Đâu là rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ trong thời điểm hiện nay?
BÀI LIÊN QUAN
Tỷ phú Elon Musk thừa nhận các nhà máy của Tesla đang thất thoát hàng tỷ USDGiá dầu lao dốc mạnh ngay sau khi Tổng thống Mỹ kêu gọi cắt giảm thuế nhiên liệuĐể tránh bị “hớ”, đừng nên mua iPhone vào thời điểm nàyTheo CNBC, rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế Mỹ có thể gặp phải có thể được gói gọn trong một từ mà không phải là "suy thoái". Theo Hiệp hội Thị trường Tài chính và Công nghiệp Chứng khoán, 80% chuyên gia kinh tế cho rằng đó nên gọi là "đình lạm" (stagflation), hay còn gọi là lạm phát đình đốn, là rủi ro lớn đối với nền kinh tế trong thời gian dài. Trong khi đó, thu nhập của người Mỹ tăng nhanh nhất trong vòng 40 năm nhưng không thể nào theo kịp được tốc độ tăng nhanh của giá cả. Lạm phát tăng cao đã bào mòn sức mua của người tiêu dùng.
Đình lạm còn được hiểu đơn giản là tình trạng kinh tế đi xuống trong khi lạm phát đi lên. Bên cạnh đó, có khoảng 13% chuyên gia được hỏi đã trả lời rằng, rủi ro lớn nhất của nền kinh tế chính là giảm phát.
Trong một cuộc khảo sát khách do Bank of America tổ chức, trong khoảng thời gian từ tháng 6/2018 đến nay, ở thời điểm hiện tại mức độ lo ngại về hiện tượng đình đám đã tăng lên mức cao nhất. "Khi được hỏi rằng nền kinh tế sẽ ra sao trong 12 tháng tới, câu trả lời phổ biến nhất chính là đình lạm", báo cáo này cho biết.
Thế nào là hiện tượng đình lạm?
Theo giáo sư kinh tế tại trường Đại học Johns Hopkins, ông Jonathan Wright cho biết, đình lạm là thuật ngữ được ra đời vào những năm 1970, khi lạm phát tăng cao nhưng tăng trưởng kinh tế ngày một đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Trong quá khứ, có một số đợt đình lạm đã kéo theo suy thoái kinh tế nghiêm trọng chẳng hạn đợt suy thoái kinh tế vào năm 1970. Nhưng các nhà kinh tế cho rằng, kịch bản đình lạm kéo dài dẫn đến lạm phát có thể sẽ không lặp lại trong thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, lạm phát tăng cao đã thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất, hay còn gọi là hành động thắt chặt chính sách tiền tệ. Cũng theo ông Wright, điều đó có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng nhẹ cao hơn mức 3,6% như thời điểm hiện tại. Ông còn cho rằng, điều này có thể sẽ dẫn đến một cuộc suy thoái nhẹ trong tương lai.
Theo dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 5 đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Nghiên cứu của Moody's Analytics cũng chỉ ra trung bình, người tiêu dùng đã phải chi trả thêm khoảng 460 USD/tháng để mua được hàng hóa dịch vụ như trước đây.
Vào hôm 15/6, Fed thông báo sẽ nâng mức lãi suất lên 0,75 điểm phần trăm, đây là mức tăng mạnh kể từ năm 1994, nâng lãi suất tham chiếu lên khoảng 1,5-1,75%.
Khoảng thời gian trước đó, giới quan sát dự báo rằng Fed sẽ nâng lãi suất lên mức 0,5 điểm phần trăm trong tháng 6. Tuy nhiên, lạm phát của tháng 5 tăng lên mức cao nhất trong vòng 41 năm khiến cho niềm tin của người tiêu dùng bị kéo tụt xuống, hệ quả là Fed đã phải có những hành động mạnh tay hơn.
Cơ quan này cũng cho biết, theo nhận định của họ thì lạm phát sẽ không giảm trong năm 2022. Fed còn dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 3,7% vào năm 2022, cao hơn mức dự đoán hồi tháng 3.
Hiện tượng đình lạm bắt đầu xuất hiện khi suy thoái diễn ra trước khi lạm phát giảm xuống mức mục tiêu. Ví dụ như, nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng lên khoảng 5% và mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn ở mức trên 5% trong năm tới thì khi đó đình lạm xảy ra, dù mức độ lần này không nghiêm trọng như những năm 70 của thế kỷ trước.
"Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường việc làm sẽ không nóng như hiện tại", ông Wright bình luận. Ông còn đưa ra dự báo: "Trong ngắn hạn, thị trường lao động có thể hạ nhiệt vì có ít vị trí trống hơn".
Nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ
Kết quả của các cuộc khảo sát diễn ra trong thời gian gần đây đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ đình lạm, nhưng nhiều chuyên gia không đồng ý rằng đó là điều không thể tránh khỏi.
CNBC dẫn lời ông Josh Bivens - Giám đốc nghiên cứu tại Viện Chính sách Kinh tế: "Đình lạm chỉ xuất hiện khi tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cùng tăng".
"Nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, lạm phát có thể sẽ đi xuống khá nhanh", đây là nhận định của ông. Ông còn cho rằng, một kịch bản dễ xảy ra hơn chính là Fed nâng lãi suất liên tục trong phần còn lại của năm 2022, dẫn tới một cuộc suy thoái vào năm 2023.
"Nếu điều đó xảy ra thì lạm phát có thể hạ nhiệt nhanh chóng", ông bình luận thêm.
Trong những ngày qua, chuyện gia lập kế hoạch tài chính, CEO Oxygen Financial (có trụ sở ở Atlanta), ông Ted Jenkin trả lời khách hàng về khả năng đình lạm, ông nói: "Tôi cho rằng chúng ta không thể tránh khỏi một cuộc suy thoái, giờ là thời điểm thích hợp để mọi người sắp xếp lại kế hoạch tài chính cá nhân".
Ông cũng cho rằng, mỗi cá nhân nên để dành một khoản tiền đủ để chi tiêu trong vòng 6 tháng. Theo ông, mọi người cũng nên xem lại các khoản nợ chẳng hạn như thẻ tín dụng và vay thế chấp.
"Các vị nên tính toán xem có thể giảm các khoản vay, hay tái cấp vốn cho chúng hay không. Bởi vì lãi suất tăng cao sẽ khiến chi phí đi vay trở nên đắt đỏ hơn", ông Jenkin nói.
Theo ông, đây cũng chính là thời điểm thích hợp để mọi người gia tăng kỹ năng, năng lực và học vấn bởi thị trường việc làm có thể trở nên thắt chặt với ít vị trí trống dành cho bạn hơn.