meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lý do nào khiến khối ngoại “quay xe” mua ròng “cổ phiếu quốc dân” Hòa Phát 8 tháng liên tiếp?

Thứ ba, 27/06/2023-23:06
Tính từ đầu năm, khối ngoại đã mua ròng lũy kế lên đến 4.300 tỷ đồng và đưa HPG trở thành cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất trên sàn chứng khoán.

Theo Nhịp sống thị trường, sau giai đoạn mua ròng mạnh kéo dài từ tháng 11/2022 đến đầu năm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã quay xe xả hàng mạnh từ đầu quý 2 với giá trị bán ròng trên sàn HoSE lên đến hơn 6.300 tỷ đồng. Trái ngược với bối cảnh đó, cổ phiếu Hòa Phát (mã HPG) lại bất ngờ được mua gom mạnh.

Tính từ đầu tháng 6 đến nay, nhà đầu tư ngoại đã mua ròng hơn 1.200 tỷ đồng với cổ phiếu đầu ngành thép này, trong đó có chuỗi 13 phiên liên tiếp vừa qua. Con số này đã đẩy giá trị mua ròng lũy kế từ đầu năm lên đến 4.200 tỷ đồng và đưa “cổ phiếu quốc dân” trở thành mã được mua ròng mạnh nhất sàn chứng khoán.

Nếu xu hướng này được duy trì đến cuối tháng, cổ phiếu HPG sẽ có 8 tháng liên tiếp được khối ngoại mua ròng. Đây là điều khá bất ngờ bởi cổ phiếu này từng bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng “không thương tiếc” trong thời gian dài trước đó.


 
 

Thậm chí, năm 2021 HPG còn là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trên sàn chứng khoán với giá trị lên đến gần 19.000 tỷ đồng. Thực tế, xu hướng này vẫn kéo dài cho đến quá nửa đầu năm 2022 trước khi đảo chiều từ tháng 11. Tính chung trong cả năm ngoái, khối ngoại vẫn bán ròng gần 4.200 tỷ đồng đối với HPG mặc dù đã mua ròng mạnh trong 2 tháng cuối năm.

Nhà đầu tư ngoại quay xe mau ròng mạnh vào đúng giai đoạn cổ phiếu HPG đang lao dốc xuống đáy dài hạn với mức định giá hiếm thấy (P/B về dưới 1). Theo đó, động lực từ tiền ngoại đã đưa cổ phiếu đầu ngành thép nhanh chóng hồi phục trở lại.

Sau đó, cường độ mua ròng đã hạ nhiệt nhưng khối ngoại vẫn vào tiền đều và giúp cổ phiếu HPG đi ngang tích lũy trước khi tiếp tục bứt phá. Tiền ngoại gia tăng mạnh kể từ đầu tháng 6 cũng là giai đoạn mà cổ phiếu đầu ngành thép “nhấn ga” tăng tốc để leo lên vùng đỉnh 1 năm.


Động lực từ tiền ngoại đã nhanh chóng đưa cổ phiếu đầu ngành thép hồi phục trở lại
Động lực từ tiền ngoại đã nhanh chóng đưa cổ phiếu đầu ngành thép hồi phục trở lại

Với vị thế là cổ phiếu đầu ngành thép cùng với quy mô vốn hóa lớn, lượng cổ phiếu lưu hành và trôi nổi thuộc hàng nhất nhì sàn chứng khoán Việt Nam, HPG gần như đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để “lọt vào mắt xanh” của các quỹ ngoại lớn trên thị trường. Hàng loạt cá mập tên tuổi lớn như Dragon Capital, VinaCapital, LionGlobal Vietnam Fund… đều không có nhiều lựa chọn khả dĩ hơn cổ phiếu quốc dân này.

Giai đoạn khó khăn nhất đã qua, triển vọng đầy lạc quan

Bên cạnh yếu tố cung cầu, triển vọng phục hồi của ngành thép trong tương lai nói chung và Hòa Phát nói riêng có thể trở thành yếu tố thu hút khối ngoại trở lại. Không chỉ riêng lãnh đạo doanh nghiệp trong ngành, mà nhiều đơn vị phân tích cũng nhận định rằng giai đoạn khó khăn nhất đối với ngành thép đã qua.

