meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vì sao dệt may Việt Nam vẫn thiếu đơn hàng trong khi Bangladesh làm không đủ bán?

Thứ ba, 27/12/2022-20:12
Trong hai tháng cuối năm, thị trường dệt may thế giới đã có sự đảo chiều một cách khó lường; hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ghi nhận đơn hàng sụt giảm, có doanh nghiệp giảm từ 70% cho đến 80% và ghi nhận mức tăng trưởng âm trong những tháng cuối năm, trái ngược với quy luật thường kỳ của mọi năm.

Trong năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đã vươn lên vị trí số 2 thế giới nhờ dịch bệnh đã được kiểm soát, những đơn hàng xuất khẩu đồ bảo hộ đã được tận dụng tốt, ngoài ra còn có cả đồ phòng chống dịch Covid-19. Thế nhưng theo như dự báo, năm 2022 vị trí số 2 của Việt Nam sẽ bị Bangladesh “soán ngôi” vì nhiều nguyên do. 

Đơn hàng về Bangladesh vẫn ở mức cao

Dễ dàng thấy được rằng, trong hai tháng cuối năm, thị trường dệt may thế giới đã có sự đảo chiều một cách khó lường; hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ghi nhận đơn hàng sụt giảm, có doanh nghiệp giảm từ 70% cho đến 80% và ghi nhận mức tăng trưởng âm trong những tháng cuối năm, trái ngược với quy luật thường kỳ của mọi năm.

Liên quan đến vấn đề này, ông Vương Đức Anh - Chánh văn phòng Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, đến nay dù tập đoàn chưa cắt giảm công nhân nhưng do áp lực về việc cắt giảm đơn hàng, người lao động vẫn không có nhiều việc để tăng ca. Theo đó, số giờ làm thêm cũng giảm khoảng 20% so với bình quân trong những tháng cao điểm của các năm trước. 


Dễ dàng thấy được rằng, trong hai tháng cuối năm, thị trường dệt may thế giới đã có sự đảo chiều một cách khó lường; hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ghi nhận đơn hàng sụt giảm, có doanh nghiệp giảm từ 70% cho đến 80% và ghi nhận mức tăng trưởng âm
Dễ dàng thấy được rằng, trong hai tháng cuối năm, thị trường dệt may thế giới đã có sự đảo chiều một cách khó lường; hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ghi nhận đơn hàng sụt giảm, có doanh nghiệp giảm từ 70% cho đến 80% và ghi nhận mức tăng trưởng âm

Trong bối cảnh này, một trong số những đối thủ của dệt may Việt Nam là Bangladesh vẫn ghi nhận đơn hàng về tới tấp cùng với mức tăng trưởng ấn tượng. Ông Vương Đức Anh cho biết, trong bối cảnh Bangladesh kiểm soát được dịch bệnh, nước này đang dần quay trở lại mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh thị trường chung sụt giảm mạnh mẽ. Dù chưa có thông tin chắc chắn, nhưng qua theo dõi có thể nhận định rằng, Bangladesh đã nhanh chân hơn trong chiến lược “xanh hóa” dệt may. Họ tiến hành thay đổi bội mặt với ngành dệt may rất nhanh. Nếu trước đây, những nhà máy có điều kiện tồi tàn, thậm chí còn xảy ra tai nạn lao động thì đến nay, nhiều nhà máy này đã đáp ứng được tiêu chuẩn xanh. 

Thực tế, có đến 9/10 nhà máy “xanh” thuộc ngành dệt may đều năm ở Bangladesh. Ông Anh nhận định: “Đây có thể là nguyên nhân giúp cho ngành dệt may của Bangladesh tận dụng được tối đa hiệu quả, khai thác cơ hội thị trường ngay khi nhu cầu tiêu dùng chung sụt giảm”. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cũng nêu quan điểm tương tự. Bà cho rằng, một trong những lý do chính khiến Bangladesh tăng trưởng đơn hàng là nhờ đầu tư nhiều nhà máy đạt chứng chỉ xanh.

Số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho thấy, thời điểm hiện tại Bangladesh đang đứng thứ hai về xuất khẩu hàng may mặc sang “lục địa già”, chỉ sau Trung Quốc. Trong 8 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh sang châu Âu ghi nhận mức 45,2%. Đáng chú ý, Giám đốc điều hành SM Khaled thuộc Công ty hàng may mặc Snowtex trả lời trên tờ Daily Star cho biết, giá cả cạnh tranh và chất lượng cũng như những thành tựu gần đây về an toàn cùng việc tuân thủ tiêu chuẩn đã nâng tầm ngành may mặc của Bangladesh.

Dệt may Việt Nam thiếu đơn hàng vì chưa “xanh hóa”

Từ thực tiễn của các doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Thăng - giám đốc điều hành Tổng công ty may Đáp Cầu, cho biết doanh nghiệp rất chú trọng việc đáp ứng những tiêu chuẩn bền vững bởi thường xuyên xuất khẩu hàng đi Mỹ và EU. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, doanh nghiệp mỗi năm chỉ có thể dành một khoản đầu tư nhỏ để hiện đại hóa nhà xưởng cũng như đầu tư mở rộng sản xuất và đáp ứng được những tiêu chí căn bản của việc phát triển bền vững như sử dụng lao động và bảo vệ môi trường. 


