meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đơn hàng thiếu hụt, lao động dệt may và da giày bị cắt giảm giờ làm

Thứ bảy, 26/11/2022-20:11
Năm nay, thay vì tăng ca và tăng kíp như mọi năm, tình hình khó khăn hậu Covid-19 cùng với hàng loạt yếu tố về lạm phát và suy thoái kinh tế thế giới đã khiến nhu cầu về dệt may và da giày của những thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã sụt giảm nặng nề. 

Cách đây không lâu, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (TP HCM) đã thông báo về việc sắp xếp nghỉ luân phiên cho gần 20.000 công nhân lao động vì đơn hàng thiếu hụt. Thời điểm hiện tại, PouYuen Việt Nam đang là doanh nghiệp trong ngành da dày sở hữu lượng lao động đông đảo nhất cả nước.

Theo đó, PouYuen Việt Nam sẽ chi trả tiền lương cho ngày nghỉ luân phiên của công nhân là 180.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, hiện đang là giai đoạn Tết sắp cận kề, việc phải nghỉ luân phiên đã khiến không ít người lao động cảm thấy vô cùng lo lắng, bởi hầu hết trong số họ đều mong muốn có thể nỗ lực làm việc, kiếm thêm thu nhập về quê ăn Tết.


Cách đây không lâu, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (TP HCM) đã thông báo về việc sắp xếp nghỉ luân phiên cho gần 20.000 công nhân lao động vì đơn hàng thiếu hụt, chi trả tiền lương cho ngày nghỉ luân phiên của công nhân là 180.000 đồng/ngày
Cách đây không lâu, Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (TP HCM) đã thông báo về việc sắp xếp nghỉ luân phiên cho gần 20.000 công nhân lao động vì đơn hàng thiếu hụt, chi trả tiền lương cho ngày nghỉ luân phiên của công nhân là 180.000 đồng/ngày

Đáng chú ý, bên cạnh PouYuen Việt Nam, nhiều nhà máy khác ở phía Nam như S.K Vina hay An Giang Samho cũng buộc phải cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng.

Khó khăn vẫn bủa vây ngành dệt may đến hết quý 2 năm sau

Mới đây, ông Thân Đức Việt - Tổng Giám đốc của Tổng công ty May 10 đã chia sẻ tại Diễn đàn Nhịp đập Kinh tế Việt Nam và cho biết, thời điểm hiện tại một số khách hàng của May 10 đã rà soát lại hàng tồn kho. Trước đó, họ nghĩ rằng mùa này sẽ bán được hàng, nhưng giờ Giáng sinh đã cận kề mà tồn kho vẫn quá nhiều nên đã quyết định hủy bỏ đơn hàng. 

Cụ thể, ông Việt cho biết: “Chúng tôi đã mua nguyên phụ liệu, nhưng dù như thế họ vẫn nói luôn là từ từ rồi sản xuất, vì hàng tồn kho còn quá lớn, dự trù nếu như bán được trong mùa Giáng sinh thì họ mới tiếp tục đặt. Có khoảng 10-15% khách hàng của chúng tôi yêu cầu đợi ra Tết rồi hãy sản xuất”. Đồng thời vị Tổng Giám đốc của May 10 cũng dự báo, ngành dệt may sẽ còn đối mặt với nhiều khó khăn trong khoảng từ quý 1 cho đến quý 2 năm sau.

Năm nay, thay vì tăng ca và tăng kíp như mọi năm, tình hình khó khăn hậu Covid-19 cùng với hàng loạt yếu tố về lạm phát và suy thoái kinh tế thế giới đã khiến nhu cầu về dệt may và da giày của những thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã sụt giảm nặng nề. 

Thời điểm hiện tại, nhiều công ty may Việt Nam đang rơi vào tình trạng thiếu việc làm. Nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm ngày làm, giờ làm, cắt giảm lao động; hoặc cho công nhân đi làm luân phiên ngày làm ngày sẽ nghỉ. Trong khi đó, một số doanh nghiệp khác còn đối mặt với khó khăn về tài chính do ngân hàng siết chặt tín dụng, nhiều doanh nghiệp trả nợ vào nhưng lại chẳng thể nào vay ra. 


Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công Thương cũng dự báo, triển vọng đơn hàng của nhiều ngành nghề (trong đó có ngành dệt may của Việt Nam) trong quý 4 năm nay cùng với nửa đầu năm sau không mấy khả quan. Ảnh minh họa
Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công Thương cũng dự báo, triển vọng đơn hàng của nhiều ngành nghề (trong đó có ngành dệt may của Việt Nam) trong quý 4 năm nay cùng với nửa đầu năm sau không mấy khả quan. Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công Thương cũng dự báo, triển vọng đơn hàng của nhiều ngành nghề (trong đó có ngành dệt may của Việt Nam) trong quý 4 năm nay cùng với nửa đầu năm sau không mấy khả quan. Thực tế cũng cho thấy, lượng đơn hàng trong quý cuối năm nay so với quý 2 cùng năm đã thấp hơn từ 25% cho đến 50%. Nguyên nhân bởi lượng hàng tồn kho ở các thị trường nhập khẩu vẫn đang ở mức cao. 

