meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Văn hóa giao tiếp là gì? Những cách ứng xử giao tiếp thông minh nhất

Thứ hai, 05/09/2022-09:09
Giao tiếp thông minh không chỉ giúp bạn được lòng những người xung quanh mà còn giúp bạn có thể tiến xa hơn trong công việc. Tuy nhiên để sở hữu văn hóa giao tiếp tốt bạn cần phải không ngừng học hỏi và quan sát mọi người xung quanh.

Văn hóa giao tiếp là gì 

Văn hóa giao tiếp là một cụm từ không mấy xa lạ với bất cứ ai. Mỗi cá nhân đều có phương pháp giao tiếp riêng tạo nên dấu ấn của riêng mình.

Văn hóa giao tiếp là những cuộc trò chuyện có văn hóa giữa nhưng con người trong xã hội. Sự giao tiếp có văn hóa sẽ là thái độ trò chuyện thân thiện, cởi mở, chân thành, có sự tôn trọng, quan tâm lẫn nhau, được tạo nên từ những hành vi, thái độ, lời nói của các cá nhân, cách ứng xử, đối đã giữa con người với cọ người…

Tùy vào đặc trưng của mỗi quốc gia khác nhau, mà văn hóa giao tiếp cũng sẽ có sự thay đổi khác nhau. Có một số nơi người ta sẽ nhìn thẳng vào mắt nhau khi trò chuyện, trao đổi các câu chuyện một cách cởi mở, có nơi rụt rè khi nói chuyện, cư xử với nhau khách sáo… “Nhập gia tùy tục” ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương con người sẽ phải tôn trọng văn hóa giao tiếp ở nơi đó.

Văn hóa giao tiếp của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại, văn minh có thể sẽ thể hiện được thái độ thân thiện, chân thành của bạn trong khi đối thoại, nói chuyện. Văn hóa giao tiếp không chỉ được thể hiện qua lời nói, cách nói chuyện mà còn nằm trong quá trình giao tiếp, cách xử xử của bạn đối với những người xung quanh.

Trong quá trình giao tiếp bạn cần xác định được mình sẽ gặp gỡ và nói chuyện với ai? Bạn sẽ giao tiếp với họ về những chủ đề, nội dung gì? Giao tiếp sẽ diễn ra ở đâu? Sự giao tiếp xảy ra vào thời điểm và mục đích thực hiện cuộc giao tiếp sẽ là gì? Và xác định bạn sẽ giao tiếp với những chủ thể đó bằng phương pháp nào là lời nói hay cử chỉ? Khi giao tiếp bạn sẽ cần trả lời được những câu hỏi trên để đạt được sự giao tiếp tốt nhất.


Văn hóa giao tiếp được thể hiện qua lời nói và cách cư xử
Văn hóa giao tiếp được thể hiện qua lời nói và cách cư xử

Những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam

Những đặc trưng cơ bản dễ thấy nhất trong văn hóa giao tiếp của những người Việt bao gồm:

Người Việt Nam thân thiện, thích giao tiếp nhưng rụt rè

Từ xưa đến nay người Việt rất coi trọng vấn đề duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với người thân trong gia đình, các thành viên trong cộng đồng. Người Việt Nam luôn rất coi trọng vấn đề giao tiếp. Điều này được thể hiện qua câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Mặc dù thích giao tiếp nhưng tính cách của người Việt lại khá rụt rè, đây là điều được nhiều nhà quan sát nước ngoài từng khẳng định. Hai nét tính cách đối lập này đến từ đặc trưng cơ bản trong văn hóa làng xã Việt Nam là tính tự trị và tính cộng đồng.

Khi ở trong cộng đồng quen thuộc, người Việt tỏ ra vui vẻ, xởi lởi, trò chuyện thoải mái. Tuy nhiên trước mặt người lạ, thì người Việt thường sẽ tỏ ra rụt rè, có phần giữ kẽ. Hai nét tính cách trái ngược nhau này là biểu hiện cụ thể của cách ứng xử linh hoạt trong văn hóa của người dân Việt Nam.

Người Việt Nam cũng quan sát, tìm hiểu về người cùng giao tiếp

Người Việt thường quan tâm đến vấn đề tuổi tác, quê quán, tình trạng gia đình, học vấn, địa vị xã hội…của những người mà họ tiếp xúc. Thói quen thích tìm hiểu này khiến cho người nước ngoài đánh giá là người Việt có tính tò mò, hiếu kỳ.

