meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tỷ phú Trần Đình Long “hốt bạc” khi đẩy mạnh làm bất động sản

Thứ ba, 26/09/2023-15:09
Chủ tịch HĐQT Hòa Phát - tỷ phú Trần Đình Long cho biết, không ai làm thép mãi, Hòa Phát phải làm đa ngành và bất động sản chính là một hướng đi trong chiến lược đa ngành đó, ở cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2021 của doanh nghiệp.

Dấu chân tỷ USD của doanh nhân Trần Đình Long

Theo Dân trí, Tập đoàn Hòa Phát - đây là doanh nghiệp được dẫn đát bởi tỷ phú Trần Đình Long vừa đề xuất phương án bố trí mặt bằng quy hoạch cảnh Bãi Gốc, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. 

Cụ thể, theo như quy hoạch tổng thể thì khu cảng này có chức năng phục vụ trực tiếp nhu cầu hình thành cũng như phát triển khu công nghiệp Bãi Gốc, liên hiệp lọc dầu, luyện kim và ngành năng lượng, có bến tổng hợp, hàng rời, hàng khó hoặc lỏng. 

Và tập đoàn cũng bố trí mặt bằng quy hoạch bao gồm quy mô bến cảng, công suất, đê chắn sóng, quy mô nhà máy thép; phân tích ưu, nhược điểm của từng phương án cũng như đề xuất phương án khả thi,... Như thế, việc bố trí mặt bằng khu vực cảng được phân chia riêng biệt cho các khu chức năng như cảng đầu, cảng phục vụ nhà máy thép, bến cảng tổng hợp và bến công vụ,...




Dấu chân tỷ USD của doanh nhân Trần Đình Long
Dấu chân tỷ USD của doanh nhân Trần Đình Long

Cũng theo đó, động thái mới nhất của Hòa Phát nằm ở trong kế hoạch đầu tư khoảng 5 tỷ USD (120.000 tỷ đồng) ở Phú Yên và liên quan đến 4 dự án thuộc Khu Kinh tế Nam Phú Yên. Cảng Bãi Gốc chính là một trong 4 dự án đó, còn lại sẽ là Khu Công nghiệp Hòa Tâm, Khu liên hợp gang thép Hòa Phát ở Khu công nghiệp Hòa Tâm cùng với dự án khu thương mại - dịch vụ.

Kế hoạch đầu tư một số dự án ở Phú Yên cũng đã khuấy động thông tin của Hòa Phát trong lĩnh vực bất động sản vốn dĩ đã khá yên ắng từ đầu năm đến hiện tại. Thời điểm trước đó, hồi tháng 2, tập đoàn này đã cùng với Tổng Công ty Đầu tư Hợp Nghĩa là liên danh duy nhất đạt được yêu cầu sơ bộ về năng lực và kinh nghiệm thực hiện dự án Khu dân cư nông thôn sinh thái Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Tổng mức đầu tư dự kiến là hơn 5.600 tỷ đồng. 

Hay như vào tháng 6, công ty con của Hòa Phát cũng là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện Khu đô thị Minh Hải - Phan Đình Phùng ở Hưng Yên với vốn đầu tư hơn 3.200 tỷ đồng. 

Rồi ai cũng chuyển hướng sang làm bất động sản

Chủ tịch HĐQT Hòa Phát - tỷ phú Trần Đình Long cho biết, không ai làm thép mãi, Hòa Phát phải làm đa ngành và bất động sản chính là một hướng đi trong chiến lược đa ngành đó, ở cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2021 của doanh nghiệp. 

Trên thực tế thì Tập đoàn này đã tham gia vào mảng bất động sản được hơn 20 năm với 2 lĩnh vực chính đó là khu công nghiệp, đô thị. 

Những khu công nghiệp của tập đoàn này chú trọng ở Hưng Yên, Hà Nam. Và theo thông tin tổng kết hồi cuối năm 2021, Hòa Phát đã khai thác 3 khu công nghiệp với tổng diện tích là hơn 1.100ha sau thời gian 20 năm đầu tư mảng này. 

Còn đối với nhà ở, tập đoàn  này còn có một số dự án ở Cầu Giấy, Hoàng Mai, Đống Đa cùng một đô thị lớn với diện tích là 262ha ở Hưng Yên. 

Mặc dù tham gia gần 2 thập kỷ nhưng mãi đến năm 2020,  Hòa Phát mới xác định bất động sản là mảng kinh doanh chính bên cạnh mảng thép. Tổng công ty bất động sản được thành lập và là 1 trong 5 tổng công ty chủ chốt của Tập đoàn. 




Năm 2022, bất động sản đóng góp tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận Hòa Phát
Năm 2022, bất động sản đóng góp tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận Hòa Phát

Để có thể gia tăng quỹ đất thì tỷ phú Trần Đình Long đã từng xác định hướng đi là tham gia đấu thầu, phát triển dự án ở các địa phương. Ông Long cũng nói rõ hướng đi này có triển vọng tốt là bởi vì doanh nghiệp tham gia đầu tư từ đầu, công ty cũng có tiềm năng cho nên không chịu áp lực về mặt tài chính. 

Đưa ra lý giải về chiến lược này, Chủ tịch Hòa Phát đã nói về việc phát hành trái phiếu diễn ra một cách nhẹ nhàng cho nên doanh nghiệp bất động sản nhiều tiền đã đi mua nhiều dự án dẫn đến việc giá đất tăng. Chính vì thế mà Hòa Phát chưa mua dự án bất động sản nào. 

Vào đầu năm 2023, cũng trong cuộc họp với cổ đông, ông Trần Đình Long đã tiếp tục cập nhật định hướng này. Đánh giá về khu công nghiệp, ông Long thừa nhận là không đem quá nhiều tiền nhưng nó ổn định, tỷ suất lợi nhuận lại không hề tồi. Lại có kinh nghiệm cho nên Hòa Phát sẽ vừa triển khai những khu công nghiệp đang có, vừa mua lại hoặc là xin mới để có thể mở rộng 4 - 6 khu nữa, cho đến năm 203 thì sẽ có 10 khu công nghiệp. 

Đối với khu đô thị thì Hòa Phát vẫn tiếp tục đăng ký đầu tư ban đầu ở những địa phương và hoàn thiện thủ tục. Cũng theo ông Long, cách làm này có thể rất lâu tuy nhiên Hòa Phát sẽ bình tĩnh làm và không đặt mục tiêu là phải có bao nhiêu hecta. Công ty này cũng đang tiến hành đẩy mạnh pháp lý cho nên không bỏ nhiều tiền mua dự án. Tương lai cũng có thể bỏ tiền mua dự án khác tuy nhiên thời điểm này thì sẽ chưa. 

Đối với hướng đi đấu thầu, trong mấy năm qua, Hòa Phát đã đề xuất đầu tư, tài trợ quy hoạch những dự án diện tích hàng trăm ha ở nhiều tỉnh, thành như là Khánh Hòa, Hải Dương, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Đắk Nông,... Vào năm 2022, Hòa Phát đã tham gia vào việc đấu thầu các dự án nhà ở Bắc Giang, Phú Thọ, Hưng Yên. 

Tổng Công ty bất động sản có 3 công ty con ở trong lĩnh vực này bao gồm Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát (vốn điều lệ ghi nhận 6.500 tỷ đồng), Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát Hà Nội (vốn điều lệ ghi nhận 550 tỷ đồng) và Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát Sài Gòn (vốn điều lệ ghi nhận 500 tỷ đồng). Bên cạnh đó, công ty còn có các công ty cấp 2, cấp 3, cấp 4. 

Vào năm 2022, tỷ phú Trần Đình Long đã nhìn nhận ngành bất động sản từ nóng chuyển sang nguội đàn và lại đóng băng vào cuối năm. Dù là ngành chủ chốt nhưng trong năm 2022, bất động sản chỉ chiếm 1% tỷ trọng doanh thu, 3% tỷ trọng lợi nhuận của Hòa Phát. 

Theo báo cáo của tập đoàn này cho thấy, doanh thu bất động sản năm 2022 giảm 59% còn lợi nhuận giảm 41% (đạt chỉ tiêu so với kế hoạch được giao). Cụ thể là doanh thu đạt mức 686 tỷ đồng, lợi nhuận thuần đạt 299 tỷ đồng.

Và dù kết quả giảm so với năm trước nhưng tỷ trọng vẫn nhỏ trong cơ cấu kinh doanh của tập đoàn tuy nhiên hiệu quả kinh doanh bất động sản là khá tốt. Công ty cứ thu về 2 đồng thì sẽ lãi 1 đồng. Biên lợi nhuận sau thuế đạt mức gần 47%, so với năm trước tăng nhiều so với mức 31%. 

Và một lợi thế của doanh nghiệp ông Trần Đình Long làm bất động sản chính là doanh nghiệp luôn sẵn tiền. Lượng tiền mặt, tiền nhàn rỗi mỗi năm đều ở mức cao. Vào năm 2022, con số này gần 34.000 tỷ đồng, chiếm 43% tổng tài sản ngắn hạn. 

Vòng xoáy biến động gặp nhiều thách thức

Ghi nhận, Hòa Phát được định hướng trở thành doanh nghiệp đa ngành với 5 lĩnh vực khác nhau. Vào năm 2022, bất động sản và điện máy gia dụng đạt được mục tiêu đề ra, ngành điện lạnh ghi nhận đạt gấp đôi kế hoạch. Mặc dù vậy thì ngành thép giảm 76% lợi nhuận, nông nghiệp giảm 92% so với cùng kỳ. 

Tỷ phú Trần Đình Long gọi năm 2022 là một năm vòng xoáy biến động của chiến tranh, lãi suất và lạm phát, tỷ giá. Trong đó thì bất động sản từ nóng chuyển sang nguội đần, đóng băng vào cuối năm. Còn tỷ giá, lãi suất cũng lên cơn sốt chưa từng có và chỉ hạ nhiệt vào tháng 12/2022. Và Hòa Phát cũng lần đầu tiên ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ sâu liên tiếp trong 6 tháng cuối năm 2022. 




Kết quả kinh doanh mảng bất động sản của Hòa Phát
Kết quả kinh doanh mảng bất động sản của Hòa Phát

Khi nhìn nhận lại, khó khăn của ngành bất động sản không chỉ ảnh hưởng riêng nó. Thực tế thì thép cũng bị ảnh hưởng lớn theo bất động sản mà đây lại là mảng kinh doanh đang đem lại mức lợi nhuận cao cho Hòa Phát. Trong năm 2022, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của mảng này lần lượt chiếm 94% và 95% cơ cấu.

Đứng trước tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản từ cuối năm 2022, Hòa Phát đã điều tiết sản xuất theo cung - cầu thị trường theo hướng giảm vòng quay hàng tồn kho, tiết giảm được chi phí sản xuất. Hòa Phát cũng kỳ vọng đầu tư công sẽ là động lực để thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thép ở trong thời gian sắp tới.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

12 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

12 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

12 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

12 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

12 giờ trước