Ngành dệt may tụt dốc trong quý IV, Vinatex vẫn ước tính lãi hơn 1.000 tỷ đồng
Họp báo công bố kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex - mã CK: VGT) trong năm 2022 vừa diễn ra. Theo đó, ước tính đạt doanh thu hợp nhất của tập đoàn là 19.535 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 108% kế hoạch năm; Lợi nhuận hợp nhất ước tính của Vinatex là 1.090 tỷ đồng, vượt 14,6% kế hoạch. Trong 9 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đã đạt 1.186 tỷ đồng.
Tập đoàn cho biết, kể từ tháng 8, thị trường bắt đầu xấu đi, từ tháng 9 thì đổi chiều đi xuống. Trong những tháng đầu quý IV, các doanh nghiệp dệt may rơi vào tình thế khosk hăn vì thị trường mất thanh khoản, đơn hàng giảm mạnh, các đơn vị liên tục thông báo lỗ, nhất là đơn vị sợi. Điều này đã khiến kết quả hoạt động của một số công ty thuộc tập đoàn chững lại.
Tuy từ các tháng đầu năm, Vinatex đã có những dự báo sớm về tình hình khó khăn trong nửa cuối năm, nhưng trước những biến động khó lường cùng sự đảo chiều nhanh chóng thì tất cả các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn vẫn bị bất ngờ.
Ông Trần Như Tùng - Chủ tịch May Thành Công: Hy vọng trong quý 2/2023, đơn hàng dệt may sẽ phục hồi
Cũng theo Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, ông Trần Như Tùng, năm 2022 tình hình đơn hàng không được như kỳ vọng bởi vì mọi năm đến thời điểm quý 4 công ty cũng đã lấp đầy đơn hàng cho quý 1 năm sau. Đồng thời đây cũng chính là hai quý cao điểm nhất trong năm. Song song với đó, sức ép chênh lệch về tỷ giá kèm theo lãi suất tăng cao cũng đã ăn mòn lợi nhuận của công ty.Ngành dệt may đang phải đối diện với nhiều khó khăn khi xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại
Có thể thấy, nhu cầu suy giảm, tồn kho cao, chi phí nhân công tăng và lỗ tỷ giá,... chính là những khó khăn mà doanh nghiệp ngành dệt may đã và đang đối diện.Hai kịch bản tăng trưởng của ngành dệt may năm 2023
Theo Chủ tịch Vitas, ngành dệt may trong năm 2023 được đưa ra 2 kịch bản tăng trưởng. Trong đó, kịch bản tích cực là xuất khẩu dệt may có thể đạt 47- 48 tỷ USD còn kịch bản kém tích cực hơn một chút là đạt khoảng 45 - 46 tỷ USD.Vinatex cho biết, vì ngành dệt may Việt Nam chủ yếu hoạt động xuất khẩu nên chịu ảnh hưởng lớn bởi tổng cầu trên thế giới. Trong khi tổng cầu lại phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thu nhập, việc làm của người dân của các quốc gia.
Bức tranh lạm phát toàn cầu năm 2022 cao nhất trong 40 năm nay là những con số chưa từng xảy ra. Với mức độ lạm phát tăng cao, người dân phải thắt chặt chi tiêu, giảm sức mua với những mặt hàng không thiết yếu, bao gồm dệt may.
Dệt may là ngành có phản ứng rất nhạy với diễn biến kinh tế vĩ mô trên toàn cầu, lạm phát tại Mỹ và EU đã đạt mức cao nhất 4 thập kỷ, lần lượt là 8% và 10%. Lãi suất tại những quốc gia này đã tăng nhanh và mạnh để kiềm chế lạm phát, nhưng tăng trưởng GDP lại sụt giảm, quy mô kinh tế hẹp dần, việc làm và thu nhập đều giảm,. Điều này gián tiếp ảnh hưởng tới tiêu dùng, trong đó có hàng dệt may.
Với tình trạng khó khăn này, xuất khẩu của ngành Dệt May Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2022 vẫn đạt hơn 41 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội Dệt May Việt Nam đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu cả năm 2022 của ngành ước đạt 44 - 44,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm ngoái.
Dự báo về tình hình kinh tế thế giới năm 2023 không mấy tích cực khi IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu là 2,7%, giảm 0,2% so với báo cáo của tháng 7. Báo cáo cũng cho rằng sắp tới sẽ còn những điều tồi tệ hơn, thế giới sẽ đối mặt với suy thoái nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, IMF dự kiến lạm phát toàn cầu và lập đỉnh vào cuối năm nay ở mức 8,8%, nhưng chỉ số này vẫn còn leo cao ở mức 6,5% vào năm 2023.