meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vốn ngoại vào TP HCM chững lại, lý do nào khiến “đại bàng” FDI chuyển hướng?

Thứ tư, 17/05/2023-20:05
Trong bối cảnh quỹ đất còn hạn chế, hạ tầng chưa tốt và các địa phương khác đang tỏ ra năng động hơn, vốn đầu tư nước ngoài vào TP HCM đang ghi nhận xu hướng chững lại.

Theo VnExpress, tính từ năm 1998 đến tháng 4/2023, TP HCM đứng đầu cả nước với tổng 11.668 dự án FDI đang còn hiệu lực. Số vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn đạt tổng hơn 56,68 tỷ USD. Nếu cộng cả số góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp, số này có thể ghi nhận đạt gần 80,91 tỷ USD.

Thế nhưng, vốn ngoại vào TP HCM thời gian gần đây có dấu hiệu chững lại. Tổng giá trị FDI năm ngoái đạt mức 4,33 tỷ USD, ngang 60,29% năm 2021. Trong 4 tháng đầu năm 2023, thành phố nhận được 979,6 triệu USD, đã giảm 23,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo PGS. TS Ngô Ngọc Vinh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế TP HCM, việc TP HCM chững lại sau khi dẫn đầu về thu hút vốn FDI trong nhiều năm cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.


Vốn ngoại vào TP HCM thời gian gần đây có dấu hiệu chững lại
Vốn ngoại vào TP HCM thời gian gần đây có dấu hiệu chững lại

Theo ông Ngô Nghị Cương, Giám đốc công ty tư vấn đầu tư C+ chia sẻ tại tọa đàm về chủ đề này tuần trước tại TPHCM, thu hút đầu tư của thành phố không khả quan trong 4 tháng qua.

Ông Cương đặt vấn đề rằng khi mời các nhà đầu tư chiến lược tham gia, phải xem xét thứ mình có đã phù hợp với cái họ cần chưa? Những yêu cầu của họ về hạ tầng cứng - mềm có bị lệch hay khác so với thế mạnh mà TP HCM có trong thời gian qua không?

Theo nhận định của ông Phúc Nguyễn, Luật sư chuyên hướng dẫn đầu tư của Công ty luật HM&P, những lợi thế lớn lao đang vơi dần qua thời gian. Ông Phúc nhận xét, các nhà đầu tư trước đây rất thích TP HCM và nghĩ đến đầu tiên khi muốn đổ vốn vào, nhưng hiện nay họ bắt đầu chuyển dịch ra phía Bắc ngày một nhiều hơn.

Sau khi nhận được tổng vốn đầu tư lũy kế đến nay từ đại bàng Intel là hơn 1,5 tỷ USD làm tổ tại Khu công nghệ cao, TP HCM chỉ có thêm 1 ông lớn khác là Samsung. Vào năm 2022, Samsung HCMC CE Complex đã tăng số vốn lên trên 841 triệu USD, qua đó giúp TP HCM có dự án khủng góp mặt trong top 5 dự án FDI lớn nhất năm trên cả nước.

Trong những năm qua, TP HCM vẫn thuộc top đầu thu hút tổng vốn FDI cả nước, tuy nhiên các dự án tỷ USD có xu hướng chuyển dịch sang những thành phố khác. Top 5 các dự án lớn nhất hàng năm trong giai đoạn 2017-2021 thường phân bổ tại Bắc Ninh, Nam Định, Thái Nguyên, Hải phòng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu hay một vài tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ở suốt giai đoạn này, chỉ năm 2019 là TP HCM có 2 dự án trong top 5 tuy nhiên giá trị rót vốn cũng ghi nhận ở mức 300 triệu USD (Wanna Explore Travel) và 650 triệu USD (Techtronic Tools).

Thách thức 

TP HCM đang triển khai xây dựng đề án thu hút vốn FDI giai đoạn năm 2023-2025 tầm nhìn năm 2030. Trong đó, đề án hướng tới những nhà đầu tư chiến lược (rót vốn từ 30.000 tỷ đồng cho dự án thường hoặc từ mức 3.000 tỷ đồng vào dự án nghiên cứu đổi mới sáng tạo).

