo luận thêm các biện pháp nhằm hỗ trợ cho First Republic bên lề cuộc họp được tổ chức bởi Diễn đàn Dịch vụ Tài chính (FSF). Đây là một tổ chức vận động hành lang của ngành ngân hàng.

Theo nguồn tin của Financial Times, CEO JPMorgan, ông Jamie Dimon, cũng đang tìm hiểu những lựa chọn khác nhằm hỗ trợ First Republic. Ông là người khởi xướng gói cứu trợ 30 tỷ USD vào tuần trước.

Vừa nhận hỗ trợ 30 tỷ USD, một ngân hàng lớn của Mỹ vẫn không thoát khỏi khủng hoảng - ảnh 3

Chuyển đổi tất cả hoặc một phần tiền gửi của các ngân hàng tại First Republic thành vốn là một trong những khả năng đang được cân nhắc. Nguồn tin của Financial Times cho biết những khoản tiền gửi trên là nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán. Hiện ngân hàng First Republic đang nợ tiền các ngân hàng lớn hơn.

First Republic sẽ có vị thế tài chính tốt hơn nếu những khoản tiền gửi trên được chuyển thành vốn chủ sở hữu. FSF có 8 ngân hàng và cả 8 nhà băng này đều đóng góp vào kế hoạch giải cứu trong tuần trước.

Trong lúc First Republic còn đứng trước nhiều khó khăn, các quan chức đã giải quyết xong thương vụ mua bán Signature Bank - ngân hàng vừa mới phải đóng cửa vào tuần trước. Tờ Reuters cho biết một công ty con của New York Community Bancorp (NYCB) đã ký kết thỏa thuận với các cơ quan quản lý nhằm mua lại các khoản tiền gửi và cho vay từ ngân hàng Signature Bank.

Theo FDIC, các khoản tiền gửi của Signature Bank sẽ được đảm nhận bởi Flagstar Bank, công ty con của NYCB. Cơ quan này cũng đưa ra thông báo rằng khoảng 60 tỷ USD tiền gửi và 4 tỷ USD khoản vay vẫn sẽ được kiểm soát bởi FDIC.

Vào cuối năm ngoái, trong khi NYCB chỉ có khoảng 90 tỷ USD thì Signature Bank có tài khoản đạt tới 110 tỷ USD.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước