meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Fed nâng lãi suất khiến Mỹ xuất khẩu lạm phát ra thế giới mạnh hơn 

Thứ hai, 25/07/2022-23:07
Nhu cầu trong đại dịch Covid và việc đồng USD mạnh lên tại Mỹ đang gây ra lạm phát trên toàn cầu. Thặng dư thương mại với Mỹ giờ đây đang là vấn đề đau đầu với nền kinh tế nhiều nước như Trung Quốc, Đức.

Lạm phát thời kỳ đại dịch

Theo Bloomberg, trong nhiều thập kỷ, các hộ gia đình Mỹ đã phải ra tay cứu giúp khi nền kinh tế toàn cầu cần người tiêu dùng cuối. Tuy nhiên, đợt chi tiêu mới nhất của người tiêu dùng Mỹ lại kèm theo một vấn đề nhức nhối.

Bị mắc kẹt ở nhà trong thời kỳ đại dịch Covid, mọi người trên khắp thế giới đã mua nhiều hàng hóa hơn như TV, máy tính xách tay và xe đạp tập thể dục... thay cho phòng khách sạn hay thẻ tập gym. Các nhà bán lẻ như Target và Walmart còn chất đống hàng trong kho của mình nhiều hơn so với những gì người Mỹ muốn mua.

Và do những hàng hóa này được giao dịch trên toàn cầu, với nguồn cung vốn đã hạn chế do đại dịch, nhu cầu của Mỹ cũng đẩy giá cả ở các nước khác lên cao. Kết quả là, Mỹ đã xuất khẩu lạm phát trong thời kỳ phục hồi sau đại dịch Covid.


Trong thời kỳ đại dịch, chi tiêu cho hàng hóa ở Mỹ và châu Âu cùng tăng lên trong khi dịch vụ giảm đi. Ảnh: Vietnambiz
Trong thời kỳ đại dịch, chi tiêu cho hàng hóa ở Mỹ và châu Âu cùng tăng lên trong khi dịch vụ giảm đi. Ảnh: Vietnambiz

Nền kinh tế thế giới đã có những thay đổi sâu sắc. Trong thế giới tiền Covid, hàng hóa rất dồi dào và thách thức là tìm kiếm được người mua. Các quốc gia có thặng dư thương mại lớn như Trung Quốc và Đức thường bị đổ lỗi vì xuất siêu hàng hóa. Thâm hụt thương mại của Mỹ được coi là lợi ích cho nền kinh tế của các nước khác.

Tuy nhiên trong thời đại khan hiếm mới, câu chuyện này đang theo chiều đảo ngược. Giáo sư kinh tế tại Harvard - ông Jason Furman cho biết: "Trước đây có quá ít nhu cầu. Hiện tại có quá ít nguồn cung. Và trong một thế giới quá ít cung, quốc gia cố gắng nhất để tạo ra nhu cầu là Mỹ đang xuất khẩu lạm phát".


Số liệu của năm 2022 và năm 2023 là dự kiến. Ảnh: Vietnambiz
Số liệu của năm 2022 và năm 2023 là dự kiến. Ảnh: Vietnambiz

Lạm phát từ đồng USD tăng

Có những dấu hiệu cho thấy cơn sốt tiêu dùng của dân Mỹ đang hạ nhiệt khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tăng lãi suất để chống lạm phát. Tuy nhiên, với phần còn lại của thế giới thì động thái này có thể tạo ra một cơn đau đầu khác khi Mỹ chuyển sang xuất khẩu lạm phát thông qua đồng USD tăng siêu mạnh.

Với việc lãi suất cơ bản ở Mỹ tăng nhanh hơn nhiều so với các nước EU hay Nhật Bản, đồng USD đã mạnh lên. Vào tuần trước, đồng bạc xanh tăng lên đã ngang giá với EUR lần đầu tiên sau hai thập kỷ.

Kết quả là loại hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và tất cả những loại hàng hóa thường được định giá bằng USD, đặc biệt là dầu mỏ, đã trở nên đắt đỏ hơn đối với các quốc gia khác.

Giáo sư Furman nói rằng: "Cơ chế khiến nhu cầu tại Mỹ giảm cũng sẽ là nguyên nhân khiến đồng USD mạnh lên. Bởi vậy, nhu cầu giảm cũng không giải quyết gì cho vấn đề Mỹ đang xuất khẩu lạm phát".

Chắc chắn, nhu cầu của người tiêu dùng chỉ là một nguyên nhân khiến cho lạm phát tăng đột biến tại Mỹ hay trên thế giới. Ở châu Âu và các nơi khác, chi phí năng lượng và thực phẩm đang khiến cho giá cả tăng khi cuộc xung đột tại Ukraine làm trầm trọng thêm sự đổ vỡ do đại dịch gây ra với chuỗi cung ứng.

Nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg ở London - ông Holger Schmieding cho biết rằng ít nhất một phần lạm phát của châu Âu là nhập khẩu từ phía bờ bên kia Đại Tây Dương. "Không phải theo nghĩa trực tiếp là châu  u đã mua những thứ đắt đỏ từ Mỹ", ông nói. "Nhưng theo nghĩa là Mỹ và nhu cầu khổng lồ sau những gói cứu trợ Covid, đã góp phần gây ra tắc nghẽn nguồn cung trên toàn thế giới dẫn đến giá cả cao hơn".


Hàng hóa có tỷ trọng nhập khẩu cao đang là tác nhân lớn gây ra lạm phát tại châu Âu. Ảnh: Vietnambiz
Hàng hóa có tỷ trọng nhập khẩu cao đang là tác nhân lớn gây ra lạm phát tại châu Âu. Ảnh: Vietnambiz

Không thể cùng tăng lãi suất

Năm ngoái, Mỹ đã chịu nhiều lạm phát từ đại dịch hơn so với châu Âu. Gần đây, khoảng cách đã được thu hẹp lại nhưng không nói lên toàn bộ câu chuyện. Hai nền kinh tế có thể có tỷ lệ lạm phát giống nhau, nhưng nguyên nhân bắt nguồn lại khác nhau, dẫn tới cách xử lý riêng của từng ngân hàng trung ương.

Ở Mỹ, nhu cầu nóng của các hộ gia đình đóng một vai trò lớn hơn. "Đó là loại lạm phát không tự biến mất", theo bà Ana Luis Andrade của Bloomberg Economics. Bởi thế, Fed dự kiến sẽ nâng lãi suất nhiều hơn mức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ làm.

Nếu đa số lạm phát đến từ nhu cầu của người tiêu dùng thì giải pháp của Fed sẽ có hiệu quả. Tuy vậy, chính sách tiền tệ chỉ có thể bình ổn giá cả bằng cách hạ thấp nhu cầu trong nước.

Khi lạm phát đến từ bên ngoài như tại châu Âu thì việc ECB tăng lãi suất sẽ có nguy cơ khiến cho nền kinh tế chậm lại mà không giải quyết được tác nhân khiến giá cả đắt đỏ.


Lạm phát tại Mỹ và EU đều đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Ảnh: Vietnambiz
Lạm phát tại Mỹ và EU đều đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Ảnh: Vietnambiz

Ông Luca Fornaro của Trường Kinh tế Barcelona cho biết: "Lạm phát chi phí đẩy khiến công việc của ngân hàng trung ương khó khăn hơn nhiều".

Ông nói: "Rõ ràng là Fed nên tăng lãi suất, mặc dù động thái này sẽ dẫn đến hoạt động kinh tế chậm lại. Nhưng do nền kinh tế Mỹ đang sôi động, ảnh hưởng sẽ không quá lớn".

"Khu vực đồng EUR thì lại đang chịu cả hai điều tồi tệ". Lạm phát dường như đủ cao tới mức phải thắt chặt tiền tệ và một nền kinh tế hầu như không đủ mạnh để phải hạ nhiệt.


Nguyên nhân gây ra lạm phát khác nhau, khiến cách tiếp cận của Ngân hàng trung ương của từng nước phải khác nhau. Ảnh: Vietnambiz
Nguyên nhân gây ra lạm phát khác nhau, khiến cách tiếp cận của Ngân hàng trung ương của từng nước phải khác nhau. Ảnh: Vietnambiz

Bà Isabel Schnabel, thành viên Ban điều hành của ECB, đã lập luận rằng các quan chức vẫn không thể ngồi yên vì cần phải đảm bảo rằng kỳ vọng lạm phát không vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Khi nhu cầu tại Mỹ giảm xuống, áp lực lên chuỗi cung ứng cũng sẽ nhẹ nhàng hơn một chút, giúp giải vây phần nào cho châu Âu. Ông Schmieding nói: "Nguyên nhân tăng giá cả tại EU hầu hết là do năng lượng, hàng hóa và thực phẩm nhưng nhu cầu hạ nhiệt tại Mỹ sẽ có thể làm giảm nửa điểm phần trăm lạm phát trong vòng 12 đến 18 tháng tới".

Tuy vậy, USD tăng giá đang gây ra tác động xấu. Các loại tiền tệ như đồng EUR và đồng yen Nhật đang ở mức thấp nhất so với USD trong nhiều thập kỷ. Kết quả là tại Mỹ, hàng nhập khẩu rẻ hơn, đồng nghĩa với việc lạm phát thấp hơn trong khi phần còn lại của thế giới thì ngược lại.

Ông Fornaro ví tình huống này giống như một "cuộc chiến tranh tiền tệ đảo ngược". Thay vì theo đuổi việc giảm giá để thúc đẩy xuất khẩu, như nhiều nước đã làm trước khi đại dịch xảy ra, "điều mà mỗi quốc gia muốn làm là khiến đồng nội tệ tăng giá và giảm thâm hụt thương mại, từ đó kiềm chế lạm phát trong nước".

Mỹ rõ ràng đang giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này. Mặt khác, châu Á rất dễ bị tổn thương vì phụ thuộc nhiều vào năng lượng bên ngoài giống như châu Âu. Trung Quốc chính là khách hàng mua dầu lớn nhất thế giới.

Thủ tướng Lý Khắc Cường cảnh báo rằng vào tuần trước các quan chức Trung Quốc phải chú ý đến việc "ngăn chặn lạm phát nhập khẩu".

Các ngân hàng trung ương ở châu Á tỏ ra dè dặt hơn so với Fed trong việc nâng lãi suất. Ông Rob Subbaraman, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu tại Nomura Holdings, cho biết sự chậm trễ này có thể khuếch đại tác động lạm phát từ đồng USD.

Rủi ro đến từ việc chênh lệch tỷ giá ngày càng gia tăng "thúc đẩy dòng vốn chảy ra và nội tệ giảm giá mạnh hơn so với USD Mỹ, gây thêm áp lực lạm phát", ông nói.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước