meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe để trở thành người giao tiếp chuyên nghiệp 

Chủ nhật, 03/04/2022-11:04
Có thể nói, kỹ năng lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất để đem đến thành công trong quá trình giao tiếp. Kỹ năng này rất cần thiết cho mọi lứa tuổi và thực hiện được trong mọi lĩnh vực. Những người có kỹ năng nghe tốt thường đạt được kết quả mong muốn và đem về thành công nhanh hơn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho bạn biết cách để rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả nhất.

Tại sao phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe?

“Nghe” là một hoạt động thụ động, con người chỉ cần tiếp nhận mọi loại âm thanh thông qua thính giác. Còn “lắng nghe” là một quá trình chủ động, con người cần tập trung tiếp nhận âm thanh và mong muốn hiểu được ý nghĩa nội dung của âm thanh đó. Tiếp theo sẽ phân tích những âm thanh đã nghe được rồi đưa ra lời hồi đáp. 

Như vậy, lắng nghe là quá trình con người tập trung tiếp nhận những âm thanh chọn lọc, đi kèm với hoạt động phân tích thông tin và đưa ra phản hồi về thông tin đó một cách phù hợp. Có thể thấy, trong giá trình lắng nghe thường đi kèm với việc phản hồi, tương tác qua lại giữa hai hay nhiều đối tượng. Trong đó việc tiếp nhận và xử lý thông tin sẽ chiếm phần nhiều hơn việc nói (chia sẻ). Có lẽ mọi người thường nghe câu “Phải nghe lời cha mẹ” hồi còn nhỏ, tuy nhiên đây không phải quá trình lắng nghe mà thiên về sự phục tùng. Bởi, kỹ năng lắng nghe sẽ đi kèm với kỹ năng phân tích, đánh giá và đưa ra phản hồi. Như vậy, kỹ năng lắng nghe đóng vai trò rất quan trọng trong kết quả thành công của mỗi người. 

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe để trở thành người giao tiếp chuyên nghiệp  - ảnh 1

Lợi ích đạt được khi bạn biết lắng nghe

Khi đã có kỹ năng lắng nghe, bạn sẽ tiếp thu thông tin một cách nhanh chóng và tối ưu nhất. Qua đó, bạn có thể học hỏi hoặc thấu hiểu được người nói, từ đó đưa ra những lời phản hồi, giải đáp hoặc chiến lược phù hợp với thông tin đã nghe. Tuy nhiên, để có khả năng lắng nghe hiệu quả thì bạn phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài và liên tục. Lắng nghe không chỉ là việc “nói gì nghe đó” mà nó bao gồm những kỹ năng giúp bạn đạt được mục tiêu trong giao tiếp. 

Quá trình lắng nghe cũng chính là quá trình con người rèn luyện khả năng tập trung và nâng cao các kỹ năng giao tiếp. Có thể lắng nghe thông tin mà người khác nói sẽ giúp bạn tối ưu việc thu thập thông tin và nắm bắt vấn đề một cách thuận lợi. Như vậy, khả năng giao tiếp và tương tác giữa bạn với đối phương sẽ tốt hơn và việc đàm phán, giải quyết vấn đề dễ dàng, đạt kết quả cao hơn. Lắng nghe cũng là một sự tôn trọng với người nói, qua đó bạn sẽ tạo thiện cảm với đối phương trong những cuộc trò chuyện. Các xung đột theo đó cũng có thể giải quyết một cách hiệu quả. Đây chính là bước đệm quan trọng đưa những mối quan hệ trở nên khăng khít, bền vững hơn trong cuộc sống và công việc.

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe

Một cách lắng nghe hiệu quả sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày. Bởi, con người luôn có nhu cầu chia sẻ, mong muốn được đối phương lắng nghe. Vì vậy, kẻ biết lắng nghe chính là người nắm giữ ưu thế. Thực tế, người biết cách chủ động lắng nghe luôn là kẻ mạnh, còn kẻ yếu thường bị buộc phải nghe nên sẽ rơi vào những áp lực tàng hình. Khi bạn càng có tầm ảnh hưởng trong công việc, xã hội thì bạn càng phải rèn luyện kỹ năng lắng nghe. 