Trên thực tế, ngành thép nói chung đang đón nhận một số tín hiệu tích cực. Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, sản lượng thép sản xuất trong tháng 5 đạt 2 triệu tấn, tăng 3,1% so với tháng trước đó. Thậm chí, sản lượng xuất khẩu còn tăng trưởng ấn tượng 29,7% so với tháng trước, đạt 822,657 tấn, cao hơn gần 52% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đối với riêng Hòa Phát, sản lượng bán các sản phẩm thép (thép xây dựng, thép cuộn cán nóng và phôi thép) trong tháng 5 đạt 530.000 tấn, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tăng 16% so với tháng 4 trước đó. Đây cũng là mức tiêu thụ thép cao nhất của doanh nghiệp đầu ngành thép tính từ đầu năm.


 
 

Việc tiêu thụ thép dần hồi phục đã phần nào củng cố thêm cơ sở để các nhà sản xuất thép tái khởi động lại các lò cao đã đóng hồi cuối năm ngoái khi thị trường ảm đạm. Không chỉ riêng Hoàn Phát, được biết, Pomina cũng đã có kế hoạch mở lại lò cao, thậm chí còn dự định tăng vốn để bổ sung nguồn lực mở rộng sản xuất kinh doanh.

Vẫn còn nhiều thách thức trong ngắn hạn

Về dài hạn, không thể phủ nhận triển vọng tương đối lạc quan đối với ngành thép, tuy nhiên, những thách thức trong ngắn hạn cũng không ít. Sau khi phục hồi mạnh từ đáy vào nửa đầu tháng 6, giá thép thanh vằn tại thị trường Trung Quốc đã quay đầu giảm trong khoảng 2 tuần trở lại đây. Agriseco cho biết, giá thép thế giới có thể đi ngang trong nửa cuối năm nay do triển vọng kinh tế toàn cầu kém khả quan và thị trường bất động sản ở Trung Quốc vẫn ảm đạm.

Còn tại thị trường trong nước, nhu cầu mặc dù có sự phục hồi từ đáy nhưng vẫn còn yếu đã gây áp lực lên giá thép ngay cả trong giai đoạn mặt hàng này trên thị trường thế giới phục hồi. Kể từ đầu tháng 4 đến nay, giá thép xây dựng trong nước đã có 11 lần điều chỉnh giảm liên tiếp. Theo Agriseco, tiêu thụ thép xây dựng trong quý 2/2023 vẫn sẽ yếu do thị trường bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn.

Tương tự, VNDirect cũng cho rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá thị trường bất động sản sẽ “rã đông” khi hiệu quả thực tế triển khai các chính sách vẫn còn bỏ ngỏ cũng như nhiều điểm nghẽn chưa được giải quyết triệt để. Nhu cầu ảm đạm kéo dài của lĩnh vực xây dựng dân dụng nội địa sẽ gây tác động đáng kể đối với nhu cầu vật liệu xây dựng, tổng nhu cầu thép trong nước dự báo vẫn tăng trưởng âm một chữ số vào năm 2023.

Câu chuyện thúc đẩy giải ngân đầu tư công trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ là cú huých cho sự tăng trưởng nhu cầu sắt thép phục vụ xây dựng, trong đó Hòa Phát được hưởng lợi rõ rệt nhất trong nhóm doanh nghiệp thép. Tuy nhiên, VCBS cho rằng, tỷ trọng tiêu thụ thép trong đầu tư công là không đáng kể, chỉ khoảng 10 - 15% và tốc độ giải ngân vốn đầu tư công hiện nay còn khá chậm, do đó kỳ vọng về tăng trưởng tiêu thụ sẽ khó có thể phục hồi mạnh trong năm nay.
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

18 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

21 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

1 ngày trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

1 ngày trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

1 ngày trước