Vốn ngoại vào TP HCM chững lại, lý do nào khiến “đại bàng” FDI chuyển hướng? - ảnh 2

Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM cho rằng địa phương này kỳ vọng thu hút trên 50 dự án công nghệ cao từ nay đến năm 2025, với tối thiểu một tập đoàn công nghệ cao tên tuổi lớn, tổng số vốn đầu tư ít nhất đạt mức 3 tỷ USD. Ngoài ra, mục tiêu hướng tới việc tỉ lệ vốn đăng ký đầu tư của 17 nhà đầu tư trọng điểm đạt 70% tổng vốn giai đoạn 2023-2025. Nhóm này gồm Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Đức, Ý, Pháp, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Phillipines.

TP HCM có tham vọng không nhỏ, tuy nhiên còn gặp một số thách thức trong nỗ lực thu hút vốn FDI.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM thừa nhận tại Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng vào cuối tháng 4 rằng lý do khiến khả năng thu hút vốn FDI bị hạn chế là hệ thống cơ sở hạ tầng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ) còn chưa có sự thống nhất, đồng bộ, phát triển tương xứng với nhu cầu phát triển và tiềm năng.

Quỹ đất cho phát triển các khu công nghiệp được chính phủ phê duyệt ghi nhận không tăng. Số liệu của Ban Quản lý các Khu chế xuất - công nghiệp TP HCM (Hepza) cho thấy TP HCM được quy hoạch gần 6.000 ha đất công nghiệp, tuy nhiên có đến 1.500 ha vướng mắc về pháp lý hay giải phóng mặt bằng. Hepza năm nay chỉ được phân bổ 41 ha đất nông nghiệp để cho thuê và số diện tích đất này nằm dải đều ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, thay vì tập trung quy mô lớn tại một chỗ. Vì vậy, tìm khu vực nào để “đại bàng” làm tổ cũng không đơn giản.

Ông Phúc Nguyễn còn nói thêm rằng 2 nguyên nhân khác là các kênh thông tin đầu tư của thành phố còn khó tiếp cận và kém hiệu quả. Trong khi đó, những nơi khác dần năng động hơn và tận tình chỉ dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục đầu tư tốt hơn. Thực tế cho thấy năm nay, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TP HCM đã giảm 13 bậc, tụt xuống vị trí thứ 27.

Vốn ngoại vào TP HCM chững lại, lý do nào khiến “đại bàng” FDI chuyển hướng? - ảnh 3

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng TP HCM đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các địa phương khác, đặc biệt là yếu tố bền vững nên thu hút đầu tư trong những năm tới sẽ gặp thách thức lớn. Các tập đoàn lớn ngày càng đề cao ESG (những tiêu chí bền vững về môi trường, xã hội và quản trị) khi lựa chọn nơi đầu tư. TP HCM không phải là địa phương có thành tích cao trong "Chỉ số xanh" (PGI - đánh giá địa phương thân thiện với môi trường) mà VCCI giới thiệu hồi tháng 4 khi đứng thứ 49/63 tỉnh thành.

Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương đã có nhìn nhận về những  bất lợi bên ngoài. Theo ông, xu hướng đầu tư FDI trên toàn cầu đang giảm vì chính sách thuế tối thiểu toàn cầu và biến động địa chính trị.

Tháng 6/2021, G7 đã chốt thỏa thuận về thuế tối thiểu toàn cầu, dự kiến áp dụng năm 2024. Đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu hợp nhất từ 800 triệu USD trở lên trong 2 năm tính của 4 năm liền kề gần nhất thì mức thuế tối thiểu là 15%.

Ông nói: “Chúng ta đang dành cho các tập đoàn lớn với mức thuế ưu đãi khi thấp hơn 15%. Ưu đãi sẽ mất tác dụng khi họ bị đánh thuế bù ở chính quốc. Đây là một điểm bất lợi, do đó cần có đối sách để vừa giữ chân được họ và vừa tham gia luật chơi mới.

Nhìn nhận về thuế tối thiểu toàn cầu, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC) cho rằng đây là thách thức không nhỏ. Khi ưu đãi thuế không là quân bài thu hút chiến lược, sẽ cần có chiến thuật mới để thu hút các tập đoàn lớn đến rót vốn đầu tư.

