Việt Nam chịu ảnh hưởng như thế nào so với các nước trong khu vực khi lạm phát năng lượng và giá thực phẩm tăng?
BÀI LIÊN QUAN
Lạm phát ngày càng tăng cao khiến nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ tăng theo Fed nâng lãi suất khiến Mỹ xuất khẩu lạm phát ra thế giới mạnh hơn Lạm phát tăng cao, nhà đầu tư tìm đến bất động sản để trú ẩn dòng tiềnViệt Nam được dự báo lạm phát toàn phần thấp thứ hai trong khu vực
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng HSBC cho biết, sau khi giá nhiên liệu tăng thì đến giá thực phẩm trở thành nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro lạm phát cho các nền kinh tế ASEAN không riêng gì với các nước hay nhập khẩu. Cũng theo ước tính của tổ chức này, lạm phát cơ bản của Philippines, Indonesia và Malaysia đặc biệt rất dễ ảnh hưởng do lạm phát năng lượng và thực phẩm ghi nhận tăng còn Thái Lan và Việt Nam thì đỡ hơn. Ngân hàng HSBC cũng điều chỉnh dự báo CPI cả năm cho hầu hết các nền kinh tế ASEAN. Cụ thể, ngân hàng này đã nâng mức dự báo năm 2022 với Thái Lan, Singapore, INdonesia và Philippines đồng thời cũng giảm nhẹ mức dự báo năm 2022 với Việt Nam do giá thực phẩm ở trong nước ổn định sẽ có nhiều khả năng giúp kiềm chế lạm phát toàn phần. Cụ thể, Việt Nam được dự báo lạm phát toàn phần ở mức 3,5% năm nay - mức này thấp thưc hai trong nhóm 5 ngành kinh tế lớn ASEAN. Thái Lan được dự báo cao nhất đạt 5,2% còn Malaysia thấp nhất với mức 3,2%.
Nước nào đang có giá năng lượng tăng mạnh nhất?
Ngân hàng HSBC đưa ra nhận định năng lượng và cũng là nguyên nhân chính và đây không phải là một tin vui đối với các nước trong khối khu vực. Bởi vì ngoại trừ Malaysia và Indonesia (xét về khí đốt tự nhiên và than đá) thì các nền kinh tế còn lại đều là những quốc gia nhập khẩu ròng năng lượng. Và cả Philippines và Thái Lan đều đặc biệt dễ bị ảnh hưởng trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao được thể hiện rõ trong số liệu CPI gần đây của cả hai nước này. Hơn thế, giá dầu tăng đã khiến cho lạm phát toàn cầu của Philippines và Thái Lan cao hơn khá nhiều so với mục tiêu của ngân hàng trung ương đặt ra cho cả hai nước này.
Còn tỷ trọng các yếu tố liên quan đến năng lượng trong rổ CPI của Malaysia và Indonesia cũng ghi nhận cao hơn, điển hình như chi phí vận chuyển. Tuy nhiên thì mức độ tác động của năng lượng lại không có sự đồng đều và còn tùy thuộc vào sự điều chỉnh giá của mỗi nước và/hoặc mức thuế đã áp lên nhiên liệu. Trong báo cáo cũng cho thấy tính đến nay, Thái Lan là nước đang phải đối mặt với tình trạng giá năng lượng mạnh mẽ nhất, so với cùng kỳ năm trước tăng hơn 20%.
Còn tại thị trường Việt Nam, theo Ngân hàng HSBC thì lạm phát năng lượng cũng đã kéo dài được một thời gian. Cũng theo đó, giá vận tải cũng tăng cao kỷ lục vượt qua lạm phát thực phẩm để trở thành động lực chính thúc đẩy lạm phát toàn cầu của Việt Nam. Ngoài giá dầu thế giới tăng thì nguồn cung xăng dầu trong nước đã thiếu hụt đã khiến cho tình trạng khan hiếm năng lượng của Việt Nam ngày càng nghiêm trọng hơn. Cũng từ tháng 1/2022, nhà máy lọc dầu lớn nhất của Việt Nam là Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã giảm công suất và gần như không hoạt động trong tháng 2, trước khi nâng công suất lên 80% vào thời điểm tháng 3.
Với tình hình này đã buộc cho các cơ quan chức năng phải tìm kiếm nguồn thay thế với mục đích giảm nhẹ áp lực năng lượng. Chính Phủ Việt Nam cũng cam kết sẽ nhập thêm 2,4 triệu mét khối xăng trong quý 2 được thể hiện trong số liệu nhập khẩu của Việt Nam tăng lên. Kể từ ngày 1/4, Chính Phủ cũng đã cắt giảm thuế bảo vệ môi trường và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại thuế phí đánh vào nhiên liệu, xuống 2.000 đồng đối với xăng và 700 - 1.000 đồng đối với các nhiên liệu khác. Và bất chấp giá năng lượng đang tăng lên, lạm phát giá thực phẩm ở mức vừa phải, vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong rổ CPI từ đó đã giúp cho Việt Nam kiểm soát được mức tăng chung của lạm phát toàn phần tính đến thời điểm hiện tại. Tại Indonesia, lạm phát năng lượng đã tăng đều đặn từ đầu năm 2022 với tốc độ tăng đạt 4% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 4/2022. Đối với Malaysia, tính đến thời điểm hiện tại đã kiểm soát được tốt hơn lạm phát giá năng lượng nhờ vào hiệu ứng cơ sở thuận lợi và kiểm soát giá. Còn đối với Philippines, CPI đối với điện, khí cùng các nhiên liệu khác đã tăng ở mức hai con số so với cùng kỳ năm trước kể từ tháng 8/2021 với mức lạm phát tăng lên 20% trong tháng 4 năm nay.
Giá thực phẩm tăng, khu vực ASEAN đang đối mặt với rủi ro lớn hơn
Theo lời các chuyên gia của HSBC, trong khi giá năng lượng tăng lên chính là động lực chính thúc đẩy lạm phát tại hầu hết các thị trường ASEAN trong thời gian vài tháng đầu năm 2022. Rủi ro lớn hơn ở đây chính là xuất phát từ giá thực phẩm tăng tại các thị trường khác trên thế giới. Trong báo cáo cho biết: "Gần như toàn bộ các hạng mục giá thực phẩm trên toàn cầu đều ghi nhận tăng mạnh từ đầu năm 2022, đặc biệt là mặt hàng dầu ăn". Tại Ấn Độ - đất nước sản xuất bột mì lớn nhất trên thế giới đã triển khai cấm xuất khẩu bột mì từ trung tuần tháng 5 đã khiến cho giá bột mì ngay lập tức tăng thêm 7% và đồng thời cũng áp dụng giới hạn trần xuất khẩu đường. Cũng tương tự, Indonesia - nước sản xuất và xuất khẩu dầu cọ lớn nhất trên thế giới thời gian gần đây đã triển khai cấm xuất khẩu dầu cọ trong ba tuần còn Malaysia cũng hạn chế việc xuất khẩu gà. Một điều may mắn chính là mặt hàng gạo - thực phẩm chính của các nước thuộc khối ASEAN chỉ mới tăng nhẹ từ đầu năm 2022 nhưng vẫn duy trì thấp hơn mức đỉnh của năm 2021. Ngân hàng HSBC nhận định đây thực sự là tin tốt cho khu vực ASEAN và đặc biệt đối với Indonesia, Philippines và Malaysia đều là những nước nhập khẩu gạo ròng lớn. Dù thế thì điều này cũng không thế đủ bù đắp cho những tác động trên diện rộng bởi giá tăng ở các mặt hàng thực phẩm. Và với việc thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong rổ CPI tại nhiều nền kinh tế, đặc biệt như Philippines và Việt Nam lạm phát toàn phần chắc chắn sẽ tăng lên nữa.
Có thể thấy, tất cả các nền kinh tế đều phải trải qua tình trạng giá thực phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước với mức lạm phát thực phẩm tại Thái Lan và Indonesia lên mức 5% so với cùng kỳ năm trước. Còn tại Thái Lan, giá thịt cũng tiếp tục tăng chủ yếu là do gián đoạn sản xuất thịt heo trong nước bởi vì dịch tả heo Châu Phi đã đẩy giá các loại thịt khác lên, điển hình như thịt gà. Ngân hàng HSBC cho hay, nếu như so sánh tình hình tại Việt Nam lại tốt hơn trong bối cảnh sản xuất thực phẩm chính trong nước tương đối ổn định ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, ngay cả ở đây cũng diễn ra tình trạng giá năng lượng tăng và giá thực phẩm thế giới cao lên cũng có thể đẩy các chi phí trong nước leo thang.
Tuy nhiên thì Ngân hàng HSBC cho rằng vấn đề đáng quan tâm chính là mức độ ảnh hưởng của nhóm hàng năng lượng và thực phẩm lên nhóm hàng cơ bản. Cũng theo ước tính của tổ chức này, mức độ ảnh hưởng đến các nước ASEAN không đồng đều. Trong đó, Philippines là nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất sau đó là đến Malaysia và Indonesia còn Việt Nam và Thái Lan thì ảnh hưởng hạn chế. Ngoại trừ ở Singapore thì lạm phát cơ bản vẫn nằm trong tầm kiểm soát, dao động xung quanh hoặc xuống dưới mức giữa mục tiêu lạm phát hoặc mức dự báo của ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, mức độ gia tăng áp lực giá các mặt hàng cơ bản sẽ còn phụ thuộc vào sự phục hồi của thị trường lao dốc ở mỗi nước. Cũng nhờ chương trình Hỗ trợ việc làm hào phóng, cung cấp hỗ trợ trực tiếp để cho người lao động có thể duy trì việc làm thì Singapore đi đầu trong khu vực với một thị trường lao động thắt chặt. Hơn thế, tỷ lệ thất nghiệp quý 1/2022 giảm xuống dưới mức trước đại dịch với mức tăng trưởng lương gần đạt 8% so với cùng kỳ năm trước, so với trước đây cao hơn đáng kể. Tuy nhiên thì các nước còn lại trong khu vực mới chỉ đang chứng kiến sự phục hồi bước đầu của thị trường việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của các nước này vẫn còn cao hơn so với mức trước đại dịch. Tuy nhiên, tình hình này cũng có thể thay đổi nhanh chóng và rủi ro từ việc thắt chặt thị trường lao động nhiều khả năng sẽ hữu hình hơn khi các nước ASEAN đã sẵn sàng hưởng lợi sau khi mở cửa hoàn toàn trở lại. Còn tại Indonesia, Việt Nam, Singapore và Philippines thì các chỉ số lao động mới nhất trong thống kê PMI ngành sản xuất đạt ngưỡng mở rộng và vượt mức trước đại dịch COVID-19. Trong khi đó, khi các biện pháp hạn chế phòng chống dịch trong nước đã dần được gỡ bỏ thì tình hình việc làm trong ngành dịch vụ chiếm phần lớn trong các công việc tại ASEAN cũng sẽ liên tục được cải thiện. Điều này có nhiều khả năng sẽ dẫn tới áp lực ngược lên lương và lạm phát cơ bản trong những quý tới.
HSBC dự báo tăng trưởng Việt Nam cao hơn so với nhiều nước trong khu vực
Ngân hàng HSBC nhấn mạnh, ASEAN cũng sẽ không tránh được tác động của của giá cả tăng lên. Dù thế thì tổ chức này cũng cho rằng ASEAN vẫn đang trên đà hồi phục kinh tế đầy hứa hẹn nhờ các nước đang dần gỡ bỏ những biện pháp hạn chế phòng dịch. Hơn thế, nhu cầu nội địa cũng có dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ, chỉ số phản ánh khả năng đi lại của người dân đã vượt qua mức trước đại dịch đặc biệt là hai nước Indonesia, Philippines.
Và trong bối cảnh đó, bất chấp những khó khăn trong thương mại toàn cầu, xuất khẩu hàng hóa từ một nền kinh tế ASEAN nhiều khả năng vẫn còn trụ vững ví dụ như Indonesia và Malaysia sẽ được hưởng lợi đáng kể khi giá hàng hóa tăng. Đối với Singapore , Malaysia và Việt Nam tiếp tục có thể tận dụng động lực mạnh mẽ dù ở mức vừa phải từ chu kỳ công nghệ kéo dài. Bên cạnh đó, việc mở cửa hoàn toàn không chỉ thu hút khách du lịch quay trở lại ASEAN mà còn hỗ trợ đi lại giao thương và đầu tư xuyên biên giới.
Còn đối với Việt Nam HSBC cho biết Ngân hàng nhà nước cũng đã theo kịp tiến độ bình thường hóa chính sách tiền tệ. Trong khi đó, lạm phát hiện tại vẫn đang ở mức dưới mục tiêu 4% của Ngân hàng nhà nước. HSBC đưa ra dự báo rằng tình trạng giá năng lượng cao còn sẽ kéo dài, tiếp tục đẩy giá cả nói chung lên, nhiều khả năng sẽ có lúc vượt qua mức trần 4% của ngân hàng nhà nước trong nửa cuối năm 2022 nhưng đó chỉ là tạm thời. Trước tình hình đó, HSBC cho biết, có thể sẽ khiến cho Ngân hàng nhà nước phải điều chỉnh lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý III trước khi tăng lãi suất 3 lần mỗi lần là 25 điểm cơ bản trong năm 2023.
Còn về dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng 6,2%. Mức này được đánh giá cao hơn Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Singapore và thấp hơn mức 6,5% của Philippines. Ngân hàng HSBC cho rằng nhờ vào việc xuất khẩu ấn tượng và tiêu dùng cá nhân phục hồi nên Việt Nam chắc chắn sẽ lấy lại được mức tăng trưởng so với thời điểm trước đại dịch.