Văn khấn lập bàn thờ Thổ Công chi tiết và những điều cần lưu ý khi đọc văn khấn
BÀI LIÊN QUAN
Hướng dẫn cách sắm lễ lập bàn thờ Thổ công hợp phong thủyChia sẻ về cách đặt bàn thờ thổ công chuẩn phong thủyVăn khấn lập bàn thờ Thổ Công có ý nghĩa gì?
Bài khấn lập bàn thờ Thổ Công là bài văn dùng để khấn trong khi cúng lập bàn thờ cho thần Thổ Công. Đối với bàn thờ Thổ Công, vị trí bàn thờ thường được đặt ngay trên nền nhà và ở vị trí gần ngay chỗ cửa ra vào của căn nhà.
Những việc cần làm trước khi làm lễ đọc văn khấn
Trước khi tiến hành làm lễ và đọc văn khấn, gia chủ cần phải lên kế hoạch chuẩn bị từ khâu thời gian, lễ vật cho đến cách bố trí bàn thờ sao cho phù hợp như sau:
Chọn ngày giờ đẹp để làm lễ
Trong phong tục thờ cúng, làm lễ, việc chọn ngày lành tháng tốt, giờ Hoàng đạo là chuyện rất quan trọng. Khi có ý định lập bàn thờ Thổ Công, cần phải đi xem ngày từ các thầy cúng để chọn ra được ngày tốt và hợp với tuổi của gia chủ. Buổi sáng hoặc giữa buổi chiều là hai thời điểm thích hợp trong ngày để làm lễ.
Lễ vật để dâng lên bàn thờ
Lễ vật để dâng lên bàn thờ cần có đầy đủ cả lễ vật chay và mặn, để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần. Thông thường, lễ vật để dâng lên bàn thờ Thổ Công thường có: gà luộc, chân giò lợn, xôi, rượu, trầu, cau tươi, hoa quả, bình hoa,... cùng với tiền vàng và bộ quần áo hàng mã cho vị thần Thổ Công. Tất cả lễ vật phải được chuẩn bị một cách chỉn chu, cẩn thận, đầy đủ và được bài trí một cách đẹp mắt.
Giữ cho bàn thờ sạch sẽ
Trước khi xếp các đồ cúng cùng các lễ vật lên bàn thờ, bàn thờ cần phải được dọn dẹp sạch sẽ, bố trí gọn gàng. Việc lau chùi, vệ sinh và sắp xếp bàn thờ cần phải hết sức cẩn trọng, tránh gây ra đổ vỡ làm phật lòng thần Thổ Công.
Bài văn khấn lập bàn thờ Thổ Công chi tiết nhất
Nhìn chung, một bài văn khấn thường có bố cục ba phần. Phần đầu nêu thời gian, địa điểm làm lễ và tên người đọc văn khấn, đồng thời cần nói rõ vị trí của người cúng trong gia đình, gọi các vị thần là “Tín chủ”. Phần hai là nội dung chính, cụ thể ở đây là xin phép lập bàn thờ Thổ Công. Phần cuối cùng là bày tỏ lòng thành kính và mong cầu các thần Thổ Công phù hộ cho gia đình.
Dưới đây là bài văn khấn chi tiết mà mọi người có thể tham khảo khi chuẩn bị văn khấn để đọc trước bàn thờ Thổ Công:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy Thổ công, lạy Thành Hoàng, lạy các ông bà ông vải, các vị Tiền chủ Hậu chủ.
Ngày... tháng... năm...
Tín chủ con tên là... năm nay... tuổi
Hiện đang trú tại ngôi gia:...
Kính cáo Thành Hoàng bản địa, Ông Địa Thần Tài, xin chư vị cho chúng con làm lễ lập bàn thờ Thiên Linh vị Tài thần Thổ Công.
Hôm nay ngày lành tháng tốt, con kính xin chư vị làm lễ lập bàn thờ Thổ Công tại vị trí...
Con kính xin chư vị cho phép lập bàn thờ cho chư vị để cầu phúc và phù hộ cho gia đình.
Chúng con sẽ tiến hành tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị vào các tuần rằm, lễ tết, để tạ ơn chư vị đã bảo vệ đất đai và phù hộ cho gia đình chúng con.
Kính xin chư vị phù hộ độ trì cho toàn bộ gia đình chúng con được bình an, dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý, công việc làm ăn suôn sẻ thuận lợi, như ý.
Tín chủ… chúng con xin kính cẩn cúi lạy.”
Ngoài ra, gia chủ có thể cân nhắc chính sửa lại bài văn khấn theo văn phong mộc mạc hoặc hoa mỹ đều được. Nhưng tựu chung vẫn phải giữ được bố cục đầy đủ, sự tôn kính, trang trọng của một bài văn khấn vốn phải có.
Khi đọc văn khấn cần lưu ý những điều gì?
Đọc văn khấn là một trong những công việc mang tính linh thiêng nên cần hết sức cẩn trọng. Khi đọc văn khấn, có những điều mà gia chủ cần phải lưu ý như sau:
Người đọc văn khấn phải là trưởng nam của gia đình, dòng họ hoặc người được ủy quyền thay mặt cho cả gia đình, dòng họ. Trước tiên phải đọc lời mời ông bà ông vải về thụ hưởng, sau đó mới tiếp tục trình bày tâm nguyện chính của bài văn khấn. Giọng đọc cần trang trọng, bày tỏ sự thành kính.
Nếu cảm thấy bài văn khấn dài và khó thuộc, gia chủ có thể viết ra giấy. Trước khi làm lễ để đọc bài khấn, người đọc văn khấn phải tắm gội sạch sẽ, quần áo chỉnh tề để thể hiện sự trang trọng. Khi đọc phải đọc nhỏ nhẹ, lầm bầm vừa đủ để chính mình nghe, không được đọc to hoặc quá to, vì nếu đọc to là phạm húy, đồng thời còn có thể khiến cho những cô hồn lưu lạc nghe thấy vào ăn tranh cỗ.
Con cháu phải đứng tập trung đằng sau chủ lễ khi hành lễ, hai tay chắp trước ngực, nghe điều di huấn của cha ông và lời nhắc nhở của chủ lễ. Đây là điều mà phần lớn mọi người chưa chú ý đến, vậy nên cần làm theo nguyên tắc để buổi lễ diễn ra thực sự đúng nghĩa.
Kết luận
Tục lập bàn thờ và cúng bái Thổ Công đã trở thành một truyền thống đẹp của người dân Việt Nam. Vì thế, con cháu người Việt chúng ta cần tìm hiểu và tiếp thu những kiến thức về việc thờ cúng sao cho chuẩn mực, đúng lễ nghĩa. Thông qua bài viết này, hi vọng bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về văn khấn lập bàn thờ Thổ Công, từ đó nâng cao tinh thần tiếp tục gìn giữ, lưu truyền những tập quán tốt đẹp của cha ông.