Đây là một phần của tính cộng đồng làng xã của người Việt. Do lối sống rất trọng tình cảm, mỗi khi giao tiếp, người Việt Nam đều có những cách xưng hô riêng. Vì thế nếu như không tìm hiểu rõ về người nói chuyện cùng thì sẽ không thể chọn đại từ xưng hô phù hợp.

Người Việt ưa thích sự tế nhị, ý tứ

Người Việt coi trọng sự tế nhị trong văn hóa giao tiếp nên không bao giờ đi trực tiếp vào vấn đề như người phương Tây. Lối giao tiếp ý tứ của người Việt là điển hình của lối sống trọng tình cảm và lối tư duy sâu sắc trong những mối quan hệ.

Tâm lý của người Việt là không muốn mất lòng người khác vì thế họ luôn cân nhắc thật kỹ trước khi nói chuyện. Chính vì sự đắn đo và cân nhắc này đã khiến cho người Việt Nam bị nhược điểm là thiếu quyết đoán.

Trọng tình nghĩa

Người Việt Nam có tâm lý là hành động, cư xử dựa trên tình cảm gia đình. Trong giao tiếp cũng như trong cuộc sống, người Việt sống có lý có tình nhưng vẫn coi trọng mặt tình cảm hơn. Người dân Việt Nam luôn trân trọng tình cảm, cư xử tốt đẹp với những người có ơn với mình.

Thích xây dựng các vấn mối quan hệ rộng rãi

Mặc dù khá ngại ngùng, rụt rè trong khi giao tiếp tuy nhiên nhiều người Việt lại có xu hướng muốn xây dựng thật nhiều các mối quan hệ.  Người Việt thích kết bạn với những người có cùng chung quan điểm, chí hướng, lối sống và sở thích.

Đặc trưng tính cách này đến từ việc họ thích thăm viếng có tính hiếu khách. Với những người bạn có chung sở thích, hoặc người thân thích thì người Việt thường sẽ đến thăm hỏi, trò chuyện. Người Việt cũng có tính hiếu khách khi đón tiếp nồng nhiệt vị khách quý đến chơi nhà.


Cần có văn hóa giao tiếp để đạt được thành công trong xã hội
Cần có văn hóa giao tiếp để đạt được thành công trong xã hội

Những cách để cải thiện văn hóa giao tiếp

Trong cuộc sống, sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được thành công trong công việc, được nhiều người yêu quý hơn, có cuộc sống vui vẻ. Có rất nhiều cách để cải thiện kỹ năng văn hóa giao tiếp:

Cải thiện về ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể đóng góp một phần quan trọng vào sự thành công của cuộc giao tiếp. Bạn không nên tỏ ra rụt rè, e ngại khi người khác nói chuyện. Bạn hãy thể hiện sự tự tin, nhìn thẳng vào mắt người đối diện, duy trì sự thoải mải, tuyệt đối không nên tỏ ra thờ ơ, lơ đãng dù là người nói hay nghe. Đôi khi trong cuộc nói chuyện bạn có thể gật đầu hoặc mỉm cười để tỏ ý đồng tình với người tham gia trò chuyện.

Một số dấu hiệu để đảm bảo rằng cơ thể của bạn đang tập trung và rất quan tâm đến cuộc trò chuyện: Ánh mắt chú tâm; cơ thể thoải mái, đứng với tư thế hai bàn tay đan vào nhau ở phía trước; tuyệt đối bạn không nên khoanh tay lại hoặc vung vẩy tay; không được cắn móng tay, vò đầu bứt tóc, nuốt nước bọt, ấp úng, siết chặt tay hay là bộc lộ ra những hành vi khiến cho đối phương mất thoải mái và câu chuyện có thể sẽ bị đứt quãng.

Luyện cách nói chuyện rành mạch, rõ ràng

Khi bước vào một cuộc trò chuyện bạn cần trình bày các ý kiến, quan điểm của mình một cách rõ ràng mạch, dễ hiểu. Tuyệt đối không nên xa đà vào những vấn đề lan man, lạc đề, tránh việc dài dòng mang lại cảm giác khó hiểu cho người nghe cảm giác, khiến cho câu chuyện trở nên nhạt nhẽo. Ngoài ra bạn cũng nên thăm dò ý kiến của những người nghe, giải đáp cho họ những vấn đề họ không hiểu.

Sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của những người xung quanh một cách tích cực từ đó bạn hãy tự rút ra được những bài học kinh nghiệm của riêng mình. Đây cũng là một yếu tố quan trọng hình thành nên văn hóa giao tiếp.

Có chính kiến riêng và tính kiên định trong giao tiếp

Một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng trong giao tiếp mà ít người quan tâm đó là tính kiên định trong giao tiếp. Rất nhiều người thường mắc lỗi cắt ngang lời người khác khi họ đang nói, đó là bởi họ không đủ kiên định để lắng nghe người trò chuyện với mình. Điều này có thể gây ra tâm lý khó chịu thậm chí là tức giận cho những người đang nói.

Là một người có văn hóa giao tiếp, bạn hãy giữ tâm lý bình tĩnh, cho đối phương một khoảng thời gian nhất định để họ trình bày hết những ý kiến và vấn đề của mình. Điều này thể hiện rằng bạn tôn trọng ý kiến của họ.

Trường hợp đối phương trình bày vấn đề một cách không rõ ràng, dài dòng bạn nên nói nhẹ nhàng với họ rằng hãy đi thẳng vào vấn đề. Chính đức tính kiên định trong khi giao tiếp sẽ giúp cho bạn có thể đạt được hiệu quả cao trong mọi cuộc đối thoại, trò chuyện.

Ngoài ra bạn cũng cần giữ vững chủ kiến của mình, không nên để lung lay trong cuộc tranh luận. Tuy nhiên cũng không nên tranh cãi một cách gay gắt mà hãy Điều này sẽ giúp bạn nâng cao được văn hóa giao tiếp của mình.

Sẵn sàng phản hồi người đối diện

Bạn cần phải đưa ra ohản hồi một cách nhanh chóng đối với ý kiến thông điệp của các chủ thể giao tiếp. Đây cũng là một hình thức cổ vũ các ý tưởng của người cùng tham gia cuộc nói chuyện một cách tích cực. Và đừng quên hãy tạo tương tác giữa người nói và người nghe, giúp cải thiện tối đa sự hiệu quả trong giao tiếp.


Văn hóa giao tiếp có thể luyện tập
Văn hóa giao tiếp có thể luyện tập

Quy tắc của văn hóa giao tiếp trong môi trường công sở

Môi trường văn phòng sẽ có những quy tắc riêng trong văn hóa giao tiếp để giúp bạn có thể giành được thành công trong sự nghiệp của mình. Giữa những người đồng nghiệp với nhau nên giữ được mối quan hệ hữu hảo, tốt đẹp. Các nguyên tắc trong văn hóa giao tiếp với đồng nghiệp như sau:

  • Bạn không quá tò mò đối với chuyện riêng tư của người khác, không nên nói xấu sau lưng người khác, không nên to nhỏ về những sai lầm của đồng nghiệp.
  • Cần có đi có lại với đồng nghiệp, mời họ ăn uống, hoặc tặng quà vào sinh nhật, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là trao đổi một cách thực dụng; 
  • Cần có những cuộc giao tiếp trò chuyện trực tiếp với nhau về công việc, cuộc sống để tăng thêm tình cảm thân thiết với các đồng nghiệp, thế nhưng hãy giữ tần số hợp lý.
  • Cạnh tranh trong công việc một cách công bằng, trung thực, lành mạnh vì mục đích là kết quả công việc chung của cả doanh nghiệp.
  • Đối xử với các đồng nghiệp một chân thành, động viên khen ngợi khi họ làm tốt, tránh xu nịnh.
  • Phân biệt rõ ràng giữa việc công và việc tư.
  • Đối với cấp trên nên lắng nghe ý kiến một cách tôn trọng, đưa ra ý kiến phản hồi một cách hợp lý.
  • Đối với cấp dưới không nên tỏ thái độ bề trên với họ, cần trò chuyện một cách bình đẳng.

Luyện tập văn hóa giao tiếp không khó nhưng đòi hỏi ở bạn sự kiên nhẫn, nỗ lực hết mình.

Hy vọng, qua bài viết trên, bạn đọc đã phần nào hiểu được văn hóa giao tiếp là gì? và biết cách ứng xử thông minh trong các tình huống giao tiếp thường ngày. Hãy theo dõi các bài viết khác trên website Meeyland.com để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

6 giờ trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

6 giờ trước

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

6 giờ trước

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

1 ngày trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

1 ngày trước