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng cho biết, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay ước đạt 35 triệu USD, tương đương với bình quân mỗi tháng là 3,7 – 3,8 triệu USD. Tuy nhiên, dự kiến 3 tháng cuối năm, bình quân sẽ chỉ xuất khẩu được khoảng 3,1 – 3,2 triệu USD/tháng.

Xoay sở vượt khó bằng những đơn hàng nhỏ lẻ

Đáng chú ý, theo như đánh giá của ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bên cạnh tình trạng đơn hàng sụt giảm trong thời gian qua, biến động tỷ giá cũng đang tác động đáng kể lên các doanh nghiệp trong ngành dệt may. 

Trong những tháng qua, giá trị của “đồng bạc xanh” ngày càng tăng cao khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi. Tuy nhiên nếu xét theo chiều ngược lại, doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu lại đang gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi. Đặc biệt là trong bối cảnh ngành dệt may Việt Nam đang phải nhập khẩu khá nhiều nguyên phụ liệu, đặc biệt là vải với tỷ lệ cao.

Chính vì thế, ông Trương Văn Cẩm khuyến cáo, các doanh nghiệp sản xuất nên theo dõi sát sao tình hình thị trường, từ đó lựa chọn những đơn hàng phù hợp để tiến hành duy trì sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho những người lao động. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng không nên quá lo lắng, sau đó ký kết những đơn hàng dài hơi với giá thấp vì về lâu dài, điều này sẽ rất thiệt thòi với các doanh nghiệp. 

Khi chia sẻ về cách mà Tổng công ty May 10 có thể duy trì hoạt động, vượt bão qua giai đoạn khó khăn nhất, ông Thân Đức Việt cho biết, doanh nghiệp để lấy về những đơn hàng trong quý 4 nói riêng và trước Tết nói chung đã phải làm cả những đơn hàng thời trang. Những đơn hàng này yêu cầu chất lượng cao hơn nhưng số lượng lại nhỏ lẻ hơn cùng với thời gian giao hàng ngắn hơn.


Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu lại đang gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi; đặc biệt trong bối cảnh ngành dệt may Việt Nam đang phải nhập khẩu khá nhiều nguyên phụ liệu, đặc biệt là vải với tỷ lệ cao. Ảnh minh họa
Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu lại đang gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi; đặc biệt trong bối cảnh ngành dệt may Việt Nam đang phải nhập khẩu khá nhiều nguyên phụ liệu, đặc biệt là vải với tỷ lệ cao. Ảnh minh họa

Theo như lý giải của ông Việt, điều này có thể sẽ rất khó khăn với những doanh nghiệp vốn đã quen làm những đơn hàng lớn với đơn hàng cơ bản. Nguyên nhân bởi, họ không thể xoay trục nhanh chỉ trong một thời gian ngắn. Đồng thời, vị Tổng Giám đốc May 10 cũng cho biết, công ty còn chú trọng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ. Mỗi xưởng may sẽ được đầu tư 10 triệu USD với khoảng 300 công nhân.

Đặc biệt, trước tình trạng nhiều doanh nghiệp sản xuất may mặc và da giày gặp khó khăn về đơn hàng trong giai đoạn cuối năm, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) mới đây cũng kiến nghị Thủ tướng cần chỉ đạo Bộ Công Thương tiến hàng phối hợp với các bộ chuyên ngành, từ đó cung cấp thường kỳ những thông tin cập nhật về biến động cũng như xu hướng của các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn, kèm theo đó là các đánh giá về cơ hội cùng với thách thức để các doanh nghiệp có thể đưa ra được kế hoạch thích ứng phù hợp.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cần khẩn trương tiến hành những cuộc bàn tròn cả công lẫn  tư nhằm phân tích những giải pháp tối ưu thị trường, đồng thời tìm kiếm thị trường thay thế hoặc thị trường bổ sung trong bối cảnh một số thị trường truyền thống về nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam đều gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài ra trong quá trình này, điều quan trọng là cần chú trọng phân tích những xu hướng và yêu cầu mới có thể sẽ phát sinh ở các thị trường, đặc biệt xu hướng thiết lập các hàng rào kỹ thuật gắn với mục tiêu xanh hóa và giảm phát thải do các liên minh xanh đang thúc đẩy trên phạm vi toàn thế giới.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

16 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

16 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

16 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

16 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước