VNDirect: Quý 2 và quý 3/2023, giá thịt heo có thể lên mức 62.000-65.000 đồng/kg, doanh nghiệp trong ngành khởi sắc
BÀI LIÊN QUAN
Hơn 200 doanh nghiệp thua lỗ quý 1/2023: Chăn nuôi, bất động sản và xây dựng vẫn còn nhiều khó khănQuý 1/2023 kinh doanh đầy khó khăn của các đại gia chăn nuôi: Loạt doanh nghiệp “rủ nhau” lỗ kỷ lụcNăm 2023 đầy kỳ vọng cho các doanh nghiệp chăn nuôi: Vẫn có những nỗi lo tiềm ẩnNhịp sống thị trường thông tin, giá lợn hơi hiện đang từng bước hồi phục trên diện rộng. Giá lợn hơi bình quân ở mức gần 59.000 đồng/kg cập nhật đến ngày 29/5/2023. Trong đó, giá ở nhiều tỉnh thành phía Nam đã vượt mốc 60.000 đồng/kg.
Mới đây, VNDirect đã tiếp tục đưa ra báo cáo mới phân tích về ngành heo. Đơn vị phân tích này cho biết, trong tháng 5/2023, giá lợn hơi đã tăng 10,9% so với tháng trước và chạm mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Giá lợn hơi tăng chủ yếu là do 2 nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất là do sản lượng bán tháo heo để chạy dịch từ các hộ nông dân so với các tháng đầu năm đã giảm xuống. Nguyên nhân thứ hai là thị trường lo ngại về việc thiếu nguồn cung bởi số lượng hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong tháng 3 năm nay đã giảm 50% so với năm 2021.
Trên thị trường, thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất thịt đã tăng đáng kể tính từ ngày 11/4 nương theo đà tăng của giá lợn hơi. Theo ước tính của VNDirect, mức tăng trung bình lên tới 17%. Trong đó, mã DBC của Babao đã ghi nhận mức tăng mạnh nhất lên đến 27,6%, mã BAF của Nông nghiệp BaF ghi nhận mức tăng 16%. Ngoài ra, mã HAG của HAGL cũng ghi nhận sự cải thiện và vừa vượt mốc 8.000 đồng/cổ phiếu.
Thực tế cho thấy, giá lợn hơi tăng cũng đã sớm được các lãnh đạo doanh nghiệp dự báo. Trong các đại hội đồng cổ đông của một số doanh nghiệp sản xuất thịt niêm yết, hầu hết ban lãnh đạo của nhóm công ty này đều đã đưa ra những thông điệp tích cực hơn đối với triển vọng của giá lợn hơi. Theo ban lãnh đạo của các doanh nghiệp, những gì khó khăn nhất đã diễn ra trong quý 4 năm ngoái và quý đầu năm nay. Đồng thời, triển vọng ngành từ quý 3 năm nay cũng sẽ tích cực hơn trước.
Điểm tích cực cho các doanh nghiệp chăn nuôi
Cũng theo VNDirect, tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp sản xuất thịt niêm yết cũng đã được phản ánh vào đà tăng trong thời gian gần đây của giá cổ phiếu. Liên quan đến vấn đề này, quan điểm của VNDirect cho biết, giá lợn hơi trong quý 2 năm nay sẽ tăng 9,7% so với quý trước, đồng thời cải thiện hơn rõ rệt khi so sánh ở mức 11,6% và 4% so với quý trước trong quý 3 và quý 4/2023 lên mức 62.000-65.000 đồng/kg. Nguyên nhân là nhờ nhu cầu tiêu thụ phục hồi cùng với nguồn cung từ các hộ nông dân nhỏ lẻ vẫn còn hạn chế cho tới quý 3/2023. Trong năm nay, VNDirect kỳ vọng giá lợn hơi bình quân sẽ tăng 5% so với cùng kỳ, lên mức 59.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào chủ yếu để sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam vẫn ở mức cao. Cụ thể, giá lúa mì, đậu tương và ngô - là những nguyên liệu thức ăn chăn nuôi quen thuộc - trên toàn cầu so với cùng kỳ đã giảm lần lượt 49,8%, 19,7% và 28,6%. Tại thị trường trong nước, giá nhập khẩu các loại lúa mì, đậu tương và ngô cũng đã giảm lần lượt 5,2%, 10% và 5,4% so với cùng kỳ dựa theo giá thế giới.
Đối với các doanh nghiệp, cơ cấu chi phí sản xuất thịt (tính theo % giá vốn hàng hóa) theo ước tính của VNDirect gồm có chi phí nguyên liệu thô (bao gồm ngô, đậu tương và lúa mì) chiếm 80% đến 85% chi phí thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, chi phí thức ăn chăn nuôi hiện đang chiếm 50% chi phí sản xuất chăn nuôi.
Ngoài ra, cũng theo VNDirect kỳ vọng, giá nông sản toàn cầu giảm trung bình 7-10% trong năm nay có thể kéo giá thức ăn chăn nuôi giảm 5% so với năm trước. Tuy nhiên, căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang và điều kiện thời tiết không thuận lợi tại một số quốc gia xuất khẩu chính có thể khiến nông sản toàn cầu tăng trở lại. VNDirect còn kỳ vọng, các doanh nghiệp sản xuất thịt trong năm nay sẽ ghi nhận biên lợi nhuận gộp cải thiện 1,0-1,5 điểm %.
Kết thúc quý đầu năm nay, các nhà sản xuất thịt đã ghi nhận biên lãi gộp thu hẹp 4-12 điểm % so với quý đầu năm trước. Theo ước tính, chi phí sản xuất bình quân của các doanh nghiệp sản xuất thịt rơi vào khoảng 50.000 - 52.000/kg lợn hơi. Chính vì thế, các nhà sản xuất thịt đã bắt đầu có lãi khi so sánh với mức giá hiện tại.
Điều đáng nói, trong thời gian tới vẫn còn nhiều điều phải cẩn trọng dù khó khăn lớn nhất của ngành chăn nuôi đã qua. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thịt đã cùng đặt ra kế hoạch lợi nhuận thận trọng trong năm nay, điển hình như Vissan giảm 2%, HAG chỉ tăng nhẹ ở mức 0,4% và BAF cũng chỉ tăng 5%.