TP HCM sẽ có chiến thuật nào?

Theo bà Cao Thị Phi Vân, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM, khi thu hút đầu tư, cần cải thiện môi trường đầu tư, thay vì chỉ tính tới thuế.

Theo bà, có 8 yếu tố mà các nhà đầu tư quan tâm đi cùng với nhận xét về tình trạng mạnh yếu của TP HCM hiện nay, bao gồm tình hình chính trị ổn định (lợi thế đang có), nguồn nhân lực (có khởi động tốt), môi trường đầu tư rõ ràng - minh bạch, chính sách dễ hiểu, ít thay đổi và dễ dự đoán (đang cải thiện); hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông - viễn thông (đang cải thiện), môi trường - giáo dục - y tế (đang cải thiện) và chuỗi cung ứng (cần thúc đẩy liên kết vùng).

Theo ông Nguyễn tú Anh, thuế tối thiểu toàn cầu là một bất lợi, tuy nhiên đó cũng là cơ hội. Với chính sách này, những nơi thu hút đầu tư bằng chính sách miễn thuế hay còn gọi là thiên đường thuế sẽ mất dần sức hút. Mặt khác, đây là thời cơ để TP HCM phát triển thành trung tâm tài chính, tham gia vào việc tái phân bổ dòng vốn đầu tư cho khu vực xung quanh.

Vốn ngoại vào TP HCM chững lại, lý do nào khiến “đại bàng” FDI chuyển hướng? - ảnh 4

Theo đề xuất của ông Ngô Nghị Cương của C+, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần hướng tới mục tiêu phát triển TP HCM trở thành trung tâm tài chính, dịch vụ, thương mại. Ông nói rằng trong các lĩnh vực này cần mời gọi được sự tham gia của các hiệp hội và tổ chức bởi họ có quan hệ nên có thể giúp kêu gọi các đối tác trong lĩnh vực tới đây.

Ủng hộ ý tưởng trung tâm tài chính ngoài các ngành ít tốn đất khác, bà Vân cho biết cần tập trung khá nhiều vào quỹ đất, danh sách doanh nghiệp chờ xin vào các khu công nghiệp cũng đang dài. Tuy nhiên, thay vào đó, nên phát huy những mặt khác như phần mềm, thương mại điện tử, hệ thống y tế và trung tâm tài chính. 

PGS. TS Ngô Ngọc Vinh cho biết việc mở rộng quỹ đất công nghiệp cũng là một con dao 2 lưỡi. Do đó, có thể chọn giải pháp tăng chất lượng khu công nghiệp, đồng ý việc mời những đơn vị không chuyển đổi chất lượng sang những khu vực lân cận.

Theo ông Trương Minh Huy Vũ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM (HIDS), TP HCM cũng đang sở hữu những dự án hạ tầng liên vùng nhằm tạo điều kiện phát triển những đô thị công nghiệp dọc trục giao thông liên vùng, giải quyết bài toán về quỹ đất. Bên cạnh đó, thành phố đang nghiên cứu sử dụng ngân sách đề đầu tư cho dự án liên vùng để xúc tiến tiến độ.

Ông Phạm Ngọc Quý Châu và bà Cao Thị Phi đều cho rằng huy động, chăm sóc nhà đầu tư hiện hữu thay vì tập trung đón đại bàng mới là điều cần ưu tiên. Thực tế cho thấy, nếu vốn mới rót vào chỉ 171,3 triệu USD trong 4 tháng qua thì vốn điều chỉnh lên tới 372,6 triệu USD. Vào năm 2022, vốn cấp mới chỉ ghi nhận ở mức hơn 591,63 triệu USD trong tổng số vốn hơn 4 tỷ USD.

Theo nhiều chuyên gia, TP HCM cần cải thiện nhiều vấn đề như môi trường sống và cơ sở hạ tầng. Theo ông Phạm Phú Trường, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP HCM, dù có nhiều ưu điểm nhưng thành phố gặp bất lợi về xã hội như ngập lụt, kẹt xe, ô nhiễm không khí khiến chuyên gia và các nhà đầu tư ngại đầu tư.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

12 giờ trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

12 giờ trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

1 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

1 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

1 ngày trước