Cổ phiếu quốc dân Hòa Phát (HPG) âm thầm leo dốc, tăng 85% chỉ sau nửa năm
BÀI LIÊN QUAN
Hòa Phát tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023: Dành toàn bộ lợi nhuận cho sản xuất kinh doanh, không chia cổ tứcHòa Phát ứng biến ra sao khi cùng lúc chịu 4 “cú đấm” mạnh từ thị trường?VNDirect: Quý 1/2023, Hòa Phát có thể tiếp tục thua lỗTheo Nhịp sống thị trường, thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần tăng điểm ấn tượng, mức giá cả nhiều cổ phiếu đã diễn biến tích cực. Đáng chú ý, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã vượt qua ngưỡng quan trọng, đạt 22.350 đồng/cổ phiếu - mức giá cao nhất trong vòng 8 tháng qua.
Tính từ vùng đáy ngắn hạn hồi tháng 11 năm ngoái, thị giá HPG đã âm thầm đi lên, chỉ sau nửa năm đã tăng đến 85%. Trong giới đầu tư, Hòa Phát luôn được nhắc đến là “cổ phiếu quốc dân” bởi giao dịch luôn sôi động dù là khi thị trường chung thăng hoa hay ảm đạm.
Chỉ trong 20 phiên gần nhất, giá trị giao dịch bình quân của HPG lên đến hơn 370 tỷ đồng/phiên, chỉ sau DIG và SSI. Trong phiên cuối tuần ngày 12/5, hơn 45,2 triệu cổ phiếu HPG giao dịch thành công, tổng giá trị vượt ngưỡng 1.005 tỷ đồng, bỏ xa những cổ phiếu xếp ở phía sau. Vì thế, HPG như một lẽ hiển nhiên đã lọt vào tầm ngắm của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, từ những công ty chứng khoán cho đến những quý đầu tư chuyên nghiệp, thậm chí cả các doanh nghiệp “tay ngang” nhờ thanh khoản cao và là mã chứng khoán doanh nghiệp đầu ngành.
Trong thời gian qua, diễn biến thăng hoa của HPG đã mang đến liều thuốc an thần cho nhiều nhà đầu tư trên thị trường. Những khoản lỗ được trích lập vào cuối quý 1 đã phần nào giảm bớt được tính riêng tư từ thời điểm 31/3/2023 (thời điểm lập BCTC) cho đến hiện tại, thị giá HPG đã tăng 7,5%.
Loạt công ty chứng khoán và “cá mập” đua nhau ôm cổ phiếu HPG
Tính đến thời điểm cuối quý 1 năm nay, Chứng khoán Trí Việt (TVB) là công ty chứng khoán ôm nhiều cổ phiếu HPG nhất. Giá gốc tính tại thời điểm ngày 31/3 là hơn 171 tỷ đồng dưới dạng tài sản tài chính sẵn sàng bán (AFS). Khoản đầu tư này hiện đã âm gần 81 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (TVC) tính đến cuối quý 1/2023 cũng đang đầu tư cổ phiếu HPG với tổng giá trị gốc là hơn 1.301 tỷ đồng; tuy nhiên giá trị hợp lý chỉ chưa đến 1.016 tỷ, tương ứng với mức lỗ 293 tỷ đồng. Đáng chú ý, TVC nắm hơn 897 tỷ đồng giá gốc cổ phiếu HPG với giá trị hợp lý chưa đến 623 tỷ đồng, tương ứng với mức lỗ 31% ( lỗ đến 274 tỷ đồng).
Tuy nhiên, khoản lỗ của TVB và TVC hiện đều đã giảm đi phần nào nhờ phục hồi sau hơn 1 tháng của thị giá. Nếu khoản đầu tư vào HPG vẫn giữ nguyên về khối lượng, hiện tại TVB chỉ còn lỗ 43% (tương đương 73 tỷ) còn TVC lỗ hơn 25% (tương đương 227 tỷ). Đây được coi là tia nắng hiếm hoi trong bức tranh kinh doanh có phần u ám của 2 công ty này.