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe để trở thành người giao tiếp chuyên nghiệp  - ảnh 2

Trong công việc

Trong mọi ngành nghề từ luật sư, bác sĩ, kỹ sư, nhân viên, bán hàng, môi giới,... đều cần kỹ năng lắng nghe. Việc này không những giúp con người có thêm nhiều bài học kinh nghiệm, hiểu được thói quen, sở thích, tính cách, tâm tư tình cảm của đồng nghiệp, lãnh đạo, đối tác, khách hàng. Mà kỹ năng này còn đem đến những ý tưởng mới để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, nhanh chóng. Đặc biệt, kỹ năng lắng nghe rất quan trọng với các vị trí lãnh đạo, quản lý bởi nó sẽ giúp họ thấu hiểu suy nghĩ, mong muốn của nhân viên, từ đó tạo được sự gắn kết cũng như tăng hiệu quả công việc. 

Trong cuộc sống

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp còn là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ bền vững. Bởi, trong quá trình giao tiếp, con người muốn được người khác lắng nghe và muốn một nơi để trút bầu tâm sự. Do đó, hãy học cách lắng nghe, khích lệ và đưa ra các phương án giải quyết đúng cách thì cuộc trò chuyện sẽ rất thành công. Và bạn sẽ nhận được sự tin cậy, gắn bó từ đối phương. 

Lắng nghe cũng là một phương tiện hữu ích để giải quyết các xung đột. Trong quá trình xung đột, nếu bạn biết cách lắng nghe sẽ khiến đối phương cảm thấy vẫn được tôn trọng và sẽ cởi mở hơn với bạn. Theo đó, trạng thái căng thẳng được giảm bớt, nút thắt vấn đề dần được tháo gỡ và giải quyết. Như vậy, làm thế nào để có được kỹ năng lắng nghe? Cần phải rèn luyện khả năng này như thế nào? Những câu hỏi này sẽ được trả lời bởi những thông tin dưới đây.

Những nguyên tắc cơ bản giúp kỹ năng lắng nghe của bạn hoàn thiện hơn

1. Tập trung vào cuộc giao tiếp

Giao tiếp là quá trình tương tác hai chiều, bạn phải có sự tập trung nhất định vào câu chuyện thì mới có thể tiếp thu những thông tin của đối phương. Ngược lại, nếu bạn để ý những việc xung quanh hay không chú ý đến lời nói của đối phương thì cuộc trò chuyện có thể không đạt được hiệu quả cao, đối phương cũng cảm thấy khó chịu và mất thiện cảm với bạn. Vì vậy, hãy cố gắng tập trung vào cuộc trò chuyện và đừng làm việc riêng gây sự xao nhãng. 

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe để trở thành người giao tiếp chuyên nghiệp  - ảnh 3

2. Hạn chế ngắt lời người khác

Có thể chắc chắn rằng, một người có thói quen ngắt lời người khác thì không thể có kỹ năng lắng nghe tốt. Vậy, muốn lắng nghe một cách hiệu quả thì điều kiện kiên quyết là bạn phải để đối phương nói hết câu, hết ý và không ngắt lời họ giữa chừng. Bên cạnh đó, khi bạn ngắt lời đối phương sẽ khiến họ cảm thấy không được tôn trọng và không muốn chia sẻ nữa. Để hiểu được điều này, hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của người nói để cảm nhận. Chắc chắn bạn sẽ khó chịu nếu một người khác luôn cướp lời bạn. 

3. Thấu hiểu người nói

Không phải bất cứ điều gì, đối phương cũng nói ra bằng lời một cách trực tiếp cho bạn biết. Vì vậy, trong quá trình lắng nghe, bạn cũng nên quan sát và tìm ra những ẩn ý mà đối phương muốn thể hiện. Chẳng hạn, khi đang nói chuyện mà đối phương có ý rủ bạn đi ăn, có thể họ đang đói thì bạn không nên giữ họ lại mà hai người hãy cùng nhau đi ăn và tiếp tục cuộc trò chuyện. 

Chắc chắn rằng, ai cũng sẽ có thiện cảm với những người hiểu mình. Cùng với đó, việc phát hiện những ẩn ý trong lời nói cũng là cơ sở để bạn phản hồi một cách hợp lý nhất. Việc thấu hiểu người nói cũng giúp bạn tránh được những lời nói không phù hợp hay gây tổn thương cho họ. 

