Vingroup bị Hòa Phát soán ngôi “vua tiền mặt” trên sàn chứng khoán Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long: Ông vua ngành thép Việt "nói ít làm nhiều", xây dựng cơ ngơi khủng từ hai bàn tay trắngHòa Phát rót thêm 3.300 tỷ đồng vào công ty bất động sản giữa thời điểm "sốt đất"Tập Đoàn Hòa Phát: Thông Tin về Tập Đoàn Hòa PhátNgay đầu năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của các nhóm ngành. Dựa trên việc tình hình kinh tế của Việt Nam đang dần hồi phục nên một số công ty phân tích chứng khoán đều bảy tỏ niềm tin với thị trường sẽ khởi sắc trong năm nay. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2022 thị trường có thể diễn biến thận trọng do ảnh hưởng từ các lo ngại về lạm phát cao, tiêu dùng nội địa yếu, lãi suất tăng cao, trong khi lợi nhuận tăng trưởng thấp.
Theo các số liệu thống kê, tính đến thời điểm ngày 31/12/2021, trên sàn chứng khoán Việt có tổng cộng 20 doanh nghiệp sở hữu lượng tiền trên 10.000 tỷ đồng. Lượng tiền này bao gồm: Tiền mặt, các khoản tương đương với tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Năm ngoái, Hòa Phát đứng ở vị trí thứ ba khi nắm giữ lượng tiền mặt lên tới 40000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất Hòa Phát đã vươn lên vị trí số 1 khi là doanh nghiệp nắm giữ lượng tiền mặt nhiều nhất trên sàn chứng khoán Việt. Nếu như năm ngoái, Vingroup giữ vị trí quán quân trong danh sách này thì năm nay tập đoàn đã tụt xuống vị trí thứ 4, với khoảng 26.400 tỷ đồng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do Vingroup đã có một năm làm ăn không thuận lợi vì ảnh hưởng của dịch bệnh. Đồng thời, trong đầu năm 2022 vốn hóa trên thị trường chứng khoán của Vingroup cũng bị giảm mạnh và tụt xuống vị trí thứ 4.
Các doanh nghiệp khác cũng sở hữu lượng tiền mặt trên 1 tỷ USD có ACV, GAS, FPT và Vinamilk. Như vậy, bước sang đầu năm 2022 số doanh nghiệp sở hữu 1 tỷ USD trên sàn chứng khoán Việt đã tăng từ ba doanh nghiệp lên 6 doanh nghiệp. Đồng thời, trong năm qua Hòa Phát cũng là doanh nghiệp có lượng tiền mặt tăng mạnh và nhanh nhất trên thị trường chứng khoán. Cụ thể, Hòa Phát đã tăng thêm gần 19.000 tỷ đồng. Tiếp theo sau ở vị trí thứ hai là tập đoàn Masan, khi số tiền tăng thêm 14.400 tỷ đồng, lên gần 1 tỷ USD. Ngoài ra, có 3 doanh nghiệp ghi nhận lượng tiền tăng mạnh chỉ trong một năm tới hơn 9000 tỷ lần lượt là Masan Consumer Holdings, FPT và Gelex.
Song, các doanh nghiệp dù sở hữu lượng tiền khổng lồ thì họ chỉ để một lượng nhỏ tiền mặt trong tài khoản để duy trì. Còn lại hầu hết số tài sản của các doanh nghiệp đều được phân bổ vào gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn từ 1 đến 3 tháng hoặc kỳ hạn trung bình từ 3 đến 12 tháng.
Theo số liệu thống kê, trong số 6 doanh nghiệp có lượng tiền trên 1 tỷ USD, lượng tiền mặt được để ra là 23,2 nghìn tỷ đồng trong khi tổng tiền đầu tư tài chính ngắn hạn lên tới 124 nghìn tỷ đồng cao gấp 6 lần. Trong đó, với chiến lược phát triển riêng Vingroup là doanh nghiệp duy nhất phân bổ “tiền mặt” nhiều hơn so với “các khoản tương đương tiền” và “đầu tư tài chính ngắn hạn”.
Năm 2022 được dự báo sẽ trở thành một năm làm ăn phát đạt của tập đoàn Hòa Phát. Ngay đầu năm, vốn hóa của Hòa Phát trên thị trường chứng khoán tăng mạnh đã đưa Chủ tịch tập đoàn là ông Trần Đình Long gia nhập vào câu lạc bộ 1000 tỷ phú giàu nhất thế giới. Trong thời gian tới, tập đoàn Hòa Phát được dự đoán sẽ còn làm nên nhiều chuyện lớn và sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh hàng đầu với các doanh nghiệp lớn khác.