Nhiều yêu cầu đặt hàng cho các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái tạo hoặc phát triển mô hình sản xuất tuần hoàn vẫn đang là bài toán khó nhằn với các doanh nghiệp
Nhiều yêu cầu đặt hàng cho các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái tạo hoặc phát triển mô hình sản xuất tuần hoàn vẫn đang là bài toán khó nhằn với các doanh nghiệp

Điều đáng nói, nhiều yêu cầu đặt hàng cho các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái tạo hoặc phát triển mô hình sản xuất tuần hoàn vẫn đang là bài toán khó nhằn với các doanh nghiệp. So với một tháng bình thường trước đây, doanh số của Tổng công ty may Đáp Cầu chỉ bằng ⅓ mà thôi, tạo nên sức ép với việc đảm bảo công ăn việc làm cho hàng nghìn công nhân. Theo ông Thăng, bài toán cần giải quyết ở đây chính là bài toán phát triển bền vững cho các doanh nghiệp dệt may khi ngày càng có thêm nhiều rào cản. 

Tuổi Trẻ dẫn lời ông Thăng cho biết: “Theo xu hướng phát triển, chúng tôi năm nào cũng phải đầu tư, nhưng chỉ vài ba tỷ đồng thì môi trường xanh và sạch đẹp rồi. Tuy nhiên, việc sử dụng nguyên liệu tái tạo, giờ mới nghiên cứu. Chúng tôi cho rằng chính sách chiến lược của Nhà nước đóng vai trò quan trọng, định hướng cho doanh nghiệp làm còn không thì cứ manh mún và mạnh ai nấy chạy. Nhà nước cũng cần tổ chức nhiều cuộc hội thảo và tập huấn liên quan sản phẩm xanh, tiêu chí phát triển bền vững để doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn, gắn với ưu đãi vốn và khuyến khích doanh nghiệp làm tiên phong”.

Theo ông Lê Tiến Trường, chủ tịch hội đồng quản trị Vinatex, xu hướng xanh hóa đang đặt ra thách thức lớn, đó là lấy đâu ra tiền để thực hiện. Nguyên nhân bởi, dệt may đang sản xuất và vận hành, nếu chuyển đổi hoặc đóng cửa sẽ khiến công nhân buộc phải nghỉ việc. Để xanh hóa cần có tiền và thời gian, không thể nói xong trong 1-2 năm được. Giống như Vinatex, quá trình xanh hóa phải thực hiện mất 10 năm, từ việc thay cái cũ một cách bình tĩnh cho đến chờ hết khấu hao.  

Theo ông Trường, xanh hóa sẽ có 4 trụ cột không dễ thay đổi được, đặt ra thách thức về những nguồn tài chính mà doanh nghiệp cần phải suy nghĩ rất nhiều, bao gồm: Năng lượng tái tạo; Tăng hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, thay đời máy để tăng hiệu suất và tiết kiệm năng lượng; Tái chế và tuần hoàn; Công nghệ mới và tự động hóa cũng như tối ưu diện tích và sản xuất nguyên liệu từ công nghệ cũng giảm tối thiểu sử dụng nguyên liệu. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai cho rằng, ngành dệt may Việt Nam trên thực tế đã triển khai chương trình xanh hóa kể từ cuối năm 2018; cho đến thời điểm hiện tại cũng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn xu hướng này. 


Do đặc thù, ngành dệt may Việt Nam có đến 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ; trong khi đó, việc đầu tư cũng như đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững sẽ cần đến khá nhiều nguồn lực
Do đặc thù, ngành dệt may Việt Nam có đến 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ; trong khi đó, việc đầu tư cũng như đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững sẽ cần đến khá nhiều nguồn lực

Do đặc thù, ngành dệt may Việt Nam có đến 80% là doanh nghiệp vừa và nhỏ; trong khi đó, việc đầu tư cũng như đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững sẽ cần đến khá nhiều nguồn lực. Các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn vì thiếu vốn trong việc triển khai các dự án để đáp ứng tiêu chí xanh và bền vững, và cần phải có lộ trình chuyển đổi từng bước. Bên cạnh đó, việc thực hiện các tiêu chí xanh trong ngành dệt may cũng cần có sự đồng hành từ các chính sách của Chính phủ, sự hỗ trợ của các ngân hàng để doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực tài chính.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Phát Đạt được Bình Định tiếp tục giao đất thực hiện dự án khu dân cư hơn 2.000 tỷ đồng

3 giờ trước

Chính thức hết thời "phải mua bảo hiểm mới được giải ngân"

3 giờ trước

Chiến lược mới của các Big Tech nhằm thâu tóm thị trường AI

3 giờ trước

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

8 giờ trước

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

20 giờ trước