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe để trở thành người giao tiếp chuyên nghiệp  - ảnh 4

4. Không phán xét và áp đặt đối phương

Một nguyên tắc cơ bản nữa để tăng khả năng lắng nghe là bạn nên rèn luyện một tư tưởng cởi mở để có thể trở thành một chuyên gia trong việc lắng nghe. Lý do là, chẳng có ai muốn nói chuyện với một người luôn giữ tư tưởng bảo thủ, hay áp đặt và phán xét người khác, luôn đòi hỏi mọi người phải đồng thuận với ý kiến và quan điểm của bản thân.

Hãy luôn nhớ rằng, hạn chế cái tôi của mình trong khi giao tiếp với mọi người và cố gắng thấu hiểu con người thực sự của họ. Điều này không có nghĩa bạn không có quan điểm của riêng mình, nhưng quan điểm của bạn chưa chắc đã đúng. Vì vậy, hãy vừa có ý kiến riêng nhưng cũng phải tiếp thu ý kiến của người khác thì bạn mới có thể cải thiện được kỹ năng lắng nghe. 

5. Đặt câu hỏi đúng thời điểm

Nếu bạn chỉ im lặng lắng nghe thì người đối diện sẽ cảm thấy bạn chưa chú tâm vào cuộc trò chuyện hoặc họ nói nhưng bạn không hiểu. Vì vậy, hãy học cách đặt câu hỏi cho đối phương để họ thấy rằng bạn vẫn đang lắng nghe, theo dõi cuộc trò chuyện và hiểu những gì họ nói. Tuy nhiên, không phải câu hỏi nào cũng được chấp nhận bởi việc đặt câu hỏi cũng là một nghệ thuật. Ví dụ, bạn hãy đặt câu hỏi mang ý nghĩa đồng tình hoặc thể hiện sự ngạc nhiên như: “Đúng vậy sao?”, “Thật sao”,... như vậy đối phương vừa thấy bạn đang quan tâm tới câu chuyện lại vừa hiểu nội dung họ nói. 

Bên cạnh đó, việc đặt đúng câu hỏi sẽ giúp bạn thu thập thêm nhiều thông tin hơn từ đối phương về chủ đề đang nói đến. Hãy rèn luyện khả năng đặt câu hỏi một cách tinh tế nhất để trở thành một người biết lắng nghe và quan tâm đến mọi người. 

6. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Bên cạnh việc thể hiện bản thân đang tập trung và hiểu câu chuyện của đối phương bằng cách đặt câu hỏi thì việc bạn sử dụng ngôn ngữ hình thể khéo léo cũng rất hữu ích. Có thể sử dụng một số biểu cảm gương mặt như ngạc nhiên, vui vẻ, xúc động,... hoặc các hành động như gật đầu, ngồi hướng về đối phương,...

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe để trở thành người giao tiếp chuyên nghiệp  - ảnh 5

7. Thể hiện ý kiến cá nhân

Không phải cứ lắng nghe là bạn sẽ im lặng suốt cuộc hội thoại để nghe người khác nói. Làm như vậy sẽ khiến đối phương cảm giác như đang độc thoại. Do đó, bạn hãy khéo léo đưa vào câu chuyện các ý kiến cá nhân của mình bằng những câu từ ngắn gọn. Chẳng hạn như “Tôi hoàn toàn đồng ý”, “Tôi cũng vậy”, “Đó là ý kiến hay”,... Với những lời nhận xét từ bạn, đối phương sẽ cảm thấy bạn đang hứng thú với câu chuyện và sẽ chia sẻ nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, đừng thường xuyên sử dụng câu “Tôi biết rồi”, “Tôi hiểu rồi” ,... bởi đây là những dấu hiệu của việc kết thúc buổi trò chuyện.

Kỹ năng giao tiếp bao gồm kỹ năng nói và kỹ năng lắng nghe người khác nói. Việc các bên lắng nghe và thấu hiểu nhau sẽ giúp cuộc trò chuyện thành công và đạt được mục đích giao tiếp. Lắng nghe là một cách quan trọng để có thể nâng cao giá trị bản thân mình. Nếu bạn có kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp thì sẽ đem về nhiều lợi ích to lớn. Bởi vậy, hãy nhớ rằng luôn học hỏi, rèn luyện mỗi ngày để trở thành người biết lắng nghe và chuyên nghiệp khi giao tiếp. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

Kết luận 70% môi giới trên toàn quốc quay trở lại thị trường dễ gây hiểu lầm

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

9 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

9 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

9 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

9 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

9 giờ trước