Không chỉ các công ty chứng khoán mà nhiều quỹ đầu tư lớn trên thị trường cũng “ôm” HPG. Điển hình là quỹ tỷ USD VEIL Dragon Capital; dù đã bán ra một lượng lớn ngay từ đầu năm nhưng HPG hiện tại vẫn đang nằm trong top các khoản đầu tư lớn nhất của quỹ ngoại này. Tính tại thời điểm 4/5, khoản đầu tư vào HPG đang chiếm 7,33% NAV của quỹ, con số này tương ứng giá trị lên đến gần 122 triệu USD (tương đương 3.000 tỷ đồng).
Ngoài ra, tính đến cuối tháng 3/2023, HPG còn là khoản đầu tư lớn thứ hai trong danh mục của VOF VinaCapital khi chiếm tỷ trọng 9,8%, chỉ xếp sau ACB (13,7%) cùng với KDH (10%). Tính đến ngày 31/3, VOF có quy mô NAV là hơn 1,03 tỷ USD, tương ứng khoản đầu tư vào cổ phiếu HPG tại cùng thời điểm có giá trị xấp xỉ 100 triệu USD (tương đương 2.500 tỷ đồng).
Bên cạnh các quỹ chủ động, nhiều ETF cũng có cổ phiếu HPG trong danh mục đầu tư bởi đặc thù đầu tư thụ động theo một chỉ số nhất định. Với lợi thế của cổ phiếu đầu ngành, quy mô vốn hóa lớn và thanh khoản dồi dào, dễ dàng mua/bán với khối lượng lớn, HPG thường xuyên nằm trong các rổ chỉ số quan trọng như VN30-Index, FTSE Vietnam Index hay MVIS Vietnam Index,...
Hấp dẫn với cả doanh nghiệp tay ngang
Những doanh nghiệp tay ngang cũng mang tiền nhàn rỗi đi đầu tư chứng khoán, bao gồm cổ phiếu HPG. Nổi bật nhất là Hóa An (DHA), doanh nghiệp này đang mang hàng chục tỷ đồng mua hàng triệu cổ phiếu HPG.
Sau quý 1/2023, khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh của doanh nghiệp này so với thời điểm đầu năm không thay đổi quá nhiều. Giá gốc của khoản đầu tư này là 88,5 tỷ đồng, trong đó đầu tư vào HPG đã chiếm đến hơn 80 tỷ đồng. Điều đáng nói, công ty này đã trích lập dự phòng 35,7 tỷ đồng, con số này tương ứng với tạm lỗ hơn 40 tỷ đồng. Nếu vẫn giữ nguyên đến thời điểm hiện tại, khoản lỗ của DHA đã giảm đi được vài tỷ đồng.
Không hề kém cạnh, CTCP Đầu tư CMC (mã chứng khoán CMC) cũng đầu tư cổ phiếu HPG. Đặc biệt, khoản cổ phiếu HPG nắm giữ của công ty này ghi nhận lỗ hơn 1 tỷ đồng và thuộc top mức lỗ lớn nhất trong hoạt động đầu tư chứng khoán của CMC. Việc thị giá HPG hồi phục trong thời gian gần đây đã giúp CMC giảm bớt đôi chút gánh nặng dự phòng giảm giá chứng khoán.
Tuy nhiên, việc danh mục phục hồi chỉ xảy ra trong trường hợp các tổ chức, nhà đầu tư cá nhân kiên trì nắm giữ cổ phiếu HPG. Thực tế cho thấy, cổ phiếu của doanh nghiệp đầu ngành thép cũng liên tục trồi sụt từ đầu năm đến nay. Khoản lỗ dù đã được giảm nhưng không đáng là bao so với khoản lỗ đang phải dự phòng. Đặc biệt, giá trị cổ phiếu HPG vẫn còn cách 49% giá trị nếu so sánh với vùng đỉnh thiết lập tháng 10/2021.