meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ưu tiên bổ sung quỹ đất phát triển nhà ở xã hội

Thứ năm, 06/04/2023-23:04
Một trong những nguyên nhân khiến phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn là vấn đề về quỹ đất. Tháo gỡ vướng mắc từ cơ chế, chính sách đến quỹ đất là giải pháp đang được Bộ Xây dựng và các địa phương tích cực thực hiện.

Số liệu báo cáo của Bộ Xây dựng năm 2022 cho thấy nhu cầu NƠXH cho người thu nhập thấp, công nhân ở khu công nghiệp từ năm 2021-2025 là khoảng 1,3 triệu căn, trong giai đoạn 2021-2030 là khoảng 2,6 triệu căn hộ. 
Dù có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng việc phát triển NƠXH, nhà ở cho công nhân vẫn gặp không ít khó khăn; đặc biệt nhiều doanh nghiệp có tâm huyết thực hiện dự án NƠXH nhưng gặp trở ngại về thủ tục, chính sách, nguồn vốn, quỹ đất…

Khi phát triển nhà ở xã hội tại các ô đất thuộc quỹ 20% đất ở các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại ở nhiều tỉnh, thành phố phát sinh nhiều bất cập như quy định hiện hành chưa có quy định tỷ lệ % đất ở dành để phát triển nhà xã hội khi lập, thẩm duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chung…Do đó, thiếu tính chủ động khi bố trí quỹ đất, đề xuất dự án xây dựng nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu theo đúng chương trình, kế hoạch đặt ra.

Một số địa phương có tâm lý chỉ trông chờ vào 20% quỹ đất dành cho nhà ở xã hội có được thông qua phát triển các dự án nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị nên trở nên lúng túng, bị động, chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển NƠXH cho công nhân, chưa chủ động dành đủ quỹ đất để phát triển khi phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp.


 
 

Ngoài ra một số quy định cứng về diện tích cũng làm nhiều chủ đầu tư lách luật thông qua việc chia nhỏ dự án để hoặc nộp tiền hoặc không phát sinh nghĩa vụ phát triển quỹ đất cho nhà ở xã hội làm ảnh hưởng đến phát triển nhà ở xã hội.

Tính đến thời điểm hiện tại, việc phát triển NƠXH, nhà ở công nhân còn rất thấp so với mục tiêu đề ra. Cụ thể, hiện mới đạt 5,2 triệu m2/12,5 triệu m2, tương đương khoảng 41,6% của “Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30-11-2011.
NƠXH là nhu cầu của người dân, người lao động, là yêu cầu của bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy, cần sớm có giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua để quá trình triển khai thực hiện các chính sách về NƠXH đạt mục tiêu đề ra.

Theo các doanh nghiệp và chuyên gia, bản chất nhà ở xã hội hiện nay thiếu do không có quỹ đất. Vì khi làm nhà ở xã hội, các doanh nghiệp cần quỹ đất để phát triển, thủ tục đất đai thông thoáng để dự án sớm triển khai và có nguồn vốn vay ưu đãi.

Do đó, để đẩy nhanh tốc độ phát triển nhà xã hội theo đề án đến năm 2030 là hoàn thành 1.062.200 căn hộ nhà ở xã hội, nhà công nhân, nhà nước cần có quỹ đất sạch cho chủ đầu tư. 


 
 

Chính phủ cần có chế tài với những địa phương chậm phát triển nhà ở xã hội để các địa phương phải khẩn trương vào cuộc. Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra, rà soát các dự án, các quỹ đất phát triển nhà ở xã hội của các địa phương, nhất là các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.. trong thời gian qua là cần thiết để có thể nhìn nhận và đánh giá lại tổng thể hiệu quả quỹ đất nhà ở xã hội đã sử dụng hoặc chưa qua sử dụng, từ đó có phương án hợp lý trong tương lai.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần khẩn trương hoàn thành việc lập, sửa đổi, bổ sung Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của các địa phương, trong đó làm rõ các mục tiêu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp để phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2021, làm cơ sở để chấp thuận đầu tư các dự án.

Việc tạo được quỹ đất có vai trò quyết định. Do vậy, nút thắt lớn về cơ chế trong tạo quỹ đất cần sớm được tháo gỡ. Các địa phương phải có trách nhiệm công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội cho các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất đầu tư; cân đối bố trí ngân sách địa phương để khuyển khích, ưu đãi thêm để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn.

Quy hoạch, bố trí các dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân độc lập tại các vị trí phù hợp, thuận tiện có quy mô lớn, đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng...

nha-o-xa-hoi-1662688195-1680797750.jpg
Một trong những nguyên nhân khiến phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn là vấn đề về quỹ đất.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng: “Để giải quyết được bài toán nhà ở xã hội cần thiết phải gắn kết các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước và luật pháp lại với nhau. Cách tốt nhất là Nhà nước nên thu tiền của các doanh nghiệp, tự quy hoạch ra một vùng và cho đấu thầu để xây dựng nhà ở xã hội”. Nghĩa là Nhà nước phải cùng đồng hành với doanh nghiệp, đảm bảo được vấn đề kết nối hạ tầng đồng bộ, đáp ứng đúng nhu cầu cần thiết của người dân, phải đảm bảo được chất lượng cho nhà ở xã hội, xóa bỏ thành kiến “nhà ở xã hội giá rẻ là kém chất lượng".

Giải quyết được vấn đề quỹ đất, bài toán phát triển nhà ở xã hội cơ bản được tháo gỡ, giải quyết. Sẽ tạo ra bức tranh về nhà ở xã hội đáp ứng được nhu cầu của người dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp. Nhất là sau khi Chính phủ có loạt động thái gỡ khó cho nhà ở xã hội mới đây, đặc biệt là về vốn vay ưu đãi, đây sẽ là phân khúc vực dậy thị trường các chủ đầu tư lựa chọn./.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Năm 2025 Hà Nội khởi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị có vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

12 giờ trước

Nvidia mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam: Cơ hội cho lao động công nghệ

12 giờ trước

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

12 giờ trước

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

12 giờ trước

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

12 giờ trước