meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chủ tịch Vinatex: Thị trường dệt may là một thị trường rất ổn định qua các năm, chưa từng có mức tăng trưởng lên tới 30%

Chủ nhật, 25/12/2022-20:12
Có thể thấy, đầu năm hừng hực khí thế, giữa năm thì đóng dây chuyền và cho công nhân nghỉ việc - đó chính là đặc điểm rất đặc biệt của ngành dệt may trong năm 2022.

Trong buổi họp báo vào ngày 22/12 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, mã chứng khoán VGT), Chủ tịch HĐQT Lê Tiến Trường tiết lộ, cũng có những đơn vị dệt may đã bay mất 80% đơn hàng trong quý 3 và quý 4 khi mà đối tác ở châu Âu và Mỹ ngừng mua. 

6 tháng đầu năm 2022, ngành dệt may ghi nhận sự hưng phấn bất thường

Báo cáo của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, trong thời gian 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may ghi nhận khoảng 22,3 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 17,7%. Kim ngạch xuất siêu ghi nhận đạt 8,86 tỷ USD, so với 6 tháng 2021 tăng 32%.

Ông Lê Tiến Trường nói rằng: “Thực tế, thị trường dệt may là một thị trường rất ổn định qua các năm, chưa từng có mức tăng trưởng lên tới 30%”. 

Đưa ra lý giải cho những con số khả quan vượt mức kỳ vọng này thì lãnh đạo của Vinatex cho biết, sau quãng thời gian gần 2 năm giãn cách xã hội và không ra ngoài, không mua sắm, người dân ở nhiều quốc gia cũng xuất hiện tâm lý mua nhiều hơn nhu cầu tiêu dùng thông thường. Song song với việc được Chính phủ trợ cấp để có thể hỗ trợ tiêu dùng, hiện tượng “quá mua” tại các OECD cũng đã xảy ra.


Chủ tịch HĐQT Lê Tiến Trường
Chủ tịch HĐQT Lê Tiến Trường

Trong khi đó thì phía các nhà phân phối bị ám ảnh bởi tình trạng giao hàng rất lâu bởi logistics bị gián đoạn trong COVID-19. Họ cũng nảy sinh ra tâm lý phòng ngừa nên đặt hàng cao hơn mức bình thường, nhất là khi mà cả thế giới đang có cảm giác kinh tế sẽ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. 

Đến thời điểm ngày 30/6, có rất nhiều nhãn hiệu thời trang và các nhà cung cấp lớn trên  thế giới với mức tồn kho cao hơn so với cùng kỳ năm trước đến 50 - 60%.

Mặc dù vậy, trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2022, tình hình xuất nhập khẩu ngành dệt may cũng có sự chững lại. Vitas cũng cho biết, nguyên nhân là do ngành dệt may chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lạm phát, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, chính sách “Zero COVID” của Trung Quốc khi mà Việt Nam đang tiến hành nhập khẩu trên 40% nguyên phụ liệu từ thị trường này cùng các yêu cầu khắt khe từ phía các quốc gia nhập khẩu cam kết phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu. Dệt may thuộc top 5 nhóm hàng tiêu dùng bị cắt giảm khi mà lạm phát. 

Phía Vinatex cũng cho biết, từ tháng 8, thị trường cũng có dấu hiệu xấu từ tháng 9, thị trường dệt may đổi chiều đi xuống. Trong những tháng đầu quý 4, thị trường sợi đã gần như không có thanh khoản và thị trường may đơn hàng giảm mạnh, thông tin báo lỗ từ các đơn vị liên tục được đưa về, đáng chú ý là các đơn vị sợi. 


Đến thời điểm ngày 30/6, có rất nhiều nhãn hiệu thời trang và các nhà cung cấp lớn trên  thế giới với mức tồn kho cao hơn so với cùng kỳ năm trước đến 50 - 60%
Đến thời điểm ngày 30/6, có rất nhiều nhãn hiệu thời trang và các nhà cung cấp lớn trên  thế giới với mức tồn kho cao hơn so với cùng kỳ năm trước đến 50 - 60%

Mặc dù từ những tháng đầu năm, Vinatex cũng đã đưa ra các dự báo sớm về những khó khăn sẽ đến trong nửa cuối năm, tuy nhiên trước những tình huống khó lường xảy ra cùng với sự đảo chiều nhanh chóng của thị trường, tất cả các doanh nghiệp thành viên của Vinatex cũng vẫn bị bất ngờ do thị trường lao dốc theo chiều thẳng đứng. 

Nhu cầu dệt may trên thế giới giảm nhưng mức giảm lại không đều

Chính sự khó khăn của thị trường nửa cuối năm cũng đã kéo tụt mức tăng trưởng của ngành. Ước tính kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong năm 2022 đạt mức 42 tỷ USD, so với năm 2021 tăng 3,8%. 

Cũng theo kết quả công bố tại buổi họp báo, ước tính năm 2022, Vinatex cũng đạt mức doanh thu hợp nhất ghi nhận là 19.535 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 15%, đạt 108% kế hoạch còn lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng và vượt 14,6% kế hoạch.

Trong báo cáo tài chính quý 3/2022 công bố trước đó cho hay, trong thời gian 9 tháng đầu năm, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của so với cùng kỳ cũng đạt mức 1.187 tỷ đồng còn lợi nhuận sau thuế hợp nhất ghi nhận đạt 1.074 tỷ đồng. Như thế, con số lợi nhuận trong quý 4 của Vinatex khá là “thảm”. Cũng bởi triển vọng thị trường chưa có xu hướng đi lên thì ôn Trường cũng nhận định có ít nhất  quý đầu năm 2023 vẫn chưa khả quan. 


Chính sự khó khăn của thị trường nửa cuối năm cũng đã kéo tụt mức tăng trưởng của ngành. Ước tính kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong năm 2022 đạt mức 42 tỷ USD, so với năm 2021 tăng 3,8%
Chính sự khó khăn của thị trường nửa cuối năm cũng đã kéo tụt mức tăng trưởng của ngành. Ước tính kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong năm 2022 đạt mức 42 tỷ USD, so với năm 2021 tăng 3,8%

Cũng trong bối cảnh đó, so với cùng kỳ chọn chiến lược “hy sinh lợi ích ngắn hạn” để có thể tạo thế ổn định hơn trong thời gian. Tập đoàn này cùng thành viên tìm cách giữ của mình trong chuỗi sản xuất bằng cách nhận làm cả một số đơn hàng không hiệu quả.

Ông Lê Tiến Trường nói rằng: “Nếu không nhận, người ta thuê đơn vị khác thì sau này muốn hợp tác cũng không dễ”. 

Có một đặc điểm của ngành dệt may đó là nếu như mất đi lao động lành nghề thì sẽ không dễ tuyển lại. Chính vì thế mà Lê Tiến Trường nói cũng cố gắng trả lương, thưởng cạnh tranh so với thị trường để có thể giữ được lao động lành nghề. 

Cũng theo ông Lê Tiến Trường nói, mặc dù nhu cầu dệt may trên thế giới giảm nhưng mức giảm lại không đều. Cũng có hiện tượng “đơn vị đã thiếu thì thiếu kiệt quệ và có đơn vị có đơn hàng thì vẫn kín cả năm”. Chính vì thế mà lãnh đạo của Vinatex nhấn mạnh: “Nhu cầu có thể quay lại nhanh hoặc chậm. Nhưng đã quay lại thì phải làm sao để mình có thể là người quay lại đầu tiên. Làm sao để sóng phục hồi đến với mình trước tiên”. Cùng với lợi thế là tập đoàn có nhiều doanh nghiệp thành viên hoạt động ở trong chuỗi sản xuất thì Vinatex cũng đã đề ra giải pháp ứng phó cụ thể để có thể thực hiện được mục tiêu này. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

13 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

13 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

13 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

13 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

13 giờ trước