meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vì sao ngân hàng khó thu hồi các khoản nợ xấu?

Thứ ba, 27/08/2024-15:08
Nhiều ngân hàng không thể thu hồi được các khoản vay do nợ xấu khiến hàng nghìn tỉ đồng “mắc kẹt” tại các tài sản đảm bảo, không thể quay vòng ra nền kinh tế. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc chậm thi hành án.

Ông Nguyễn Thành Long – Chủ nhiệm Câu lạc bộ pháp chế ngân hàng cho biết, việc thu hồi nợ đọng là rất cần thiết để ngân hàng khơi thông nguồn vốn tín dụng, nhưng số lượng án tín dụng tồn đọng, trì hoãn thi hành vẫn rất lớn.

Trong thời gian qua, mặc dù công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và các tổ chức tín dụng đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, theo đánh giá của TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, công tác thi hành án tín dụng ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do quy định pháp luật thi hành án và pháp luật liên quan chưa đồng bộ, chưa thống nhất, chưa rõ ràng, cụ thể.  

Theo thống kê tại 15 ngân hàng hội viên Hiệp hội ngân hàng, có tới 399 vụ việc thi hành án đang “mắc kẹt”, chủ yếu thuộc các địa bàn lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Nghệ An...





Nhiều ngân hàng không thể thu hồi được các khoản vay do nợ xấu khiến hàng nghìn tỉ đồng “mắc kẹt” tại các tài sản đảm bảo
Nhiều ngân hàng không thể thu hồi được các khoản vay do nợ xấu khiến hàng nghìn tỉ đồng “mắc kẹt” tại các tài sản đảm bảo

Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ 1 Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết, một nguyên nhân khiến các vụ việc bị tồn đọng là số tiền phải thi hành án lớn dẫn đến thời gian giải quyết kéo dài và tỷ lệ thấp. Cùng với đó, đặc điểm tài sản trong thi hành án tín dụng phức tạp, hệ thống pháp luật liên quan vẫn còn nhiều bất cập khiến khâu xử lý vụ việc gặp nhiều khó khăn.

Về phía các tổ chức tín dụng, ông Nguyễn Hồng Quân – Phó tổng giám đốc TPBank nhận định, công tác kê biên tài sản là một trong những vướng mắc điển hình nhất đối với thi hành án dân sự. Bởi nhiều tài sản đảm bảo là bất động sản trên thực tế có sai lệch về diện tích so với hồ sơ thế chấp; phát sinh tranh chấp với bên thứ ba; chưa có quy định hướng dẫn chi tiết về kê biên, xử lý tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, định giá lại tài sản khi kê biên…

Tuy nhiên, phía cơ quan kiểm sát lại cho rằng, việc thi hành án khó khăn do ngân hàng khi thẩm định và cho vay xác định giá trị tài sản thế chấp không sát thực tế, đặc biệt là bất động sản. Với tài sản là nhà xưởng, máy móc, nhiều tài sản đảm bảo khi chuyển sang đã bị hư hỏng, không đủ điều kiện để thi hành hết khoản nợ.

Thực tế, nhiều loại máy móc, dây chuyền sản xuất khi được chuyển sang cơ quan thi hành án (máy ủi, máy xúc, xe kéo) thì chỉ có thể bán được với giá…sắt vụn. Với động sản (ô tô, tàu thuyền…), việc thi hành án càng khó khăn hơn nếu "con nợ" chây ỳ, có tài sản giấu ở địa phương, vùng miền khác, mà ngân hàng và thi hành án không kiểm soát, quản lý được.

Đồng tình, cơ quan thi hành án chỉ rõ, nhiều tài sản thế chấp là bất động sản trong quá trình vay đã được thi công, xây dựng trên đất rất nhiều, làm thay đổi hiện trạng. Trong khi đó, dự án trên đất lại không phải của người thi hành án, dẫn tới khoản vay trở thành trường hợp chưa đủ điều kiện thi hành án.





Danh mục thanh lý tài sản tại nhiều ngân hàng có nhiều sản phẩm đã hỏng
Danh mục thanh lý tài sản tại nhiều ngân hàng có nhiều sản phẩm đã hỏng

Chưa kể, nhiều vụ việc ngay từ đầu ngân hàng đã không thẩm định kỹ tính pháp lý, quyền sở hữu… dẫn tới khi thi hành án mới phát sinh tranh chấp, khiến hợp đồng thế chấp bị vô hiệu, không thể thi hành án.

Thực tế, trong nhiều năm gần đây, bản thân các ngân hàng cũng nỗ lực trong việc xử lý tài sản thế chấp khoản vay nhằm thu hồi nợ của các ngân hàng nhưng cũng gặp khá nhiều khó khăn khi thường xuyên phải chịu tình trạng “mang đến lại mang về”, lần sau hạ giá so với trước nhưng đều bất thành.

Bên cạnh bất động sản có trị hàng trăm, hàng nhìn tỉ đồng thì danh mục tài sản thanh lý của các ngân hàng cũng xuất hiện cả dây chuyền máy móc, thiết bị nội thất văn phòng như máy in thẻ, máy PC, laptop, máy in, bàn, ghế, tủ, két sắt, điện thoại bàn, giường, ghế…Đáng chú ý, hiện trạng các tài sản đều chung một đặc điểm là "đã hỏng".

Theo: dothi.reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Năm 2025 Hà Nội khởi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị có vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng

Thưởng Tết của doanh nghiệp bất động sản: Có sự phân hóa rõ rệt

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

7 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

7 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

7 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

7 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

7 giờ trước